NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định gia đoạn từ 01/7/2014 đến 31/12/2018;
- Nghiên cứu về công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định giai đoạn từ 01/7/2014 đến 31/12/2018;
- Nghiên cứu về năng lực, chuyên môn đối với cán bộ làm công tác chuyên môn trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định giai đoạn từ 01/7/2014 đến 31/12/2018;
- Nghiên cứu về sự hiểu biết của một số người dân tại khu vực nghiên cứu về nội dung chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định giai đoạn từ 01/7/2014 đến 31/12/2018.
- Nghiên cứu về thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến công tác chuyển quyền trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định giai đoạn từ 01/7/2014 đến 31/12/2018
……
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong giai đoạn từ ngày 01/7/2014 đến 31/12/2018.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vụ Bản - Công tác quản lý và sử dụng đất huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
2.3.2. Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất của huyện Vụ Bản giai đoạn từ ngày 01/7/2014 đến hết năm 2018. từ ngày 01/7/2014 đến hết năm 2018.
- Đánh giá kết quả chuyển đổi quyền sử dụng đất - Đánh giá kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất - Đánh giá kết quả thừa kế quyền sử dụng đất
- Đánh giá kết quả tặng cho quyền sử dụng đất
- Đánh giá kết quả góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
- Tổng hợp phân tích và đánh giá kết quả thực hiện các hình thức chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Vụ Bản giai đoạn từ ngày 01/7/2014 đến 31/12/ 2018;
2.3.3. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân huyện Vụ Bản về chuyển quyền sử dụng đất chuyển quyền sử dụng đất
- Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân huyện Vụ Bản tại khu vực nghiên cứu về những quy định chung của chuyển QSDĐ.
- Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân huyện Vụ Bản tại khu vực nghiên cứu về các hình thức chuyển QSDĐ.
- Tổng hợp, phân tích và đánh giá về sự hiểu biết của các đối tượng tại khu vực nghiên cứu về các hình thức chuyển quyền SDDĐ.
2.3.4. Đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn nghiên cứu. cao hiệu quả công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu số liệu có liên quan đến công tác chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn từ 01/7/2014 đến 31/12/2018 trên địa bàn toàn huyện Vụ Bản;
- Chọn điểm nghiên cứu là 04 xã, thị trấn để thực hiện điều tra nghiên cứu chi tiết:
Trong đó: Chọn 01 Thị trấn Gôi và 01 xã Kim Thái đại diện cho khu vực trung tâm huyện;
Chọn 02 xã đại diện cho vùng xa trung tâm là xã Hiển Khánh và xã Vĩnh Hào.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các báo cáo và các văn bản đã được công bố.
- Thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài tại các phòng ban của cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường,Chi nhánh Văn phòng đăng ký QSD đất tại huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính ngân sách, Cơ quan Thanh tra huyện...và UBND các xã, thị trấn…
- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, hiện trạng quản lý và sử dụng đất của huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu được thu thập thông qua phiếu điều tra.
Điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý (20 phiếu) gồm: cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vụ Bản (6 phiếu), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (10 phiếu), Cán bộ địa chính xã (4 phiếu);
Điều tra phỏng vấn người dân SDĐ tại các khu vực nghiên cứu (tổng 120 phiếu): 30 phiếu/xã, thị trấn;
Điều tra theo mẫu phiếu điều tra với tổng 140 phiếu để thu thập số liệu phục vụ cho việc đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển QSDĐ và sự hiểu biết của cán bộ và người dân trên địa bàn huyện Vụ Bản về vấn đề chuyển QSDĐ.
2.4.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích so sánh để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra của đề tài.
Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm Excel và thành lập được các bảng bảng số liệu, biểu đồ.
2.4.5. Phương pháp so sánh
Số liệu sau khi được tổng hợp sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu với các quy định của ngành, so sánh giữa các khu vực nghiên cứu.
2.4.6. Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực này để tiến hành thực hiện đề tài một cách có hiệu quả;