Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện vụ bản, tỉnh nam định giai đoạn từ 01 7 2014 đến 31 12 2018 (Trang 93)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4.2. xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyển

trên địa bàn huyện Vụ Bản

Qua quá trình nghiên cứu nhận thấy sự hiểu biết của người dân huyện Vụ Bản vẫn còn nhiều hạn chế, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn. Do đó trong thời gian tới Huyện Vụ Bản cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, giúp người dân hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời giúp giảm bớt tranh chấp, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương. Hoạt động tuyên truyền cần triển khai rộng rãi, dưới các hình thức như: tổ chức hội nghị, tập huấn, đối thoại, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, tư vấn pháp luật...

Thường xuyên củng cố, tăng cường nâng cao năng lực lãnh đạo cũng như năng lực làm việc cho các cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý đất đai. Thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, thái độ tận tình trong công tác tiếp dân. Có được sự phối hợp của cán bộ quản lý và người dân thì việc hoạt động các dịch vụ hành chính công cũng như quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai có thể đạt đến độ hoàn chỉnh được.

Cần phải có các quy định khen thưởng và xử phạt đối với các đối tượng thực hiện tốt và đối tượng vi phạm các quy định trong lĩnh vực đất đai. Có cán bộ thanh tra, kiểm tra khắt khe đối với các cán bộ làm việc trong lĩnh vực đất đai, vì đây là lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều vấn đề liên quan tới việc quan liêu, tham nhũng của các cán bộ quản lý đất đai.

Có những chính sách riêng để đầu tư, phát triển hạ tầng cơ sở, trang thiết bị phục vụ cho lĩnh vực quản lý đất đai. Có những chính sách khuyến khích và thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực quản lý đất đai. Cần đầu tư hơn nữa trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn toàn huyện.

Có một hệ thống quản lý, lưu hồ sơ đăng ký thủ tục đất đai khoa học, đảm bảo tính thống nhất có hiệu quả, an toàn và bí mật. Sử dụng các phần mềm khoa học

để quản lý nguồn cơ sở dữ liệu đất đai khoa học, hiệu quả cao trong công việc. Chú trọng trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và nhà ở tạo điều kiện cho việc tính thuế, xác định giá cả các loại đất đai và nhà ở hợp lý hơn, chính xác hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình điều tra, nghiên cứu về công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Vụ Bản giai đoạn từ 01/7/2014 đến 31/12/2018, tôi xin rút ra một số kết luận như sau:

1. Công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Vụ Bản trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Đất đai được quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn, quyền lợi và nghĩa vụ của người SDĐ được tôn trọng và thực thi theo đúng pháp luật. Công tác quản lý nhà nước về đất đai đã giúp chính quyền các cấp sử dụng quỹ đất hợp lý, hiệu quả theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt.

2. Giai đoạn từ 01/7/2014 đến 31/12/2018 toàn huyện có tổng số 4.448 trường hợp chuyển QSDĐ, với diện tích 124,65 ha, tập trung vào các hình thức Chuyển nhượng, Tặng cho, Thừa kế. Các hình thức chuyển đổi, và góp vốn không diễn ra. Cụ thể:

+ Hình thức chuyển nhượng QSDĐ có 2.715 trường hợp với tổng diện tích là 76,09 Ha.

+ Hình thức thừa kế QSDĐ có 641 trường hợp với tổng diện tích là 22,66 ha. + Hình thức tặng cho QSDĐ có 1.092 trường hợp với tổng diện tích là 25,89ha. 3. Cán bộ quản lý cấp huyện và các xã, thị trấn điều tra có hiểu biết tốt về các quy định chuyển QSDĐ theo quy định của Pháp luật (đạt trung bình 90,35%). Cán bộ trực tiếp quản lý và thực hiện giải quyết hồ sơ về đất hầu hết đều trả lời đúng câu hỏi điều tra. Một số cán bộ trả lời sai là các cán bộ hợp đồng mới chưa có kinh nghiệm, chưa được giao trực tiếp trong xử lý hồ sơ cũng như hiểu biết về luật đất đai vẫn còn những hạn chế.

4. Việc điều tra, khảo sát sự hiểu biết người dân cho thấy: Người dân trên địa bàn cũng đã có những hiểu biết cơ bản các quy định về chuyển QSDĐ, tuy nhiên tỷ lệ chưa phải là cao (trung bình hiểu biết là 73,64%), đồng nghĩa với việc vẫn còn tới 27,36% tỷ lệ người dân hiểu biết lệch lạc hay chưa nắm rõ về các quy định của chuyển QSDĐ. Một số câu hỏi người dân trả lời đúng nhưng khi được hỏi tại sao thì trả lời là theo cảm tính, đoán mò. Sự hiểu biết của người dân ở khu vực

trung tâm huyện là cao hơn, tuy nhiên sự chênh lệch sự hiểu biết của nhân dân giữa hai khu vực là không nhiều.

2. Kiến nghị

Để thúc đẩy các hoạt động chuyển QSDĐ cũng như làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Vụ Bản trong những năm tới đây, các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa một số vấn đề sau:

- Huyện cần xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cán bộ ở cấp cơ sở và người dân nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng về pháp luật đất đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần triển khai thực hiện tích cực và thường xuyên thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng như là tổ chức hội nghị, tập huấn, đối thoại, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, tư vấn pháp luật...Việc này cũng đồng nghĩa với nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao trình độ văn hóa của người dân trên địa bàn huyện

- Củng cố, tăng cường nâng cao năng lực lãnh đạo cũng như năng lực làm việc cho các cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý đất đai. Nêu cao ý thức làm việc, tinh thần trách nhiệm đối với người dân, tạo mối hòa khí giữa cán bộ và nhân dân để từ đó tạo dựng, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

- Có hệ thống thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ trong lĩnh vực đất đai, đây là một lĩnh vực có nhiều vấn đề nhạy cảm, để tránh những tình trạng quan liêu, hách dịch cửa quyền, tham ô, tham nhũng của cán bộ quản lý cũng như các cán bộ trực tiếp thực hiện chuyên môn.

- Cần tiếp tục đầu tư trang bị các hệ thống máy móc và phần mềm hiện đại, tiên tiến để làm tốt việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ đất đai cho nhân dân. Từng bước nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân theo hướng tăng sự hài lòng của nhân dân đến làm việc tại Trung tâm giao dịch một cửa cấp huyện và cấp xã, thị trấn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và môi trường (2007), Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02

tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và môi trường (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), Thông tư số: 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định bổ sung về GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), Thông tư số: 16/2011/TT- BTNMT ngày

20/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai, Hà Nội. 5. Bộ Tài nguyên và môi trường (2014), Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày

19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định về GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và môi trường (2014), Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định về hồ sơ địa chính, Hà Nội.

7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/11/2004 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003, Hà Nội.

8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCN quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.

9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp GCN quyền sử

dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.

10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội.

11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về giá đất, Hà Nội. 12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số

45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

13. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vụ Bản (2014 - 2018), Báo cáo thống

kê, kiểm kê đất đai huyện Vụ Bản các năm 2014 - 2018.

14. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vụ Bản, Báo cáo tổng kết kết quả công tác các năm 2014 - 2018.

15. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vụ Bản (2010), Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Vụ Bản giai đoạn 2010 - 2020. 16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật Đất đai năm

1993, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ Luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật thuế thu nhập cá nhân, Nxb Tài chính, Hà Nội.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai 2003, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai 2013, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

22. Thủ tướng Chính phủ (2007,2015), Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 và Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ

tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế "Một cửa liên thông" tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương.

23. Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Đình Bồng (2004), Giáo trình Thị trường Bất động sản, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.

24. UBND huyện Vụ Bản (2014 - 2018), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Vụ Bản các năm 2014 - 2018.

25. UBND huyện Vụ Bản (2015), Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến

năm 2020 và KHSD đất 5 năm kì đầu (2011-2015) và 5 năm kì sau (2016- 2020) huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

26. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vụ Bản, sổ tổng hợp đăng ký biến động đất đai các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.

27. http://tapchitainguyenvamoitruong.vn

(Sự hiểu biết của cán bộ và người dân về công tác chuyển quyền sửdụng đất tại xã (TT)……....huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.)

Họ tên người được điều tra:... Tuổi:...;

Chức vụ:……….…..……… Nơi công tác:... xã ( T T ) ………... Huyện Vụ Bản - T ỉnh Nam Định.

Chữ ký của người được điều tra

(ký ghi rõ họ và tên).

Xin Ông, Bà và gia đình cho biết ý kiến của mình về công tác chuyển quyền sử dụng đất tại địa phương mình theo luật đất đai hiện hành bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây (khoanh tròn vào các phương án mà ông (bà) cho là đúng):

1. Những hiểu biết cơ bản về chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ) Câu 1: Chuyển quyền sử dụng đất là quyền của ai?

a) Của bộ quản lý b) Của người dân

c) Của người sử dụng đất d) Cả a, b và c

Câu 2: Đất tham gia chuyển quyền sử dụng đất có cần điều kiện gì không ?

a) Không cần điều kiện gì

b) Chỉ cần đất không có tranh chấp

c) Có một trong các điều kiện do nhà nước quy định d) Có đầy đủ các điều kiện do nhà nước quy định

Câu 3: Những khoản tiền nào được pháp luật quy định có liên quan đến chuyển

quyền sử dụng đất?

a) Thuế chuyển quyền sử dụng đất b) Lệ phí địa chính

c) Lệ phí trước bạ d) Cả a, b và c

Câu 4: Người chuyển quyền sử dụng đất phải có nghĩa vụ gì với nhà nước ?

a) Khai báo việc chuyển quyền b) Làm đầy đủ thủ tục

c) Nộp thuế chuyển quyền d) Cả b và c

Câu 5: Người nhận chuyển quyền sử dụng đất phải có nghĩa vụ gì với Nhà nước ?

a) Không có nghĩa vụ gì; b) Khai báo đầy đủ thông tin;

2.1. Hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất

Câu 6: Chuyển đổi quyền sử dụng đất được hiểu như thế nào ?

a) Là việc đổi đất lấy tiền giữa các chủ thể sử dụng đất b) Là việc nhường quyền sử dụng đất cho chủ thể khác c) Là việc bán đất

d) Là việc đổi đất lấy đất giữa các chủ sử dụng đất

Câu 7: Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nhằm vào mục đích gì ?

a) Tổ chức lại sản xuất

b) Khắc phục tình trạng manh mún đất đai c) Khắc phục tình trạng phân tán đất

d) Tự điều tiết đất đai theo nhu cầu xã hội

Câu 8: Dồn điền đổi thửa có phải là hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất hay không?

a) Phải b) Là góp vốn bằng QSDĐ

c) Là chuyển nhượng QSDĐ d) Là chuyển mục đích sử dụng đất

Câu 9: Người sử dụng đất muốn chuyển đổi quyền sử dụng đất phải làm gì?

a) Không phải làm gì, cứ thế đổi đất cho nhau.

b) Làm hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất rồi gửi lên UBND xã, thị trấn. c) Chỉ việc viết giấy thông báo rồi trình UBND xã, thị trấn là được.

d) Hai bên viết giấy giao kèo có xóm trưởng hoặc 2 đến 3 người làm chứng là được.

Câu 10: Theo quy định của Pháp luật, việc chuyển đổi quyền sử dụng đất đối với đất

nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trong giới hạn đơn vị hành chính cấp nào?

a) Tỉnh b) Huyện

c) Chỉ trong cùng đơn vị hành chính cấp xã d) Không quy định

2.2. Hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Câu 11: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hiểu như thế nào ?

a) Là việc chuyển quyền sử dụng đất cho người khác trên cơ sở có giá trị b) Là việc bán đất

c) Là việc cho thuê đất

d) Là việc nhường quyền sử dụng đất cho người khác trong một thời gian nhất định

Câu 12: Người nhận QSDĐ phải có nghĩa vụ gì đối với người chuyển nhượng QSDĐ?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện vụ bản, tỉnh nam định giai đoạn từ 01 7 2014 đến 31 12 2018 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)