Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 98 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Đánh giá mức độ thực hiện TCTC tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Viện phí là nguồn thu chính và chủ yếu của bệnh viện. Tuy nhiên giá viện phí hiện nay vẫn chƣa đƣợc tính đúng, tính đủ các chi phí, mới chỉ tính 4/7 yếu tố cấu thành giá, vẫn còn 3 yếu tố chƣa đƣợc tính vào là khấu hao tài sản - trang thiết bị, điện nƣớc, đào tạo - nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó khó khăn trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khiến cho nguồn thu tại bệnh viện bị ảnh hƣởng, do đó việc thực hiện tự chủ tại bệnh viện chƣa thể đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn;

- Số lƣợng bệnh nhân tăng nhanh, việc bố trí điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực chƣa thật sự đáp ứng đƣợc với yêu cầu;

- Việc phát triển, mở rộng bệnh viện luôn thông qua các hình thức hợp tác, LDLK, XHH, đặt ra cho bệnh viện các vấn đề về hiệu quả kinh tế, mức lợi nhuận đạt đƣợc và mức độ ảnh hƣởng đến hoạt động chuyên môn là khám chữa bệnh của một bệnh viện công lập. Do vậy, đòi hỏi cán bộ quản lý phải luôn có tình độ năng lực cả về chuyên môn lẫn kế toán quản trị trong khi đó với năng lực đội ngũ viên chức hiện nay của bệnh viện chƣa thể đáp ứng đƣợc toàn bộ các yêu cầu này;

- Bệnh viện đã ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa trong quản lý song chƣa đồng bộ, chƣa chi tiết hết đƣợc các nội dung để phục vụ cho nhu cầu quản lý, vẫn còn tình trạng thất thu xảy ra;

- Bệnh viện chƣa thu hút đƣợc nhiều nguồn viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài;

- Mặc dù đã nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát và các biện pháp hành chính nhƣng tại một số khoa vẫn còn tồn tại những khoản thu ngoài không có trong quy định của bệnh viện, hay thu cao hơn so với mức quy định; - Một số chuẩn đoán và chỉ định bệnh không đƣợc giải thích, tƣ vấn rõ ràng, đầy đủ trƣớc khi yêu cầu làm các xét nghiệm, thăm dò, kỹ thuật cao gây mất thời gian và tiền bạc của bệnh nhân, từ đó tạo tâm lý hoang mang, bức

xúc trong bệnh nhân.

- Việc giao tự chủ tài chính theo cơ chế khoán cho các khoa, phòng tại bệnh viện thực chất là tạo điều kiện cho bệnh viện linh hoạt, chủ động và sử dụng tiết kiệm hiệu quả các khoản chi phí, tăng mức công khai minh bạch trong hoạt động của các khoa, phòng để nâng cao thu nhập CBVC và ngƣời lao động trong bệnh viện nhƣng nhiều cá nhân trong và ngoài cơ quan vẫn cho đây là khoán trắng gây khó khăn trong công tác điều hành quản lý của bệnh viện;

- Quy chế chi tiêu nội bộ tuy đã đƣợc sửa đổi nhƣng vẫn còn nhiều điểm chƣa phù hợp với thực tế, thiếu biện pháp quản lý chặt chẽ, tăng thu, tiết kiệm chi, vì vậy cũng hạn chế phần nào hiệu quả của Quy chế chi tiêu nội bộ;

- Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 ban hành đã khắc phục phần nào những hạn chế của Nghị định 43/2006/NĐ-CP nhƣng trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại bệnh viện vẫn còn nhiều vƣớng mắc, bất cập cần giải quyết, đặc biệt là việc mua sắm TSCĐ và sửa chữa lớn còn quá nhiều thủ tục hành chính phiền hà, qua nhiều bƣớc.

3.5.2.2. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên

- Chế độ, chính sách của Nhà nƣớc về thu viện phí không còn phù hợp với thực tế hoạt động và phát triển của bệnh viện; Việc ban hành giá dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ quan có liên quan còn chậm, chƣa kịp thời gây nhiều bất cập về hiệu quả kinh tế cũng nhƣ công bằng trong chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân. Không những thế, nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Do đó, khó khăn trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thực hiện tự chủ tại các bệnh viện chƣa thể đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.

ban hành hƣớng dẫn chi tiết, đồng bộ về thực hiện cơ chế tự chủ đối với ngành y tế;

- Một số định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu trong bệnh viện dù đƣợc nhà nƣớc quy định cụ thể nhƣng tính khả thi không cao, chƣa phù hợp với thực tế hoạt động tại bệnh viện, gây khó khăn trong quá trình thực hiện hoặc tạo điều kiện cho bệnh viện hạch toán chi tiêu không trung thực vì không thể áp dụng đƣợc.

- Chƣa tạo đƣợc cơ chế giám sát thƣờng xuyên đối với việc thu, chi tài chính của Chủ tài khoản và kế toán, nhận thức của một số cán bộ tại bệnh viện về việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính chƣa đầy đủ; nhiều cán bộ chƣa nắm rõ các nội dung, trách nhiệm tự chủ; chƣa đảm bảo dân chủ trong quản lý thu chi tại bệnh viện.

- Việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền đối với bệnh viện trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên, liên tục;

- Một bộ phận CBVC, ngƣời lao động trong bệnh viện còn chƣa nhận thức đầy đủ về nội dung, tính chất và mục đích, yêu cầu của việc thực hiện cơ chế tự chủ, mang nặng tâm lý trông chờ vào sự bao cấp của NSNN, e ngại thay đổi cơ chế quản lý.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Về cơ bản chƣơng 3 đã nêu lên thực trạng tình hình hoạt động tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2018, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện; những mặt đạt đƣợc và những hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân của những hạn chế đề từ đó đề ra những giải pháp giúp bệnh viện có thể hoạt động tốt hơn khi thực hiện cơ chế tự chủ về chi thƣờng xuyên và hƣớng tới tự chủ hoàn toàn trong thời gian tới.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)