2.3.1. Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại trường Đại học Sao Đỏ
Quy trình thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực tại trường Đại học Sao Đỏ hiện nay được thực hiện theo quy trình dưới đây:
Bước Lưu đồ các bước công việc Trách nhiệm
1 Phòng HCTC, các Phòng, Khoa liên quan 2 Phòng HCTC, các Phòng, Khoa liên quan 3 Phòng HCTC, các Phòng, Khoa liên quan 4 Phòng HCTC 5 Phòng HCTC 6 Phòng HCTC, các Phòng, Khoa liên quan 7 Phòng HCTC, các Phòng, Khoa liên quan
(Nguồn: Quy trình đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển giảng viên - Phòng Hành chính tổ chức trường Đại học Sao Đỏ)
Hình 2.2: Quy trình thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực tại trường Đại học Sao Đỏ
2.3.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Hiện nay, việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của trường Đại học Sao Đỏ chủ yếu do Phòng Hành chính tổ chức của trường đảm nhiệm chính.
Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Xác định mục tiêu, đối tượng
Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đàotạo
Lựa chọn giáo viên Xác định kinh phí
Tổ chức thực hiện
Trước khi kết thúc năm học cũ nhà trường ra thông báo tới khoa, các phòng yêu cầu xác định mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đơn vị mình cho năm học mới. Trên cơ sở đó, Phòng Hành chính tổ chức sẽ tổng hợp, báo cáo và đề xuất với ban giám hiệu phê duyệt. Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nhà trường được xác định dựa trên những căn cứ sau:
Thứ nhất: Căn cứ vào kết quả tuyển dụng giảng viên và nhân viên mới, Phòng Hành chính tổ chức xác định nhu cầu đào tạo;
Thứ hai: Căn cứ vào nhu cầu đào tạo của các phòng, khoa của nhà trường
Thứ ba: Dựa vào mục tiêu, chương trình đào tạo học sinh, sinh viên trong trường và định hướng phát triển của nhà trường.
Như vậy, trường Đại học Sao Đỏ đã thực hiện việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách có hệ thống và có căn cứ cụ thể. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn một số tồn tại:
- Phòng Hành chính tổ chức chủ yếu xác định nhu cầu đào tạo dựa vào các khoa và các phòng gửi lên. Nhà trường chưa thực sự quan tâm tới việc xác định nhu cầu đào tạo trên cơ sở kế hoạch hóa nguồn nhân lực và phân tích, đánh giá thực hiện công việc.
- Nhà trường chưa xây dựng được bản mô tả công việc, bản yêu cầu thực hiện công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc một các tổng quát để các giảng viên có thể nhận biết được các công việc cần thực hiện mà nhà trường mới xây dựng được một số thủ tục quy trình và hướng dẫn công việc cụ thể như: Thủ tục quy trình kiểm soát bài giảng và thực hiện lên lớp của giảng viên (phụ lục 1); thủ tục quy trình thanh tra, thi kiểm tra hết học phần (phụ lục 2); hướng dẫn công việc lập kế hoạch bồi dưỡng giảng viên (phụ lục 3);…
2.3.1.2. Xác định mục tiêu, đối tượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực a. Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Phòng Hành chính tổ chức dựa vào nhu cầu đào tạo cũng như mục tiêu chiến lược phát triển nguồn nhân lực của nhà trường để xác định mục tiêu đào tạo cho chương trình đào tạo của nhà trường.
Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của trường Đại học Sao Đỏ được xây dựng theo từng năm học và mục tiêu chính được đưa vào mục tiêu chất lượng của nhà trường. Nội dung của mục tiêu ở mỗi năm khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu chất lượng đào tạo và chiến lược phát triển của nhà trường.
Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nhà trường ở một số năm gần đây được khái quát như sau:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên trong trường
- Thỏa mãn nhu cầu học tập, thăng tiến và sử dụng các máy móc, trang thiết bị mới phục vụ nhu cầu giảng dạy, đào tạo của nhà trường.
- Tăng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc giảng dạy, nghiên cứu,… của đội ngũ giảng viên, giáo viên
- Cập nhật được các kiến thức mới phục vụ công tác giảng dạy của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường lao động. Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nhà trường có ý nghĩa thực và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao. Tuy nhiên, nhà trường chưa xác định được mục tiêu đào tạo cụ thể cho từng loại hình đào tạo, từng đối tượng đào tạo mà chỉ dùng lại ở việc nêu mục tiêu chung, khái quát của cả giai đoạn. Mục tiêu đào tạo của nhà trường đặt ra mang tính chung chung mà chưa cụ thể hóa bằng việc xác định số lượng, chất lượng, vị trí nào cần đào tạo và đào tạo bao lâu.
b. Đối tượng đào tạo và phát triển Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đào tạo
Đối tượng đào tạo được các đơn vị là các khoa, phòng lựa chọn và gửi về phòng Hành chính tổ chức để tổng hợp, báo cáo và lựa chọn để đưa ra quyết định đào tạo. Tuy nhiên, ở dưới các đơn vị lựa chọn đối tượng cũng phải căn cứ vào điều kiện lựa chọn mà nhà trường đưa ra như sau:
- Chấp hành tốt nội quy của khoa và nhà trường, có trách nhiệm cao với công việc giảng dạy và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nguyện vọng và cam kết làm việc lâu dài tại trường.
- Nằm trong kế hoạch đào tạo
- Có kiến thức nền tảng đủ điều kiện tiếp thu chương trình đào tạo - Đáp ứng đầy đủ các điều kiện, yêu cầu của cơ sở đào tạo
- Chuyên ngành dự kiến đào tạo phù hợp với công việc chuyên môn và ngành tham gia nghề giảng dạy.
Tuy nhiên, tùy vào từng chương trình đào tạo mà nhà trường đưa ra các tiêu chuẩn để xác định đối tượng đào tạo. Cụ thể:
- Với giảng viên mới: Hàng năm ở một số ngành nghề đào tạo còn thiếu giáo
viên, nhà trường tiến hành tuyển mới để bổ sung thêm số giảng viên còn thiếu hụt do nhà trường mở rộng quy mô đào tạo. Nên giảng viên mới ký hợp đồng có thời gian thử việc một năm sẽ tham gia giảng dạy ít hơn so với giảng viên lâu năm. Số thời gian còn lại, các giảng viên sẽ được tham gia học tập các lớp học ngắn hạn như lớp học nghiệp vụ sư phạm, học một số phần mềm ứng dụng vào quá trình làm việc và giảng dạy như phần mềm quản lý điểm, phần mềm quản lý đào tạo, phần mềm infortrack, …
- Với giảng viên lâu năm: Số lượng giảng viên thuộc đối tượng này của nhà
trường là chủ yếu. Đây là đội ngũ lao động nòng cốt của nhà trường chính vì vậy hầu hết các giảng viên này đều được tham gia đào tạo (trừ một số trường hợp đặc biệt như giảng viên nữ nghỉ thai sản, ốm đau bất thường,…).
Cách thức lựa chọn đối tượng đào tạo của trường
Hiện nay, trường Đại học Sao Đỏ chủ yếu lựa chọn đối tượng đòa tạo theo yêu cầu đào tạo của các khoa, phòng gửi lên.
Quy trình lựa chọn đối tượng đào tạo bao gồm các bước:
Bước 1: Phòng Hành chính tổ chức thực hiện tổng hợp số lượng nhu cầu đào tạo
Bảng 2.6: Tổng hợp yêu cầu đào tạo của trường Đại học Sao Đỏ giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Tổng số lượng
yêu cầu đào tạo 387 403 519 16 4,13 116 22,35
Trong đó:
Khoa Cơ khí 47 49 60 2 4,26 11 18,33
Khoa Điện 40 45 58 5 12,50 13 22,41
Khoa Công nghệ
kỹ thuật ô tô 31 34 50 3 9,68 16 32,00
Khoa Điện tử tin
học 44 45 56 1 2,27 11 19,64
Khoa Kết cấu
kim loại 34 38 45 4 11,76 7 15,56
Khoa Công nghệ
may và giày gia 20 25 30 5 25,00 5 16,67
Khoa Kinh tế 50 47 52 -3 -6,00 5 9,62 Khoa Du lịch và ngoại ngữ 30 35 51 5 16,67 16 31,37 Khoa Giáo dục chính trị và thể chất 32 30 45 -2 -6,25 15 33,33 Khoa Công nghệ thực phẩm và hóa học 24 25 34 1 4,17 9 26,47 Khoa Khoa học cơ bản 35 30 38 -5 -14,29 8 21,05
(Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức- Đại học Sao Đỏ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng nhu cầu đào tạo giảng viên của nhà trường tăng lên qua từng năm và chủ yếu tập trung ở một số khoa có số lượng giảng viên đông như khoa Điện, khoa Kinh tế, khoa Cơ khí, khoa Điện tử tin học .
Bước 2: Phòng Hành chính tổ chức dựa trên nguồn kinh phí dành cho đào tạo và
các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đào tạo để sàng lọc, cân đối và tiến hành lựa chọn đối tượng được đào tạo trong năm đó.
Bảng 2.7: Đối tượng đã qua đào tạo của trường Đại học Sao Đỏ năm 2013
Đối tượng Nội dung đào tạo Số lượng
Tổng số giảng viên được
đào tạo 428
Giảng viên lâu năm Nghiên cứu sinh 15
Giảng viên mới và giảng viên lâu năm
Thạc sỹ 85
Giảng viên mới Nghiệp vụ sư phậm bậc I 30
Giảng viên lâu năm Nghiệp vụ sư phạm bậc II 50
Giảng viên lâu năm
Phương pháp nghiên cứu
khoa học 50
Giảng viên lâu năm
Bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn (Tài chính ngân hàng, may, công nghệ thực phẩm, hàn…)
103
Giảng viên lâu năm Nghiệp vụ báo chí 45
Giảng viên lâu năm
Các lớp chuyển giao công nghệ cao (CNC,
MALAB…)
50
(Nguồn : Phòng Hành chính tổ chức - Đại học Sao Đỏ)
Nhìn chung, việc lựa chọn đối tượng giảng viên của nhà trường khá rõ ràng, công ty đã đưa ra được những tiêu chuẩn lựa chọn cụ thể cho từng đối tượng giảng viên.
Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng đào tạo chỉ dựa trên yêu cầu đào tạo các khoa, phòng gửi lên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đào tạo thực tế của người lao động cũng như nhu cầu nhân lực trong tương lai của nhà trường. Nhà trường nên có nhiều phương pháp để lựa chọn đối tượng đào tạo như khuyến khích các giảng viên, giáo viên tự đăng ký học tập gửi lên phòng Hành chính tổ chức hay dựa vào yêu cầu trình độ của giảng viên, giáo viên gắn với từng thời kỳ phát triển của nhà trường.
2.3.1.3. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo a. Xây dựng chương trình đào tạo
Việc xây dựng chương trình đào tạo được phòng Hành chính tổ chức đảm nhiệm. Căn cứ vào nhu cầu đào tạo mà phòng xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Trong 3 năm gần đây, nhà trường áp dụng một số chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn như sau:
Bảng 2.8: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013) (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013)
TT Nội dung Năm Tổng
cộng
Ghi chú 2011 2012 2013
1 Nghiên cứu sinh 5 7 15 27 Lớp học
dài hạn 2 Thạc sỹ 72 78 85 235 3 Nghiệp vụ sư phậm bậc I 37 42 30 109 Lớp học ngắn hạn 4 Nghiệp vụ sư phạm bậc II 54 87 50 191
5 Phương pháp nghiên cứu khoa
học 47 56 50 153
6
Bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn (Tài chính ngân hàng, may, công nghệ thực phẩm, hàn…)
40 25 103 168
7 Nghiệp vụ báo chí 39 45 45 129
8 Các lớp chuyển giao công nghệ
cao (CNC, MALAB…) 42 38 50 130
Tổng 336 378 428
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 - Phòng Hành chính tổ chức - Đại học Sao Đỏ)
Qua bảng số liệu 2.8 ở trên ta thấy:
- Số người tham gia các khóa học đào tạo, bồi dưỡng qua các năm đều tăng, điều đó thể hiện sự quan tâm đầu tư của nhà trường ngày càng cao đối với công tác đào
tạo, bồi dưỡng. Sự gia tăng số lượt người tham gia các khóa học đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu ở các khóa ngắn hạn. Đây là một hạn chế mà trong công tác tuyển dụng nhà trường không khắc phục được, đó là số lượng giảng viên được tuyển dụng không đúng với chuyên ngành sư phạm và không đạt được tiêu chuẩn mà nhà trường đề ra.
- Đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ trong năm 2011 đến năm 2013 tăng đây là sự tập trung chiều sâu của nhà trường nhằm nâng cao kiến thức cho đội ngũ giảng viên và cải thiện về chất lượng cho đội ngũ giảng viên của trường.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và nghiên cứu khoa học là công việc cần thiết cho đội ngũ giảng viên của nhà trường, vì đội ngũ giảng viên của trường không được đào tạo qua các trường sư phạm, họ chủ yếu được tuyển dụng từ các trường kỹ thuật và kinh tế, ngoại ngữ…về làm việc tại trường.
b. Lựa chọn phương pháp đào tạo
Tùy theo từng thời kỳ, từng vị trí và từng điều kiện khác nhau mà trường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức khác nhau như: Gửi đi đào tạo ở trung tâm và trường đại học hoặc mời các trường, các tổ chức về.
Gửi đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trung tâm và các trường đại học
Đối với các khóa đào tạo có số lượng giảng viên tham gia không nhiều, nhà trường đã chủ động quyết định cử người đi học tập, học viên tự đăng ký, dự thi và nhập học tại các trường như Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện nghiên cứu Chiến lược và phát triển giáo dục, Đại học Sư phạm I Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế… Tùy theo nhu cầu của trường mà trường hỗ trợ kinh phí cho các cá nhân có nhu cầu và được lãnh đạo nhà trường cho phép đi học.
Đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ
Trong những năm qua, được sự phối hợp liên kết đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi của Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện nghiên cứu Chiến lược và phát triển giáo dục, Đại học Sư phạm I Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân. Các đơn vị này đã cử giảng viên của họ đến để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Sao Đỏ. Với hình thức đào tạo, bồi dưỡng như vậy sẽ
tạo nhiều thuận lợi cho nhà trường về phân công và sử dụng đội ngũ giảng viên cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả hơn và đội ngũ giảng viên của trường sẽ tích cực tham gia và tiếp thu kiến thức tại các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách tốt nhất.
Kèm cặp tại chỗ
Hình thức kèm cặp tại chỗ là cách tranh thủ tối đa kiến thức và kỹ năng của đội ngũ giảng viên. Mỗi giáo viên được tuyển về được khoa giao nhiệm vụ phải chuẩn bị một môn học và có một giáo viên có thâm niên công tác kèm cặp trong thời gian tối đa là 3 tháng. Sau đó tổ môn dự giờ, đánh giá, nhận xét, lập biên bản để trình hiệu trưởng ký hợp đồng thử việc thời hạn 1 năm. Khi đi vào giảng dạy, giáo viên sẽ được bồi dưỡng thêm thông qua dự giờ, bình giảng của tổ môn theo định kỳ 1 lần/tháng/giáo viên mới. Kết thúc một năm sẽ viết tổng kết kết quả thực hiện và thông qua hội đồng khoa đề nghị hiệu trưởng ký duyệt hợp đồng chính thức.
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp kết quả đào tạo theo hình thức đào tạo năm học 2012-2013 TT Nội dung đào tạo TT Nội dung đào tạo
Gửi đi đào tạo Bồi dưỡng tại chỗ Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%)
1 Nghiên cứu sinh 20 15 75
2 Thạc sỹ 90 85 94,44
3 Nghiệp vụ sư phậm bậc I 40 30 75