Phương pháp nghiên cứu
khoa học 50
Giảng viên lâu năm
Bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn (Tài chính ngân hàng, may, công nghệ thực phẩm, hàn…)
103
Giảng viên lâu năm Nghiệp vụ báo chí 45
Giảng viên lâu năm
Các lớp chuyển giao công nghệ cao (CNC,
MALAB…)
50
(Nguồn : Phòng Hành chính tổ chức - Đại học Sao Đỏ)
Nhìn chung, việc lựa chọn đối tượng giảng viên của nhà trường khá rõ ràng, công ty đã đưa ra được những tiêu chuẩn lựa chọn cụ thể cho từng đối tượng giảng viên.
Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng đào tạo chỉ dựa trên yêu cầu đào tạo các khoa, phòng gửi lên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đào tạo thực tế của người lao động cũng như nhu cầu nhân lực trong tương lai của nhà trường. Nhà trường nên có nhiều phương pháp để lựa chọn đối tượng đào tạo như khuyến khích các giảng viên, giáo viên tự đăng ký học tập gửi lên phòng Hành chính tổ chức hay dựa vào yêu cầu trình độ của giảng viên, giáo viên gắn với từng thời kỳ phát triển của nhà trường.
2.3.1.3. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo a. Xây dựng chương trình đào tạo
Việc xây dựng chương trình đào tạo được phòng Hành chính tổ chức đảm nhiệm. Căn cứ vào nhu cầu đào tạo mà phòng xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Trong 3 năm gần đây, nhà trường áp dụng một số chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn như sau:
Bảng 2.8: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013) (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013)
TT Nội dung Năm Tổng
cộng
Ghi chú 2011 2012 2013
1 Nghiên cứu sinh 5 7 15 27 Lớp học
dài hạn 2 Thạc sỹ 72 78 85 235 3 Nghiệp vụ sư phậm bậc I 37 42 30 109 Lớp học ngắn hạn 4 Nghiệp vụ sư phạm bậc II 54 87 50 191
5 Phương pháp nghiên cứu khoa
học 47 56 50 153
6
Bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn (Tài chính ngân hàng, may, công nghệ thực phẩm, hàn…)
40 25 103 168
7 Nghiệp vụ báo chí 39 45 45 129
8 Các lớp chuyển giao công nghệ
cao (CNC, MALAB…) 42 38 50 130
Tổng 336 378 428
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 - Phòng Hành chính tổ chức - Đại học Sao Đỏ)
Qua bảng số liệu 2.8 ở trên ta thấy:
- Số người tham gia các khóa học đào tạo, bồi dưỡng qua các năm đều tăng, điều đó thể hiện sự quan tâm đầu tư của nhà trường ngày càng cao đối với công tác đào
tạo, bồi dưỡng. Sự gia tăng số lượt người tham gia các khóa học đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu ở các khóa ngắn hạn. Đây là một hạn chế mà trong công tác tuyển dụng nhà trường không khắc phục được, đó là số lượng giảng viên được tuyển dụng không đúng với chuyên ngành sư phạm và không đạt được tiêu chuẩn mà nhà trường đề ra.
- Đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ trong năm 2011 đến năm 2013 tăng đây là sự tập trung chiều sâu của nhà trường nhằm nâng cao kiến thức cho đội ngũ giảng viên và cải thiện về chất lượng cho đội ngũ giảng viên của trường.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và nghiên cứu khoa học là công việc cần thiết cho đội ngũ giảng viên của nhà trường, vì đội ngũ giảng viên của trường không được đào tạo qua các trường sư phạm, họ chủ yếu được tuyển dụng từ các trường kỹ thuật và kinh tế, ngoại ngữ…về làm việc tại trường.
b. Lựa chọn phương pháp đào tạo
Tùy theo từng thời kỳ, từng vị trí và từng điều kiện khác nhau mà trường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức khác nhau như: Gửi đi đào tạo ở trung tâm và trường đại học hoặc mời các trường, các tổ chức về.
Gửi đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trung tâm và các trường đại học
Đối với các khóa đào tạo có số lượng giảng viên tham gia không nhiều, nhà trường đã chủ động quyết định cử người đi học tập, học viên tự đăng ký, dự thi và nhập học tại các trường như Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện nghiên cứu Chiến lược và phát triển giáo dục, Đại học Sư phạm I Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế… Tùy theo nhu cầu của trường mà trường hỗ trợ kinh phí cho các cá nhân có nhu cầu và được lãnh đạo nhà trường cho phép đi học.
Đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ
Trong những năm qua, được sự phối hợp liên kết đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi của Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện nghiên cứu Chiến lược và phát triển giáo dục, Đại học Sư phạm I Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân. Các đơn vị này đã cử giảng viên của họ đến để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Sao Đỏ. Với hình thức đào tạo, bồi dưỡng như vậy sẽ
tạo nhiều thuận lợi cho nhà trường về phân công và sử dụng đội ngũ giảng viên cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả hơn và đội ngũ giảng viên của trường sẽ tích cực tham gia và tiếp thu kiến thức tại các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách tốt nhất.
Kèm cặp tại chỗ
Hình thức kèm cặp tại chỗ là cách tranh thủ tối đa kiến thức và kỹ năng của đội ngũ giảng viên. Mỗi giáo viên được tuyển về được khoa giao nhiệm vụ phải chuẩn bị một môn học và có một giáo viên có thâm niên công tác kèm cặp trong thời gian tối đa là 3 tháng. Sau đó tổ môn dự giờ, đánh giá, nhận xét, lập biên bản để trình hiệu trưởng ký hợp đồng thử việc thời hạn 1 năm. Khi đi vào giảng dạy, giáo viên sẽ được bồi dưỡng thêm thông qua dự giờ, bình giảng của tổ môn theo định kỳ 1 lần/tháng/giáo viên mới. Kết thúc một năm sẽ viết tổng kết kết quả thực hiện và thông qua hội đồng khoa đề nghị hiệu trưởng ký duyệt hợp đồng chính thức.
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp kết quả đào tạo theo hình thức đào tạo năm học 2012-2013 TT Nội dung đào tạo TT Nội dung đào tạo
Gửi đi đào tạo Bồi dưỡng tại chỗ Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%)
1 Nghiên cứu sinh 20 15 75
2 Thạc sỹ 90 85 94,44
3 Nghiệp vụ sư phậm bậc I 40 30 75
4 Nghiệp vụ sư phạm bậc II 87 50 57,47
5
Phương pháp nghiên cứu
khoa học 77 50 64,94
6
Bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn (Tài chính ngân hàng, may, công nghệ thực phẩm, hàn…)
35 35 100 75 68 90,67
7 Nghiệp vụ báo chí 45 45 100
8
Các lớp chuyển giao công
nghệ cao (CNC, MALAB…) 50 50 100
Tổng cộng 195 185 94,87 324 243 75
2.3.1.4. Lựa chọn giáo viên giảng dạy
Việc lựa chọn giáo viên giảng dạy được nhà trường tiến hành ngay từ khâu xác định nhu cầu đào tạo và có sự phối hợp từ các bộ môn đến khoa và trường để lựa chọn giáo viên giảng dạy phù hợp nhất. Giáo viên thực hiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực của nhà trường bao gồm các giáo viên ở một số trường đại học về thực hiện giảng dạy như: Đại học Bách khoa, đại học Kinh tế quốc dân, Viện nghiên cứu Chiến lược và phát triển giáo dục, Đại học Sư phạm I Hà Nội, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thương mại,… và một số giảng viên ở Trung tâm như: Trung tâm Sao Việt, …
Các giáo viên từ bên ngoài trường về đào tạo tại trường được lựa chọn để giảng dạy phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất 5 năm
- Có trình độ chuyên môn tốt, được cơ sở đào tạo đánh giá cao - Có trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt - Nhiệt tình với công tác giảng dạy
- Có kinh nghiệm thực tiễn
Sau khi được lựa chọn, các giáo viên được mời về trường giảng dạy theo kế hoạch. Kết thúc khóa học, nhà trường sẽ tổ chức thăm dò mức độ hài lòng của người học đối với lớp học do giáo viên giảng dạy theo mẫu phiếu 01 đã xây dựng (phụ lục số 4), và được tổng hợp cho từng giáo viên theo mẫu 02 (phục lục 4). Kết quả thăm dò ở các lớp của các khóa học này như sau:
Bảng 2.10: Kết quả thăm dò mức hài lòng của học viên về lớp học Đơn vị tính: Số lượt Đơn vị tính: Số lượt Xếp loại Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Xuất sắc 15 17 15 2 13,33 -2 - 11,76 Giỏi 9 8 10 -1 -11,11 2 25 Khá 2 3 0 1 50 -3 - 100 Trung bình 0 0 0 0 0 0 - Không đạt 0 0 0 0 0 0 - Tổng 26 28 25 2 7,69 -3 - 10,71
(Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức - Đại học Sao Đỏ) Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên nhận thấy số lượt các giáo viên về trường đào tạo cho giảng viên trong ba năm gần đây là tương đối lớn và đồng đều. Năm 2011 là 26 lượt, năm 2012 là 28 lượt, tăng 2 lượt tương ứng tăng 7,69%. Năm 2013 là 25 lượt giảm 3 lượt tương ứng giảm 10,71% là do quy mô đào tạo ở mỗi lượt tăng lên và các chương trình được lồng ghép lại với nhau.
Kết quả đào tạo của từng năm khá cao, cả 3 năm kết quả đào tạo được 100% học viên đánh giá đều đạt loại khá trở lên. Riêng năm 2013 kết quả này đều đạt từ loại giỏi trở lên. Điều này chứng tỏ trình độ năng lực của người dạy ngày càng cao và sự lựa chọn giáo viên về giảng dạy ở trường càng khắt khe hơn và đạt yêu cầu cao.
2.3.1.5. Kinh phí đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nhà trường rất quan tâm tới hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nên hàng năm nhà trường đầu tư không nhỏ cho hoạt động này. Nguồn kinh phí cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nhà trường được huy động chủ yếu từ hai nguồn.
- Nguồn 1: Nhà trường tự bỏ ra cho quá trình đào tạo, nguồn này được trích từ quỹ đào tạo và phát triển của nhà trường. Phần kinh phí này chủ yếu là chi cho các lớp
đào tạo ngắn hạn tại trường. Đối với các lớp học dài hạn ngoài trường như lớp học đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ thì nhà trường hỗ trợ một phần kinh phí.
- Nguồn 2: Do giảng viên tự bỏ tiền ra học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình để tạo cơ hội thăng tiến và nâng cao chất lượng giảng dạy. Đối tượng tự bỏ tiền ra chủ yếu là học thạc sỹ và làm nghiên cứu sinh.
Nguồn kinh phí đào tạo hàng năm của nhà trường được dự tính từ ban đầu, dựa trên kế hoạch đào tạo cụ thể hàng năm của nhà trường. Phòng Hành chính tổ chức tập hợp kế hoạch đào tạo hàng năm của các khoa, phòng sau đó dự tính số người học, hình thức đào tạo như thế nào để xác định kinh phí đào tạo. Đối với các khóa đào tạo tại trường, nhà trường thường căn cứ vào những lần đào tạo trước để dự tính chi phí. Chi phí đào tạo được xác định sau khi ký kết hợp đồng đào tạo theo từng năm với các đối tác đào tạo. Kinh phí đầu tư cho các đối tượng đào tạo năm 2013 của nhà trường được được thống kê, tổng hợp như sau:
Bảng 2.11: Kinh phí đào tạo cho giảng viên trường Đại học Sao Đỏ năm 2013 Phương pháp đào tạo Số lượng Phương pháp đào tạo Số lượng
(người) Số tiền (triệu đồng) Chi phí bình quân/ người (triệu đồng) Ghi chú
Nghiên cứu sinh 15 525 35
Thạc sỹ 85 425 5
Đào tạo ngắn hạn 328 114,8 0,35
Tổng 428 1.064,80 40,35
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013- Đại học Sao Đỏ) Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy nhà trường rất quan tâm đầu tư cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trung bình mỗi năm nhà trường đầu tư trên dưới 1 tỷ đồng cho hoạt động này. Để khuyến khích các các giảng viên làm nghiên cứu sinh trường Đại học Sao Đỏ đã tập trung nguồn kinh phí đầu tư cho đối tượng này và được thể hiện rõ trong quy chế ban hành mới nhất theo quyết định số: 112/QĐ-ĐHSĐ ngày 12/3/2014 ghi rõ trong chương 2, Điều 4 như sau:
- Người làm nghiên cứu sinh được dành 100% thời gian đi làm nghiên cứu sinh tập trung và không tập trung.
- Về tiền lương, thu nhập tăng thêm, phụ cấp và phúc lợi khác:
+ Được hưởng nguyên lương cơ bản khi làm nghiên cứu sinh trong nước hoặc ở nước ngoài khi không có học bổng, không được cấp sinh hoạt phí.
+ Được hưởng 40% mức lương khi có học bổng, được cấp sinh hoạt phí.
+ Nghiên cứu sinh trong nước được hưởng 100% tiền lương tăng them theop xếp loại ABC hàng tháng hưởng chế độ nghỉ mát, lễ, tết theo kết quả học tập.
+ Nghiên cứu sinh vẫn tham gia giảng dạy thì được giảm 50% số giờ tiêu chuẩn trong thời gian học tập và được hưởng phụ cấp, các chế độ khác như đang công tác.
- Về học phí: Được thanh toán 100% tiền học phí phải đóng góp cho cơ sở đào tạo theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Về kinh phí phục vụ nghiên cứu: Được thanh toán tiền thuê thiết bị thí nghiệm, các công việc khác phục vụ nghiên cứu đề tài khi có hóa đơn kèm theo.
- Bảo vệ đề tài nghiên cứu đúng hạn được hỗ trợ 40 triệu đồng cho một luận án trong lĩnh vực kinh tế, khoa học xã hội và 60 triệu đồng cho một luận án trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Như vậy, trường Đại học Sao Đỏ đang tập trung đầu tư cho đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu đào tạo ngày càng cao theo mục tiêu, chiến lược của nhà trường.
2.3.1.6. Tổ chức thực hiện
Phòng Hành chính tổ chức chịu trách nhiệm chính về tổ chức thực hiện công tác đào tạo. Những giảng viên đi học các lớp tập trung ngắn hạn ngoài trường, nhà trường sẽ tạo điều kiện sắp xếp công việc hợp lý cho các giảng viên đi học liên tục. Đối với các giảng viên học các lớp ngắn hạn tại trường, nhà trường sẽ bố trí sắp xếp học vào các ngày thứ 7 và chủ nhật để vừa đảm bảo công việc giảng dạy của giảng viên, vừa cập nhật, bổ sung kiến thức mới, nâng cao trình độ. Các giảng viên tham gia các lớp đào tạo này đều được nhà trường hỗ trợ về kinh phí đào tạo và một số điều kiện khác.
Ngoài ra, đối với các lớp học tại trường, phòng Hành chính tổ chức phải chuẩn bị, nơi ăn, chỗ nghỉ cho các giáo viên về trường giảng dạy. Phòng Đào tạo chuẩn bị cơ
Các giảng viên hoàn thành tốt khóa học sẽ được tính vào giờ giảng khi tham gia học tập. Nhằm tạo điều kiện về thời gian cho các giảng viên học tập chuyên sâu.
Về nơi đào tạo, phòng Hành chính tổ chức phối hợp cùng các khoa, phòng để lựa chọn. Thường thì nơi đào tạo được các khoa lựa chọn gửi lên khi xác định yêu cầu đào tạo. Hàng năm nhà trường thường ký kết các hợp đồng đào tạo ngắn hạn với một số trường như trường: Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, …Công việc này do phòng Hành chính tổ chức chịu trách nhiệm chính.
Đối với các lớp học dài hạn thường do các giảng viên tự tìm nơi đào tạo, nộp hồ sơ tham gia thi tuyển. Sau khi trúng tuyển báo cáo với trường, nhà trường ra quyết định cho đi học tập và tạo điều kiện về thời gian và kinh phí giúp các giảng viên hoàn thành tốt khóa học.
2.3.1.7. Đánh giá kết quả
Trường Đại học Sao Đỏ đã sử dụng các phương pháp sau để đánh giá chương trình và kết quả của công tác đào tạo:
- Đánh giá qua phản ứng của học viên:
Nhà trường sử dụng phiếu thăm dò mức độ hài lòng của người học đối với chất