NÔNG NGHIỆP
NÔNG NGHIỆP địa vị quan trọng trong cách mạng cũng như trong xây dựng đất nước. Cách mạng Trung Quốc sở dĩ thành công được, suy đến cùng là do Mao Trạch Đông nắm tương đối tốt vấn đề nông nghiệp của nước này, xây dựng căn cứ cách mạng ở nông thôn, đi theo con đường lấy nông thôn bao vây thành thị. Trên mức độ nào đó có thể nói, cách mạng của Trung Quốc không có nông thôn thì không giành thắng lợi được [37, tr. 19].
Khởi đầu của cách mạng dân chủ mới, Mao Trạch Đông đã từng rất coi trọng nông nghiệp, nhấn mạnh: Nông nghiệp chiếm địa vị số một trong xây dựng kinh tế của chúng ta. Sau khi thành lập nước, Mao Trạch Đông cho rằng, nông nghiệp có quan hệ rất lớn đối với quốc kế dân sinh, sau khi rút được bài học phải trả giá quá đắt về việc rập khuôn theo kinh nghiệm của Liên Xô lúc bấy giờ là phát triển công nghiệp một cách phiến diện, làm tổn hại đến lợi ích của nông dân, ông đã chỉ ra rằng: Nước ta (tức nước Trung Quốc) là một nước nông nghiệp lớn, nhân khẩu ở nông thôn chiếm trên 80% dân số toàn quốc, phát triển công nghiệp đồng thời phát triển nông nghiệp, như vậy công nghiệp mới có đầu vào và thị trường, mới có thể tích lũy được tương đối nhiều vốn để xây dựng công nghiệp nặng hùng mạnh. Tiếp sau đó, trong bài Bàn về 10 mối quan hệ lớn được phát biểu năm 1956, ông đã nhấn mạnh thêm cách suy nghĩ về phát triển hài hòa giữa nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng. Nhưng về sau Mao Trạch Đông đã không quán triệt một cách kiên định đối với tư tưởng này, nêu lên tư tưởng chiến lược mới là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng để phát triển nông nghiệp, sự phát triển nông nghiệp trên mức độ rất lớn là phục tùng hoặc phục vụ cho việc ưu tiên