Bảng 2.1 Đặc điểm và tác động của các công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế Đặc điểm Tác động
1. Phí bảo vệ môi trường với: Khai thác khoáng sản; nước thải;
- Thu vào mức độ phát thải
- Mức thu tùy thuộc vào
- Khuyến khích người xả thải gây ô nhiễm giảm phát thải, xử lý
Công cụ kinh tế Đặc điểm Tác động
khi thải; chất thải rắn chất gây ô nhiễm môi
trường có trong chất thải
chất thải trước khi phát thải.
- Huy động 1 phần sự đóng góp của chủ thể xả thải vào việc khôi phục môi trường.
2. Đặt cọc – thu hồi - Khuyến khích thu
gom, tiêu hủy tái sử dụng hoặc tái chế chất thải.
- Mức thu linh hoạt theo mức chi phí thu gom, xử lý.
- Tạo điều kiện phát triển thị trường sản phẩm tái chế
- Mức đặt cọc cao ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm, ảnh hưởng đến tiêu dùng và sản xuất, mức thấp không khuyến khích thu gom. 3. Phạt vi phạm quy chế môi trường - Khuyến khích tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Hình thức cưỡng chế bằng biện pháp kinh tế
- Các quy định về bảo vệ môi trường được thực hiện đầy đủ.
- Chưa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý ô nhiễm
Công cụ kinh tế Đặc điểm Tác động
4. Ký quỹ môi trường (áp dụng cho các mỏ)
Đảm bảo việc tái tạo và hoàn nguyên môi trường sau khi khai thác tài nguyên
- Phạm vi áp dụng hạn chế.
- Năng lực tài chính của đối tượng phải ký quỹ. 5. Đầu tư ngân sách (trợ
cấp)
- Đầu tư trực tiếp hoặc hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các công trình thu gom, xử lý nước thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn,…)
- Thể hiện ý chí của Nhà nước đối với bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích kiểm soát ô nhiễm và quản lý tốt chất thải.
- Khuyến khích áp dụng công nghệ sạch hơn.
- Nhu cầu vốn lớn, trong khi ngân sách hạn hẹp.
- Chưa phát huy tính chủ động của doanh nghiệp xử lý ô nhiễm môi trường.
6. Thuế bảo vệ môi trường
- Thu vào sản phẩm gây ô nhiễm khi sử dụng.
- Mức thu được cộng thêm vào giá bán sản
- Nhằm hạn chế tiêu dùng hoặc tiêu dùng sản phẩm thay thế ít gây ô nhiễm môi trường hơn.
Công cụ kinh tế Đặc điểm Tác động
phẩm - Khuyến khích chuyển
dịch sản xuất theo hướng sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Đánh giá chung
Theo đánh giá chung, những năm qua tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, thoái hóa đất, tiếng ồn diễn ra khá nghiêm trọng tại nhiều địa phương. Thế nhưng để hạn chế ô nhiễm các biện pháp đưa ra chỉ là tạm thời. Ở nhiều nơi, nhiều khu gây ô nhiễm nghiêm trọng được kiến nghị nhiều lần, cơ quan chủ quản cũng tích cực khắc phục nhưng việc cải thiện chưa đáng kể. Trong khi đó Nhà nước chỉ có chính sách thu phí về môi trường mang tính tượng trưng thiếu bền vững. Luật Thuế Bảo vệ môi trường ra đời là một sắc thuế để hoàn thiện chính sách, cải cách để hội nhập, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường toàn xã hội, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch. Quan trọng hơn là tạo nguồn thu khôi phục môi trường.
Xuất phát từ mục tiêu của Thuế bảo vệ môi trường là nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Trên thực tế hiện nay, có nhiều sản phẩm, hàng hóa mà khi sử dụng gây ô nhiễm với các mức độ tác độ đến các môi trường khác nhau. Nếu đánh thuế trên tất cả các hàng hóa gây ô nhiễm môi trường thì có rất nhiều sản phẩm, hàng hóa phải đưa vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại chưa nên đưa tất cả các sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường vì sẽ ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế mà chỉ nên chọn lựa một số sản phẩm gây ô nhiễm có thể quản lý thu thuế được, đảm bảo tính khả thi của Luật. Tám nhóm sản phẩm, hàng hóa đưa vào đối tượng chịu
thuế trong Luật Thuế bảo vệ môi trường là 8 nhóm sản phẩm phần lớn mà khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng, tác động xấu đến môi trường
3.2. Kinh nghiệm triển khai thực hiện thuế bảo vệ môi trƣờng ở các nƣớc trên thế giới
Sự phát triển của thuế bảo vệ môi trường ở nước OECD trên thế giới diễn ra theo 3 cách tiếp cận sau: Thứ nhất là áp dụng một số loại thuế liên quan đến môi trường mới, nói cung là áp dụng cho các sản phẩm gây hại tới môi trường mới, nói chung là áp dung cho các sản phẩm gây hại tới môi trường như thuốc trừ sâu, phân bón, pin, ô tô hoặc các chất thải. Thứ hai, tái cấu trúc một số loại thuế đang tồn tại để mang các yếu tố môi trường vào
trong thuế đó, ví dụ như thế CO2 trên các sản phẩm năng lượng đã được áp
dụng ở Đan mạch, Phần lan, Na Uy, Thụy Điển, Hà Lan, Ý và Anh. Thứ ba, bổ sung hoặc loại bỏ một số ưu đãi thuế và trợ cấp có khă năng gây hại cho môi trường (như trợ cấp nông nghiệp, các ưu đãi thuế cho khu vực giao thông). Vào năm 2011, tổng thu về thuế môi trường (không kể phí) là khoảng 2% GDP và 6% tổng thu về thuế. Tính trên đầu người, quốc gia thấp nhất thu khoảng dưới 100USD và cao nhất là khoảng 1.700 USD, hiệu quả sử dụng thuế, phí môi trường ở các nước OECD khá tốt thể hiện: Ở Phần Lan, một
nghiên cứu cho rằng nếu không áp dụng thuế năng lượng, CO2 thải ra sẽ cao
hơn khoảng 4 triệu tấn (hay cao hơn 7%) lượng CO2 thải ra năm 19985.
Đan Mạch
Thuế Năng lượng
5
Báo cáo đánh giá của ETV2 (2009), Tờ trình chính sách Các ưu đãi về môi trường ở Việt Nam và đánh giá các khoản thu hiện hành liên quan đến môi trường ở Việt Nam.
Trong năm 1990, Thượng viện Đan Mạch đã đề ra chỉ tiêu đầy tham vọng về việc giảm mức khí thải CO2 ở cấp quốc gia xuống 20% so với năm 1988 trước năm 2005. Theo nghị định thư Kyoto và hiệp định chia sẻ gánh nặng của Liên minh Châu Âu, chỉ tiêu mới đã được đề ra nhằm làm giảm khí thải nhà kính xuống 21% dưới mức năm 1990 trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, tương đương với tổng lượng khí thải CO2 là 54,9 triệu tấn.
Để đạt được chỉ tiêu đó, Đan Mạch đã tiến hành các chiến lược giảm khí thải nhà kính liên tục trong nhiều năm. Yêu tố trung tâm ở trong các chiến lược này là áp dụng thuế sử dụng năng lượng của các hộ gia đình và kinh doanh và thuế CO2 như là một hình thức nhằm khuyến khích tiết kiệm điện và chuyển đổi nhiên liệu sử dụng. Đánh thuế CO2 trong kinh doanh kết hợp với các khoản tiền viện trợ cho các chính sách đầu tư nhằm sử dụng năng lượng sạch và đánh thuế vào các ngành công nghiệp nặng đã được cho vào các hiệp định tự nguyện.
Một cách truyển thống, thuế năng lượng chỉ bao gồm các hộ gia đình và các công ty kinh doanh miễn thuế GTGT (bao gồm cả các tổ chức công). Nhằm đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế, thuế năng lượng được trả bởi các doanh nghiệp phải đóng thuế GTGT đều được hoàn lại (trừ trường hợp xăng dùng cho các phương tiện lưu chuyển hành khách).
Xét tổng diện, luật thuế CO2 đầu tiên của Đan Mạch được xem là không có tác động hiệu quả đến môi trường. Những doanh nghiệp kinh doanh sử dụng nhiêu năng lượng thực tế lại được miễn thuế, trong khi lại được hưởng các lợi ích từ các khoản viện trợ cho việc tiết kiệm năng lượng mà không ai có thể đảm bảo là những khoản tiền viện trợ này sẽ được dùng chỉ vào các dự án này mà không bị sử dụng vào những nguồn khác.
Năm 1999 một hội đồng dưới quyền kiểm soát của Bộ Tài chính đã kết luận rằng thuế năng lượng kinh doanh và thuế CO2 đã tạo ra ảnh hưởng đến môi trường một cách đáng kể theo một hướng có tính kinh tế, trong khi đó vẫn xem xét trong đó tính cạnh tranh quốc tế. Một nghiên cứu độc lập sau đó đã chỉ ra rằng thuế năng lượng kinh doanh đã đóng góp vào sự giảm tổng thể mức năng lượng tiêu thụ khoảng 10%. Tính một cách riêng biệt hiệp định tiết kiệm năng lượng đã giúp làm giảm 9% năng lượng sử dụng. Một nghiên cứu khác đã tìm ra rằng kết quả của hiệp định tự nguyện đã làm giảm 2-4% tổng năng lượng sử dụng trên mỗi hiệp định sau 3 năm (như vậy là vượt qua mức bình thường khoảng 1% mỗi năm). Theo một đánh giá khác về hệ thống hiệp định đã chỉ ra rằng phần lớn chính sách tiết kiệm điện đã đạt được, thậm chí là dù không có chính sách hiệp định thì hệ thống vẫn vượt qua mức mong đợi.
Thuế thuốc trừ sâu
Chương trình hoạt động quốc gia về thuốc trừ sâu ở Đan Mạch được giới thiệu vào năn 1986 với mục đích bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Mục đích là nhằm thắt chặt các chính sách cho phép sử dụng thuốc trừ sâu và hỗ trợ các nghiên cứu trong việc sử dụng thuốc trừ sâu và cung cấp thông tin đến người nông dân cũng như là cung cấp chứng chỉ cho người sử dụng thuốc trừ sâu. Mục tiêu của kế hoạch hành động này làm giảm mức tiêu thụ thuốc trừ sâu tới 50% trong vòng 10 năm (nghĩa là năm 1997) và chuyển sang sử dụng các hình thức thuốc trừ sâu ít gây hại hơn. Kế hoạch hành động bao gồm các công cụ sau:
Đưa ra lời khuyên và nghiên cứu được tài trợ thông qua khoản
Quy trình đã được chứng nhận cho thuốc trừ sâu trước khi mang ra bán, nhập khẩu và sử dụng;
Nghĩa vụ của người nông dân phải giữ số liệu về thời gian, số
lượng và loại thuốc trừ sâu sử dụng cho mỗi cánh đồng mặc dù không phải liên tục báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền;
Chứng nhận thuốc trừ sâu cho tất cả những người sử dụng
thường xuyên;
Tiêu chuẩn kĩ thuật tối thiểu cho các dụng cụ phun xịt;
Cấm sử dụng thuốc trừ sâu trong và xung quanh các khu vực môi
trường nhậy cảm và xung quanh các thiết bị chứa nước
Thuế thuốc trừ sâu được giới thiệu vào năm 1996, chiếm một tỉ lệ trên giá bán lẻ của thuốc nhằm thúc đẩy mục đích của kế hoạch hành động năm 1986. Trong năm 1998 mức thuế là 53,85% giá bán lẻ cho thuốc trừ sâu 33,33% giá bán thuốc diệt nấm và cỏ. Do những khó khăn trong tính toán, loại thuế này không được phân hóa theo mức độc hại đến sức khỏe và môi trường của từng loại thuốc trừ sâu.
Vẫn tồn tại các câu hỏi về tỉ lệ trong đó các động lực khuyến khích về giá sẽ thay thế việc sử dụng thuốc trừ sâu và vai trò của hệ thống khuyến khích đến các khía cạnh khác của chương trình hành động. Thêm vào đó, vẫn không rõ ràng về việc người nông dân sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi các khoản thuế, chưa kể đến khía cạnh tác động có thể khác nhau giữa từng trường hợp nông trại cụ thể. Tác động lớn nhất về khía cạnh này được coi là ảnh hưởng đến tính cạnh tranh và vấn đề nhập khẩu thuốc trừ sâu cũng được nhân mạnh như một vấn đề tiềm năng nhưng hiện tại vẫn chưa được xem xét kĩ càng.
Thụy Sĩ
Phương tiện giao thông
Lịch sử của mức phí tính theo chiều dài của các phương tiện vận chuyển hàng hóa lớn có từ thập niên 1970. Hơn 20 năm sau, mức phí này đã được áp dụng thành công. Trong giai đoạn đó, có các thành công với nhiều bước đạt được và không đạt được. Bước đi đầu được thực hiện năm 1985 với sự giới thiệu mức phí đều cho tất cả các phương tiện hàng hóa nặng. Từ đó khoản phí thẳng đã trở thành giải pháp ban đầu, thay thế phí tính theo khoảng cách những năm 90.
Lý do thực hiện khoản phí mới:
Khoản phí này là phần rất quan trọng của chính sách nhắm đến
hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ và đường ray;
Doanh thu được tái đầu tư vào ngành vận chuyên, chủ yếu cho
các dự án phương tiện vận chuyển công cộng. Vì vậy hỗ trợ chính sách cho hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường ray;
Giải pháp kĩ thuật thì rất đơn giản, tin cậy và phù hợp cho việc
giải quyết các vấn đề có từ các chỉ dẫn có tính chính trị;
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả. Việc tính toán khoản phí
dựa trên chi phí ngoài của các phương tiện vận chuyển hàng hóa theo đường bộ.
Khoản phí này phụ thuộc vào 3 nhân tố:
Khoảng cách sử dụng trên hệ thống đường của Thụy Sĩ
Khí thải của phương tiện
Ảnh hưởng của khoản phí: Bởi vì phí này không được xem như một hình thức riêng biệt, nhưng cũng với sự thay đổi về khối lượng giới hạn, kết quả đã được kiểm chứng bởi vì khoản phí này đã có những tác động rõ rệt giữa hai nhân tố. Ảnh hưởng chính của hệ thống mới với khoản phí mới một mặt và khối lượng hạn chế cao hơn ở mặt khác trên việc vận chuyển hàng hóa cồng kềnh trên đường đã có tính hiệu quả hơn. Hiệu quả chủ yếu thông qua những phát triển như sau:
Sự cải tiến của xe tải nhằm giảm tiêu phí phải đóng, kinh doanh
chuyên chở hàng đã mua các phương tiện sạch mà được xếp vào loại xả khí thải rẻ nhất và thay đổi kích cỡ của các phương tiện này theo nhu cầu thực tiễn của thị trường. Trước đó các phương tiện vượt quá kích cỡ rất phổ biến trong kinh doanh
Tập trung vào ngành công nghiệp chuyên chở hàng do các công
ty to hơn với sức chuyên chở tốt hơn có thể sử dụng phương tiện vận chuyển của họ theo phương thức hiệu quả hơn
Các phương tiện vận chuyển hàng hóa nhẹ hơn trên đường: Với
việc sử dụng chế độ mới, mức tăng vkm trước đó lên khoảng 7% đã thay thế bởi sự giảm khoảng 4% vào năm 2001 và 3% năm 2002. Năm 2003 mật độ giao thông các phương tiện chuyên chở không thay đổi. Mặc dù phải công nhận rằng nền kinh tế phát triển chậm lại là nhân tố góp phần nhưng chế độ mới đã tạo ra những thay đổi rõ ràng
Chương trình giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu ở Anh được thành lập vào năm 2000 nhằm mục đích đạt được cam kết với hiệp định thư Kyoto với việc giảm 12,5% mức khí nhà kính trong khoảng thời gian từ năm 2008-2012 so với năm 1990 và mục tiêu nội địa là giảm 20% mức khí thải so với năm 1990 trước năm 2010. Nhân tố chính của chương trình giải quyết thay đổi khí hậu là mức thuế cho việc giải quyết thay đổi khí hậu trong đó thuế năng lượng cho các ngành công nghiệp, thương mại, nông nghiệp và các ngành công cộng. Mức thuế không được áp dụng cho khách hàng nội địa và cho các tổ chức từ thiện. Thêm vào đó, việc sử dụng dầu và điện năng sản xuất thông qua đơn vị kết hợp giữa sức nóng và năng lượng hoặc các nguồn có thể tái sử dụng mà không bị đánh thuế. Mức thuế áp dụng được cung cấp trong bảng biểu sau:
Nguyên liệu Mức thuế (£) Mức thuế ($US)
Ga £ 0.0015/kWh 0.0028 $US/kWh Than đá £ 0.0117/kg (£ 0.0015/kWh) 0.02202 $US/kWh ( 0.0028$US/kWh) Ga xăng £ 0.0096/kg (£ 0.0007/kWh) 0.01807 $US/kWh (0.001318 $US/kWh) Điện £ 0.0043/kWh 0.008094 $US/kWh