Tác động đối với phân tích thu nhập và đói nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của luật thuế bảo vệ môi trường đến hoạt động kinh doanh của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 78)

3.4. Kết quả đã đạt đƣợc của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng sau khi thi hành cho

3.4.4. Tác động đối với phân tích thu nhập và đói nghèo

Phần này phân tích tác động xã hội của việc thực hiện LTMT. Bảng 8 cho thấy tác động đối với đói nghèo ở Việt Nam. Việc áp dụng thuế môi trường ảnh hưởng đến đói nghèo theo ba kênh. Thứ nhất, như đề cấp trước đó, nó làm giảm thu nhập theo giá cố định của các hộ gia đình thông qua việc tăng giá. Thứ hai, giá cao hơn đối với nhiên liệu hóa thạch làm cầu đối với đầu vào trong các ngành thâm dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển từ các nhiên liệu này sang các đầu vào sơ cấp, bao gồm lao động: điều này tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động. Thứ ba, trong trường hợp xấu nhất, khi thuế suất quá cao, sản lượng của một số ngành bị giảm, mất việc và thu nhập làm giảm phúc lợi của người lao động.

Bảng 3.9 Tác động đối với đói nghèo trong thời kỳ 2012 – 2013 (%)

2011 2012 2013 TMT KTMT Chênh lệch TMT so với KTMT TMT KTMT Chênh lệch của TMT so với KTMT Việt Nam 12,6 11,1 10,9 0,2 9,8 9,7 0,1 Thành thị/nông thôn Thành thị 5,1 4,3 4,2 0,15 3,7 3,7 0,04 Nông thôn 15,9 14,1 13,9 0,17 12,7 12,6 0,13

2011 2012 2013

Vùng

Đồng bằng sông hồng

7,1 6,0 6,0 0,0 4,9 4,9 0,0

Miền núi phía bắc 26,7 23,8 23,7 0,1 21,9 21,8 0,1

Duyên hải Bắc trung bộ 24,5 21,3 20,7 0,5 18,3 18,1 0,3 Tây nguyên 10,9 9,5 9,4 0,1 8,1 7,9 0,2 Đông Nam Bộ 20,3 17,8 17,5 0,3 20,3 16,0 0,2 Đồng bằng sông cửu long 1,7 1,3 1,3 0,0 1,7 1,1 0,0 11,6 10,1 9,8 0,3 11,6 9,1 0,1

Khi thuế môi trường đã được áp dụng, tỷ lệ nghèo vẫn giảm (cột 3 và 6 của Bảng 3.9), ví dụ tỷ lệ nghèo cả nước giảm từ 11,1% trong năm 2012 xuống 9,8% vào năm 2013, nhưng với tốc độ chậm hơn so với khi không áp thuế.

Các tác động tuy không thuận lợi, nhưng cũng không lớn. Các tác động ròng là tổng các tác động của tất cả ba kênh đề cập ở trên, với những tác động bất lợi có khuynh hướng áp đảo. Cần nhớ lại rằng trong tất cả các cấu phần của GDP bên chi tiêu, tiêu dùng hộ gia đình chịu tác động xấu lớn thứ hai. Các tác động đói nghèo cao hơn trong năm 2012 là 0,2 điểm phần trăm so với trường hợp không áp dụng LTMT. Tác động có giảm vào năm 2013 theo tất

các nhóm dân nghèo hơn (nông thôn, Duyên hải bắc trung Bộ, Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long).

Phân phối thu nhập tại Việt Nam khi thực hiện LTMT dường như được cải thiện đôi chút, như được minh họa bằng chỉ số GINI (mức bất bình đẳng của phân phối thu nhập giữa cá nhân và hệ kinh tế trong một nền kinh tế) giảm nhẹ (hình 3.5). Điều này được giải thích bởi thực tế là thu nhập theo giá cố định của nhóm các hộ gia đình nghèo giảm đi ở mức độ thấp hơn do nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là xăng dầu chỉ là một khoản nhỏ hơn trong rổ hàng tiêu dùng của họ so với các hộ gia định giàu có hơn.

0,4217 0 0,421 0,4211 0,4202 0,4203 0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 0,35 0,4 0,45 2011 2012 2013 TMT KTMT

Hình 3.5 Chỉ số GINI giai đoạn 2011 - 2013 3.5. Khó khăn khi thực hiện Luật thuế bảo vệ môi trƣờng

Bên cạnh dự kiến những kết quả đạt được nêu trên, trong khuôn khổ của luận văn em xin nêu ra những khó khăn khi triển khai thực hiện Luật thuế môi trường như sau:

3.5.1. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trong các chính sách thuế hiện hành liên quan đến bảo vệ môi trường, mục tiêu bảo vệ môi trường chỉ là mục tiêu được lồng ghép không phải là mục tiêu chính. Vì vậy, việc khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích đầu tư vào các dự án làm sạch môi trường, không thu thuế nhập khẩu hoặc thu mức thuế suất thấp khi mua các sản phẩm, thiết bị môi trường liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường chứ chưa tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng và hoạt động sản xuất các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường.

Thực tế khi Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành thì sẽ có nhiều vướng mắc trong cách xác định đối tượng chịu thuế, xác định mức thuế suất đối với 8 nhóm hàng chịu thuế bảo vệ môi trường. Cải cách thuế môi trường phải thống nhất với hệ thống pháp luật của Việt Nam. Điều này có nghĩa là cải cách phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt hiến pháp. Thêm vào đó, cải cách này phải không được mâu thuẫn với các nguồn luật khác nhằm đảm bảo tính nhất quán trong tổng thể hệ thống luật pháp. Những loại thuế hiện hành cần phải được đánh giá và cải cách theo một số điều kiện cụ thể để tránh những tác động xấu đến môi trường hoặc sử dụng những tác động của những loại thuế trên cho mục đích môi trường.

Bên cạnh đó, cải cách thuế phải đáp ứng được tiêu chuẩn pháp luật. Do đó, thực chất, thuế môi trường phải có thể chuyển được thành luật để áp dụng và thực hiện. Ví dụ, thuế thuốc trừ sâu là một ý tưởng hay nhìn từ góc độ môi trường. Tuy nhiên, để phân loại hoá học các loại thuốc trừ sâu gây hại cho môi trường không phải là điều dễ dàng

khác nó còn được coi như một công cụ điều tiết trong các chính sách môi trường. Thuế môi trường, cùng với các công cụ điều tiết còn lại trong hệ thống chính sách môi trường sẽ mang lại tác động tích cực đối với môi trường. Loại thuế này sẽ bổ trợ cho chính sách nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu hơn, công cụ này cũng có thể đem lại các tác động tiêu cực không mong muốn. Cụ thể là: tạo ra gánh nặng tăng thêm không cần thiết hoặc không tối ưu, điển hình là khi khoản thuế môi trường vượt qua phần chi phí môi trường bỏ ra. Trường hợp xấu nhất là công cụ này sẽ cản trở tác động các công cụ khác (ví dụ: kết hợp với một chương trình mua bán chất thải). Bởi thế, việc có được một chính sách kết hợp nhất quán và hiệu quả là một tiêu chí rất quan trọng trong quá trình cải cách thuế môi trường một cách hoàn chỉnh.

Trên thực tế, việc áp dụng lý thuyết không phải dễ dàng. Các loại thuế môi trường có thể liên quan đến rất nhiều chính sách khác nhau, từ chính sách biến đổi khí hậu, chính sách năng lượng, chính sách giao thông - vận tải đến chính sách nông nghiệp giống như trường hợp xem xét cùng những đề xuất trong văn bản chính sách này (còn nhiều trường hợp tương tự khác). Điều này gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng trong việc xây dựng và thiết kết các loại thuế môi trường. Một mặt, việc đánh thuế môi trường phải nằm trong sự kiểm soát của Bộ tài chính bởi xét về mặt kỹ thuật đây là một công cụ thuế và là một phần không thể thiếu trong hệ thống thuế. Mặt khác, các bộ ngành trong lĩnh vực khác cũng có liên quan tới loại hình thuế này. Chính vì thế, hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này là việc làm rất cần thiết.

Khi Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2012 thì mặc dù phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, internet ....phổ biến rộng rãi nhưng ý nghĩa thật sự của Luật thuế này ban hành ra để

làm gì, tác động đến đối tượng nào và tiêu chuẩn để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhóm hàng lại chưa được hướng dẫn cụ thể, công tác đánh giá còn mang tính chủ quan chưa bao quát được toàn bộ tình hình chung của xã hội dẫn đến tình trạng Luật đi vào thực hiện thì gặp nhiều vướng mắc.

3.5.2. Tác động của 8 nhóm hàng thuộc đối tượng chịu thuế của Luật thuế bảo vệ môi trường đến doanh nghiệp và người tiêu dùng

Khi Luật có hiệu lực thi hành, các sản phẩm như: Dung dịch HCFC, than, túi nhựa xốp, thuốc bảo vệ thực vật khi chịu thuế môi trường sẽ làm tăng giá bán của sản phẩm, gây khó khăn nhất định cho doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, mức thu nói chung không cao, doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản xuất dần dần, hoặc giảm bớt sản xuất, nhập khẩu hàng hoá chịu thuế môi trường.

Trên thực tế có rất nhiều sản phẩm khi sử dụng, thải bỏ đều gây ô nhiễm môi trường, nhưng mức độ gây ô nhiễm ở mức khác nhau. Luật quy định đối tượng chịu thuế đối với một số sản phẩm, dẫn đến có nhiều ý kiến cho rằng không bình đẳng, như: Tại sao hàng hoá này phải nộp thuế, hàng hoá khác không phải nộp thuế. Tuy nhiên, để đưa một sản phẩm vào đối tượng chịu thuế phải tính đến rất nhiều yếu tố như: Tác động của thuế đối với sản xuất, đối với cạnh tranh, đối với thu nhập của người tiêu dùng, mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm, năng lực quản lý thu. Qua nghiên cứu và phân tích, đánh giá so sánh lợi ích trong tổng thể nền kinh tế, Luật quy định được một số đối tượng như trong Luật. Các sản phẩm này có tính chất gây ô nhiễm cao, tác động lớn đến môi trường, mang tính thời sự, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay và thông lệ quốc tế.

trường (BVMT) nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thay đổi hành vi của người tiêu dùng khuyến khích sản xuất các sản phẩm thay thế thân thiện

với môi trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn: đối với doanh nghiệp sản xuất

bảo bì, nhóm mặt hàng tiêu thụ khá lớn và bị đánh thuế nặng nhất, từ 170% - 200% như túi vải không dệt, túi tự hủy... tuy nhiên hiện chưa một cơ quan chức năng nào dám công nhận tính thân thiện với môi trường của các sản phẩm này. Theo quy định, chỉ có loại túi đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên - Môi trường mới được miễn thuế bảo vệ môi trường. Nhưng việc xác định tiêu chí túi ni-lông thân thiện hay không thân thiện với môi trường không dễ. Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ xem xét phê duyệt bộ tiêu chí “Nhãn xanh Môi trường” để xác định túi ni lông thân thiện với môi trường, đó phải là túi phân hủy sinh học hoàn toàn với thời gian tối đa khoảng 3 năm. Nhưng kiểm định xác định tiêu chí này khá tốn kém. Đưa ra khoản thuế phải nộp với sản phẩm túi ni lông từ 30-50 nghìn đồng, nhưng luật không quy định cụ thể trường hợp nào nộp thuế 30 nghìn đồng/kg, trường hợp nào nộp thuế 50 nghìn đồng/kg. Quy định này tạo kẽ hở để doanh nghiệp tìm cách khai để nộp thuế thấp. Do đó, nếu không có hướng dẫn cụ thể điều kiện và đối tượng chịu thuế, sẽ tồn tại nhiều kẽ hở làm nảy sinh tiêu cực. Khái niệm thế nào là thân thiện với môi trường, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới cũng chưa thể định lượng nên Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng chưa thể đưa ra quy định cụ thể. Một số nước trên thế giới chấp nhận và công bố tiêu chí cho các loại túi tự hủy. Theo TS

Lê Văn Khoa (Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh): “các tiêu chí

này có thể áp dụng vào Việt Nam nhưng cũng khó lòng cho các doanh nghiệp thực hiện vì trong nước chưa có bất kỳ trung tâm nào có thể phân tích, đánh giá khả năng phân hủy sinh học của các loại bao bì, còn nếu đưa sản phẩm ra các trung tâm nước ngoài phân tích sẽ tốn rất nhiều thời gian (1-2 năm mới

có kết quả) và chi phí”.(nld.com.vn)

Thuế Bảo vệ môi trường nhằm vào các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm dựa trên lượng sản phẩm tiêu thụ. Nhưng hiện nay còn lượng lớn cơ sở sản xuất túi ni lông, dép nhựa, áo mưa,… nhỏ lẻ, cơ quan chức năng chưa kiểm soát được lượng sản phẩm tiêu thụ hằng ngày. Bởi hầu hết cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được đóng thuế bằng hình thức giao khoán. Việc kiểm định, tính toán lượng sản phẩm tiêu thụ không được làm thường xuyên. Đáng chú ý, loại túi ni lông được tiêu thụ phổ biến trên thị trường có xuất xứ từ cơ sở nhỏ lẻ.

Gần như 100% các cơ sở tái chế không có hệ thống xử lý nước thải như quy định, môi trường làm việc của người công nhân không bảo đảm vệ sinh. Những sản phẩm này không những gây hại cho người sử dụng mà quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Các cơ sở thường mua những hạt nhựa tái sinh, tái chế với giá khoảng 20-30 nghìn đồng/kg. Do không bị tác động nhiều bởi việc nộp thuế nên giá túi ni lông ở cơ sở này cũng chỉ tăng khoảng 5-10% so với trước khi có quy định nộp thuế bảo vệ môi trường. Nếu không có sự kiểm soát cơ sở sản xuất nhỏ lẻ sẽ tạo áp lực cạnh tranh với cơ sở sản xuất quy mô lớn hơn; đồng thời không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường.

Triển khai áp thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông nói riêng và các sản phẩm khác nói chung góp phần bảo vệ môi trường, tạo nguồn thu để phục vụ việc khắc phục sự cố môi trường, bảo vệ môi trường. Về các tiêu chí để phân loại túi nylon thân thiện với môi trường theo quy định tại

Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường thì Bộ Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu, hoàn thiện các tiêu chuẩn tiêu chí

phân loại túi nylon rõ ràng hơn và sẽ cố gắng ban hành trong thời gian sớm nhất.

Như vậy, tuy văn bản Luật thuế bảo vệ môi trường mới có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2012, nhưng đã có những tác động nhất định đối với hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt là đối với mặt hàng túi ni lông chịu thuế suất lớn nên có tác động mạnh đến các doanh nhiệp sản xuất và kinh doanh túi ni lông đồng thời ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người dân. Trên thực tế để có những biện pháp đưa ra vào thời điểm này là khó và chưa toàn diện, vì khi một văn bản Luật được thực thi thì sẽ có tác động đến hành vi của doanh nghiệp dù ít hay nhiều: vướng mắc về chính sách đảm bảo hàng hóa được sản xuất ra phù hợp với quy định và với chi phí thấp nhất vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế và hải lòng của khách hàng… vì vậy sẽ không tránh khỏi vướng mắc và kêu cứu của doanh nghiệp, nên trong bài tiểu luận em không đưa ra giải pháp cụ thể mà chỉ là những giải pháp mang tính kỹ thuật:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích chính sách nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân; tăng sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân..

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường để thẩm định, xác định mức độ gây ô nhiễm của các sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu, để có thể xác định được mức thuê bảo vệ môi trường phù hợp đảm bảo công bằng về nghĩa vụ nộp thuế trong quá trình thực hiện.

- Thực hiện đồng bộ các chính sách, biện pháp: thuế, phí, lệ phí; hành chính, tuyên truyền giáo dục,… nhằm bảo vệ môi trường. Hiện nay, thuế bảo vệ môi trường được ban hành có hiệu lực trong 4 tháng tuy nhiên trong Luật

lại chưa có quy định cụ thể về quy định sử dụng nguồn thu thuế bảo vệ môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của luật thuế bảo vệ môi trường đến hoạt động kinh doanh của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)