Tích cực tìm kiếm nguồn tiền gửi nhàn rỗi từ công chúng

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh nha trang (Trang 79 - 82)

Hiện nay Khánh Hòa là một tỉnh đang trên đà phát triển, không ngừng thay da đổi thịt, diện mạo ngày càng khang trang hơn với 2 thành phố và 1 thị xã, văn minh hơn và hiện đại hơn. Khánh Hòa phát triển mạnh về dịch vụ, du lịch, với những khu vực xưa kia chẳng được mấy ai quan tâm đầu tư nhưng bây giờ thì nó trở nên khác hẳn với một bộ mặt mới đầy triển vọng và tiềm năng phát triển về mọi mặt.

Ngoài ra ngân hàng có thể mở thêm dịch vụ nhận trả tiền tại nhà đối với những người không có điều kiện để đi đến các điểm giao dịch để gửi hoặc rút tiền tiết kiệm.

Ngân hàng cần mở rộng mạng lưới hoạt động ra rộng khắp các huyện trong tỉnh để ngân hàng có thể khai thác tốt được nguồn tiền gửi ở người dân trên ddiajj bàn toàn tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới.

3.4.Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng Nhân tố con người trong hoạt động ngân hàng đóng một vai trò vô cùng to lớn, có tính chất quyết định tới hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm nói riêng. Có thể nói đội ngũ nhân viên chính là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, góp phần quyết định việc ngân hàng có gây ấn tượng tốt với khách hàng hay không, có giữ được khách hàng hay không. Chính vì vậy việc tuyển dụng và đào tạo một đội ngũ nhân viên có kiến thức sâu rộng, hiểu biết nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp tốt là một trong những vấn đề ngân hàng phải quan tâm.

Trước tiên, ngân hàng cần chú ý đến khâu tuyển dụng, đưa ra các hình thức thi đua để lựa chọn những người phù hợp. Sau đó ngân hàng phải tập trung đào tạo bồi dưỡng đối tượng này, nâng cao kiến thức chuyên môn và phát huy kỹ năng giao tiếp bao gồm khả năng phản ứng, ngôn ngữ cử chỉ, kỹ năng đặt câu hỏi, thái độ làm việc, sự linh hoạt....

Thứ nhất là khả năng phản ứng của nhân viên ngân hàng. Câu trả lời đầu tiên của cán bộ giao dịch khi khách hàng bước chân vào ngân hàng chính là thời điểm bắt đầu sự phục vụ đối với nguời gửi tiền. Ở đây khả năng phản ứng của cán bộ giao dịch đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường giao tiếp với khách hàng. Khả năng phản ứng của cán bộ là nhận thức được sự có mặt của khách hàng và thể hiện cho khách hàng biết điều đó, tỏ ra lưu ý đến khách hàng ngay cả khi đang bận phục vụ những khách hàng khác

Thứ hai là ngôn ngữ cử chỉ. Các cán bộ giao dịch phải giữ một khoản cách phù hợp với khách hàng, quay mặt về phía khách hàng, nhìn thẳng vào khách hàng khi nói, biểu lộ sự quan tâm chú ý, gật đầu để chỉ ra rằng mình đang nghe, không làm việc gì khác trong khi khách hàng đang nói, mỉm cười thân mật để chỉ ra sự nồng hậu và quan tâm

Thứ ba là lắng nghe một cách chủ động. Nếu không lắng nghe sẽ để lỡ những điều mà khách hàng mong muốn, diễn giải sai yêu cầu của khách hàng. Có một số khách hàng có nhu cầu ẩn giấu bên trong mà chính họ cũng không biết. Bằng cách lăng nghe để nắm lấy nhu cầu của khách hàng , cán bộ giao dịch có thể xác định rõ cái gì có lợi cho khách hàng nhất và sẽ tạo ra ấn tượng tốt khi người đó gợi ý được cho khách hàng

Thứ tư là kỹ năng đặt câu hỏi. Nếu chỉ lắng nghe không thì vẫn chưa đủ ầm còn phải đặt câu hỏi để nhận thông tin và xác định nhu cầu của khách hàng. Có hai loại câu hỏi có thể đưa ra để đáp lại khách hàng là câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Câu hỏi đóng là loại câu hỏi trả lời có hoặc không. Mục đích của câu hỏi đóng là trả lời những thông tin nhất định, làm cho ngừoi đối thoại hiểu rõ những thông tin mình cần thu thập, hạn chế những hiểu lầm trong giao tiếp, hứong cuộc đối thoại đến mục tiêu cụ thể. Ví dụ như “Chị gửi tiền lần nào chưa?”....Tuy nhiên, loại câu hỏi đóng nhiều khi làm cho việc trao đổi thông tin gặp nhiều khó khăn. Do vậy không những phải sử dụng câu hỏi đóng mà còn phẩi sử dụng câu hỏi mở để tăng tối đa uuw việt và giảm những nhược điểm trong giao tiếp của chúng. Câu hỏi mở là loại câu hỏi đòi hỏi khách hàng đưa ra những thông tin chi tiết hơn. Ví dụ như “Chị muốn gửi kì hạn nào?”.... Mục đích câu hỏi mở là muốn thu thập thêm thông tin, làm cho khách hàng cởi mở hơn, không tạo ra sự e ngại của khách hàng , khuyến khích khách hàng diễn đạt quan điểm cá nhân.

Thứ năm là thái độ lịch sự và kính trọng. Cán bộ ngân hàng cần phải lịch thiệp, nhưng không được quá cứng nhắc mà phải tạo ra không khí thân thiện. Thái độ của nhân viên phải truyền đạt đến khách hàng rằng khách hàng có quyền muốn một cái gì đó, có quyền yêu cầu và chở đợi ơhục vụ.

Thứ sáu là tính linh hoạt. Linh hoạt là khả năng ứng xử nhanh, phải giải đáp và phục vụ khách hàng trong cả những trường hợp khác thường. Muốn làm được điều này nhân viên phải là những người hiểu biết nghiệp vụ và có khả năng vận dụng một cách linh hoạt.

Khả năng giao tiếp tốt kết hợp với kiến thức chuyên môn sâu của cán bộ nhân viên ngân hàng chắc chắn sẽ tạo niềm tin, sự thoải mái lôi cuốn khách hàng. Vì vậy bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức để nâng cao được trình độ đội ngũ ngân hàng, chi nhánh cũng cần thiết phải biết sử dụng đúng người đúng việc và tạo môi trường tốt để nhân viên có thể phát huy được hết khả năng. Đồng thời cũng phả có các hình thức động viên khuyến khích bằng cả vật chất và tinh thần để người lao động mang hết khả năng và lòng nhiệt tình ra phục vụ khách hàng.

Thứ bảy là thường xuyên phát triển kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên:

Năng lực của nhân viên là điều cốt lõi nhất để giúp hoàn thành nhiệm vụ, kiến thức cũng sẽ thiếu hụt dần theo thời gian, xã hội càng phát triển thì càng có thêm nhiều điều mới lạ đối với mỗi con người do đó ngân hàng cần phải:

- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn giữa các nhân viên trong phòng ban với nhau. Với mỗi cuộc thi ngân hàng đưa ra những phần thưởng có giá trị để thu hút nhân viên tham gia trong các cuộc thi. Qua đó các nhân viên tự mình nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình lên.

- Tổ chức các lớp học ngắn hạn, dài hạn bồi dưỡng về nghiệp vụ với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước về lĩnh vực ngân hàng.

- Mời giáo viên của các tổ chức quốc tế, ngân hàng quốc tế hay các trường đại học để huấn luyện các nghiệp vụ mới, tin học, tiếng anh…gửi các cán bộ đương đảm trách các chức vụ cao trong ngân hàng đến các các nước có ngành ngân hàng phát triển để học tập, tiếp thu những kinh nghiệm và cách thức quản lý hiện đại …

- Học qua thực tế là một vấn đề mà ngân hàng cần quan tâm như cử cán bộ đi học tập ở các ngân hàng bạn trong và ngoài hệ thống.

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh nha trang (Trang 79 - 82)