Bảng 2 : Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Nha Trang theo tổ chức trong nền kinh tế :
Đvt : Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%) Chỉ tiêu Số tiền tỷ trọng(%) số tiền tỷ trọng (%) số tiền tỷ trọng (%) 2010/2009 2011/2010 Kho bạc 0,4 0,00 14.000 1,39 16.799 1,41 >>100 19,99 TCTC, TCTD 95.355 12,44 83.477 8,27 114.695 9,60 (12,46) 37,40 TCKT 232.828 30,38 262.558 26,02 271.163 22,70 12,77 3,28 Cá nhân 432.394 56,42 642.815 63,70 779.856 65,28 48,66 21,32 Nguồn khác 5.821 0,76 6.206 0,62 12.183 1,02 6,61 96,31 Tổng huy động 766.398 100 1.009.056 100 1.194.696 100 31,66 18,40 ( Nguồn: phòng kế toán )
Năm 2009 0% 12% 30% 57% 1% Kho bạc TCTC, TCTD TCKT Cá nhân Nguồn khác Năm 2010 1% 8% 26% 64% 1% Năm 2011 1% 10% 23% 65% 1%
Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động vốn của DongA Bank nha trang phân theo tổ chức trong nền kinh tế
Nhìn một cách tổng thể, trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được thì nguồn tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 80% đến 90% trong tổng nguồn vốn huy động. phần còn lại là của các TCTD, kho bạc, và nguồn huy động khác.
Tổng nguồn vốn huy động qua các năm tăng , năm 2010 tổng vốn huy động tăng hơn 2009 mức tương đối là 31,66 %, năm 2011 tổng vốn huy động được là 1.194.696 tăng hơn so với năm 2010 mức tương đối là 18,4%. Năm 2010 và năm 2011 là những năm hậu khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên ở Việt Nam tình hình kinh tế hai năm này rơi vào tình trạng lạm phát cao, tỷ giá bất ổn định, đồng VNĐ mất giá…năm 2010 mức lạm phát lên tới hai con số là 11.75%. Lãi suất tăng cao, các ngân hàng chạy đua lãi suất để thu hút khách hàng về mình. Trước tình hình kinh tế đó chính phủ đã dùng biện pháp thắt chặt tiền tệ. Do đó tổng huy động vốn của chi nhánh đạt được qua các năm là một thành tích đáng khích lệ.
Nguồn tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế luôn được duy trì ổn định và tăng qua các năm. Nhìn vào tỷ trọng của các loại nguồn vốn huy động ta thấy, trong năm 2010 nguồn vốn huy động từ dân cư có tốc độ tăng trưởng cao tăng 48,66 % so với năm 2009, nguồn vốn huy động dân cư chiếm 63,7 % tổng nguồn vốn huy động đây là một thành công lớn của chi nhánh và điều này cho thấy uy tín của ngân hàng đối với người dân nơi đây là rất lớn. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế đạt 262.815 tăng tương đối so với năm 2009 là 12,77 % mức tăng không cao nhưng cũng là thành quả đáng khích lệ của ngân hàng trước tình trạng kinh tế đang hồi phục sau khủng hoảng.
Năm 2011 nguồn vốn huy động từ cá nhân là 779.856 triệu đồng tăng so với năm 2010 mức tương đối là 21.32 %. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế là 271.163 triệu đồng tăng so với năm 2010 mức tương đối là 3,28 % mức tăng tương đối thấp nguyên nhân là do năm 2011 tình hình lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng tăng và không ổn định, kinh tế khó khăn nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản hoặc thu hẹp quy mô do đó vốn huy động tiền gửi từ tổ chức kinh tế thấp.
Bên cạnh hai nguồn tiền trên thì chi nhánh cũng rất quan tâm tới nguồn tiền gửi của các TCTD, mặc dù đây là nguồn tiền gửi có tính ổn định không cao và không thường xuyên trong suốt thời kỳ hoạt động trong năm của chi nhánh . Vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chi trả dưới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tương ứng. Tuy nhiên qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy được nguồn này chiếm tỷ trọng từ 8% trong tổng vốn huy động. Năm 2009 là 12,44 %, năm 2010 là 8,27 %, năm 2011 chiếm 9,6% tỷ trọng tổng vốn huy động. Ngoài ra còn có vốn huy động từ kho bạc, phát hành giấy tờ có giá, từ cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức xã hội…
Như vậy có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, cơ cấu đa dạng phong phú, tăng trưởng. Điều này cho thấy chi nhánh có những chính sách và biện pháp hiệu quả trong việc huy động vốn của mình. Việc xác định cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng là rất quan trọng, nó vừa giúp chi nhánh duy trì ổn định hoạt động của mình, xây dựng đúng chiến lược phát triển lâu dài. Đặc biệt xác định đúng đối tượng khách hàng, từ đó có những chính sách hợp lý tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cũng như việc hoạch định chính sách huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao.