Thực trạng huy động tiền gửi tại ngân hàng

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh nha trang (Trang 59 - 68)

Bảng 5: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Nha Trang theo hình thức qua các năm 2009 – 2011.

Đvt: triệu đồng Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nguồn vốn huy động 766.398 1.009.056 1.194.696 242.658 31,66 185.640 18,40 Tiền gửi thanh toán 254.444 354.179 394.250 99.735 39,20 40.071 11,31 Tiền gửi tiết kiệm 452.175 635.705 776.552 183.530 40,59 140.847 22,16 Ký quỹ 59.779 19.172 23.894 (40.607) (67,93) 4.722 24,63 ( Nguồn: phòng kế toán ) 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

tr iệ u đ n

g Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi tiết kiệm Ký quỹ

Biểu đồ 5: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Nha Trang theo hình thức qua các năm 2009 – 2011.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2010 tăng so với năm 2009. Tính đến cuối năm 2010 là 1.009.056 triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 242.658 triệu đồng, tương đương tăng 31,66% so với năm 2009. Năm 2011 tổng vốn huy động là 1.194.696 tăng so với năm 2010 về tuyệt đối là 185.640 triệu đồng, về tương đối là 18,4%. Tuy nhiên mức tăng này không cao, điều này một phần là do những khó khăn về môi trường kinh tế xã hội không thuận lợi trong năm 2010, một phần là do sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Nhìn vào tỷ trọng của các loại nguồn vốn huy động ta thấy, trong năm 2010 tỷ trọng nguồn vốn huy động có sư thay đổi lớn so với năm 2009. Trước hết là tiền gửi tiết kiệm, nhìn chung thì lượng tiền gửi tiết kiệm tăng dần qua các năm. Lượng tiền gửi tiết kiệm năm 2010 đạt 635.705 triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 183.530 triệu đồng, tương ứng tăng 40,59 % so với năm 2009 lượng tăng rất cao. Nguyên nhân là do năm 2010 là năm lãi suất huy động vốn tăng cao, các ngân hàng chạy đua lãi suất, kênh tiền gửi tiết kiệm là kênh đầu tư an toàn và mang lại lợi nhuận cao khiến người dân gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn. Chi nhánh cũng đã chú trọng trong việc đổi mới cung cách phục vụ, rút ngắn thời gian trong mỗi lần giao dich với khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo khuyến mãi... Qua đó kích thích người dân gửi tiền tiết kiệm ở chi nhánh nhiều hơn. năm 2011 lượng tiền gửi tiết kiệm là 776.552 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 140.847 triệu đồng, tương ứng với 22,16 % tăng chậm so với năm 2010, do vào năm 2010 và đầu năm 2011 các ngân hàng thi nhau chạy đua lãi suất khiến lãi suất tăng cao trước tình hình đó ngân hàng nhà nước đã ra các chỉ thị về xử phạt các ngân hàng vi phạm vượt trần lãi suất và hạ lãi suất trần huy động xuống còn 14% do đó lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng nhưng tăng chậm hơn so với năm 2010.

Trong. Lượng tiền ký quỹ năm 2011 là 23.894 triệu đồng tăng so với năm 2010 mức 4.722 triệu đồng tương ứng với 24,63 %, điều này chứng tỏ trong năm qua các doanh nghiệp đã lựa chọn chi nhánh để thực hiện các giao dịch mở LC… nhiều do sự uy tín của ngân hàng.

Lượng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng cũng tăng dần qua các năm như năm 2010 lượng tiền là 354.179 triệu đồng tăng so với năm 2009 số tiền là 99.735 triệu đồng tương ứng với tăng 39,2%. Năm 2011 lượng tiền gửi thanh toán là 394.250 triệu đồng, tăng so với năm 2010 một mức là 40.071 triệu đồng tương ứng tăng 11,31 % mức tăng chậm hơn so với năm 2010 điều này được giải thích là do khách hàng chưa có thói quen sử dụng tiền gửi thanh toán, lượng giao dịch tiền mặt trong dân cư vẫn còn rất cao. Mặt khác trong hai năm vừa qua tình hình lạm phát tăng cao do đó tâm lý người dân luôn muốn sử dụng tiền mặt vì nó có tính thanh khoản cao. Mặt khác các doanh nghiệp trong hai năm vừa qua cũng gặp không ít khó khăn nên lượng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng cũng giảm. Dó đó chi nhánh cần phải chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền hơn nữa.

a. Biến động của tiền gửi theo loại tiền huy động

Xác định nguồn tiền theo loại tiền huy động giúp ngân hàng duy trì mối quan hệ với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thường xuyên. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền gửi được xác định cụ thể bằng bảng sau

Bảng 6: Biến động tiền gửi theo loại tiền huy động tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Nha Trang các năm 2009 – 2011.

Đvt: triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009

Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) TG VNĐ 512.299 72,50 685.990 69,30 798.487 68,20 173.691 33,90 112.497 16,40

TG ngoại tệ (quy

đổi) 194.320 27,50 303.894 30,70 372.315 31,80 109.574 56,39 68.421 22,51 Tổng cộng 706.619 100 989.884 100 1.170.802 100 283.265 40,09 180.918 18,28 (Nguồn: phòng kế toán)

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

thời gian tr iệ u đ n g TG VNĐ TG ngoại tệ (quy đổi)

Biểu đồ 6: Biến động tiền gửi theo loại tiền huy động tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Nha Trang các năm 2009 – 2011.

Qua bảng trên ta thấy nguồn tiền nội tệ mà chi nhánh huy động được tương đối ổn định và tăng qua các năm. Năm 2010 tăng 173.691 triệu đồng tương đương tăng 33.9% so với năm 2009, năm 2011 tăng 112.497 triệu đồng tương đương 16,4%. Nguồn nội tệ là nguồn huy động chính của chi nhánh, lượng tiền huy động được tương đối lớn và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi.

Bên cạnh đó nguồn huy động bằng ngoại tệ cũng rất quan trọng, chi nhánh luôn quan tâm và có những biện pháp thực tế để tăng nguồn vốn huy động ngoại tệ như điều chỉnh khung lãi suất hợp lý, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ thu hút đồng ngoại tệ từ các dịch vụ tiền gửi tiết kiệm và thanh toán như L/C ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi… và kết quả đạt được là năm 2010 lượng ngoại tệ huy động từ tiền gửi được là 303.894 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 109.574 triệu đồng tương đương 56,39%. Năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 68.420 tương đương với 22,51% tăng nhưng tốc độ chậm hơn so với năm 2010. Điều này có thể giải thích là do các năm vừa qua tỷ giá ngoại tệ có sự biến động mạnh, lạm phát tăng cao làm đồng VNĐ mất giá so với đồng ngoại tệ đây là nguyên nhân lượng vốn huy động ngoại tệ tăng vọt trong các năm qua.

b. Biến động của tiền gửi theo thời gian gửi

Nguồn huy động vốn từ ngân hàng không phải bao giờ nó cũng đều đều với một mức nhất định mà nó cũng biến động theo chu kỳ. Thông thường lượng tiền gửi tiết kiệm thường tăng cao vào những tháng đầu năm, những tháng giữa năm lượng tiền gửi có dấu hiệu chững lại và tăng dần vào những tháng cuối năm. Qua bảng diễn biến nguồn vốn tiền gửi theo thời gian tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Nha Trang ta thấy rõ tính chất chu kỳ này hơn.

Bảng 7: Biến động tiền gửi theo thời gian gửi tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Nha Trang các năm 2009 – 2011.

Đvt: triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh Lệch 2010/2009

Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu

Thời gian Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền %

Quý I 183.721 26,00 236.582 23,90 349.016 29,81 52.861 28,77 112.434 47,52 Quý II 226.118 32,00 326.662 33,00 375.593 32,08 100.544 44,47 48.932 14,98 Quý III 211.986 30,00 288.056 29,10 286.729 24,49 76.071 35,88 (1.327) (0,46) Quý IV 84.794 12,00 138.584 14,00 159.463 13,62 53.789 63,44 20.879 15,07 Tổng cộng 706.619 100 989.884 100 1.170.802 100 283.265 40,09 180.918 18,28 (Nguồn: phòng kế toán) 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

tr iệ u đ n g Quý I Quý II Quý III Quý IV

Biểu đồ 7:Biến động tiền gửi theo thời gian gửi tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Nha Trang các năm 2009 – 2011.

Từ bảng số liệu trên cho thấy rõ được sự biến độngcủa tiền gửi tại chi nhánh trong thời gian qua. Qua đây cũng nhận xét được rằng công tác huy động tiền gửi tại ngân hàng mang tính chất thời vụ rất cao, điều này được thể hiện như sau:

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi quý I năm 2010 là 236.582 triệu đồng chiếm 23,9% trong tổng vốn huy động. Mặc dù ở quý I ngân hàng chưa có kế hoạch để triển khai huy động mà người dân vẫn tích cực đến gửi cho thấy ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất thỏa đáng với mong muốn của người gửi. Sang quý I năm 2011 thì lượng tiền gửi này tăng lên đạt 349.016 triệu đồng tăng 47,52 % so với cùng kỳ năm trước.

Sang quý II: Nguồn tiền gửi có xu hướng tăng lên đây là khoảng thời gian mà các nhà sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn lớn, vì thế để có nguồn vốn cho vay chi nhánh đã tăng cường huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm. Ở quý II năm 2010 ngân hàng huy động được 326.662 triệu đồng chiếm 33% tổng vốn huy động tiền gửi tiết kiệm. Đây là khoảng thời gian mà ngân hàng đang thiếu vốn vì thế mà ngân hàng tăng cường công tác huy động vốn của mình đặc biệt là nguồn tiền gửi tiết kiệm. Tại quý II năm 2011 nguồn tiền gửi tại ngân hàng tăng lên với doanh số là 375.593 triệu đồng, như vậy so với cùng kỳ năm trước thì nó tăng lên 14,98% . Trong quý này ở cả hai năm thì lượng tiền gửi tăng đều đây là thời gian mà các nhà kinh doanh đã bắt đầu mở rộng hoạt động sản xuất của mình.

Năm 2011 là năm mà lãi suất lên cao đến đỉnh điểm, các ngân hàng thi nhau chạy đua lãi suất do đó thu hút rất nhiều người đến gửi tiền vào ngân hàng vì gửi tiền vào ngân hàng có lợi hơn so với việc đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Quý III: Lúc này hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần ổn định, nhu cầu vay vốn cũng giảm dần. Vì vậy mà ngân hàng cũng không tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn của mình như ở quý II nữa. Ở quý III năm 2010 nguồn tiền gửi chiếm 29.1% tương ứng với doanh số là 288.056 triệu đồng. Sang quý III năm 2011 thì nguồn tiền gửi này là 286.729 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 24,49 %. Giảm nhẹ so với năm 2010 với mức tương đối là 0,46%.

Quý IV: Lượng tiền gửi ở quý này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn tiền gửi so với các quý trong năm. Ở quý IV năm 2010 quy mô của nguồn tiền gửi tại ngân hàng là 138.584 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14%. Tại quý IV năm 2011 nguồn tiền gửi là 159.463 triệu đồng chiếm 13,62 %. Quý IV năm 2011 lượng tiền gửi tăng nhẹ so với năm 2010 và giảm mạnh so với lượng tiền gửi từ các quý trước trong năm. Nguyên nhân là do từ đầu năm 2011 lãi suất tăng cao đỉnh điểm lên tới 18-19% trước tình hình đó để hạ lãi suất tháng 9/2011 NHNN đã ra chỉ thị 02/2011/CT-NHNN quy định rõ các hình thức xử phạt và kiên quyết xử lý tổ chức tín dụng huy động vượt trần. Quy định mức lãi suất huy động VNĐ là 14% khiến lãi suất giảm mạnh. Ngoài ra ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở Châu Âu khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu bị cắt giảm đơn hàng xuất khẩu sang Châu Âu khiến các doanh nghiệp giảm sản xuất. Các ảnh hưởng trên là nguyên nhân khiến lượng tiền gửi giảm mạnh.

Hầu hết qua các năm thì lượng tiền gửi ở quý IV đều giảm vì vào cuối năm các doanh nghiệp hầu như ngừng nhập hàng để giải quyết các hợp đồng, đơn hàng còn tồn đọng do đó họ không có nhu cầu vay vốn vào cuối năm. Do vậy mà về phía ngân hàng trong quý này cũng hầu như không cần phải tăng cường huy động vốn. Ngoài ra đối với một số khách hàng họ sẽ rút tiền ra để chi tiêu, hay thực hiện những dự định mà mình đã đưa ra bằng khoản tiền tiết kiệm này đây là một trong những lý do làm cho lượng tiền gửi tại ngân hàng giảm đi.

c. Biến động của tiền gửi theo kỳ hạn

Kỳ hạn của các nguồn huy động là một tính chất quan trọng đối với việc kinh doanh của các ngân hàng, từ việc xác định chính xác lượng tiền huy động trong các kỳ hạn, ngân hàng sẽ có những chính sách hoạt động hợp lý. Nhất là xây dựng các nguồn tài trợ cho các dự án có quy mô lớn, thời gian hoàn vốn lâu. Biến động của tiền gửi theo kỳ hạn được thể hiện qua số liệu sau:

Bảng 8: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Nha Trang các năm 2009 – 2011.

Đvt: triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Kỳ hạn Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) TG không kỳ hạn 105.993 15 181.149 18,3 135.813 11,6 75.156 70,91 (45.336) (25,03) TG kỳ hạn <12 tháng 525.018 74,3 711.727 71,9 898.005 76,7 186.709 35,56 186.279 26,17 TG kỳ hạn >12 tháng 75.608 10,7 97.009 9,8 136.984 11,7 21.400 28,30 39.975 41,21 Tổng cộng 706.619 100 989.884 100 1.170.802 100 283.265 40,09 180.918 18,28 (Nguồn: phòng kế toán) 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

tr iệ u đ n g TG không kỳ hạn TG kỳ hạn <12 tháng TG kỳ hạn >12 tháng

Biểu đồ 8: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Nha Trang các năm 2009 – 2011.

Thông thường kỳ hạn của các loại tiền gửi được chia ra thành 3 loại chính : Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn >12 tháng. Thời hạn của loại hình huy động vốn tiền gửi ảnh hưởng rất lớn tới tỷ trọng của mỗi loại kỳ hạn trong tổng số tiền gửi huy động được.

Lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng tương đối, từ 10% đến khoảng 20% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 là 105.993 triệu đồng chiếm 15% tỷ trọng vốn tiền gửi, năm 2010 là 181.149 triệu đồng chiếm 18,3% tỷ trọng và tăng so với năm 2009 là 70.91% lượng tăng khá nhanh. Quan năm 2011 là 135.831 triệu đồng giăm so với năm 2010 tỷ lệ tương đối là 25,03%. Do ảnh hưởng của lạm phát, giá tiêu dùng tăng cao người dân có xu hướng tích trữ vàng… Điều này chứng tỏ nguồn tiền gửi vào chủ yếu nhằm mục đích thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng cung cấp một số phương tiện như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, dịch vụ rút tiền tự động qua mạng máy tính, ATM giúp ngân hàng nâng cao được một lượng vốn huy động tiền gửi đáng kể.

Tuy nhiên tính chất của lượng tiền này là không ổn định nên việc sử dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rất khó, nhưng lãi suất chi trả cho nguồn tiền này tương đối thấp so với các khoản huy động khác, góp phần làm giảm lãi suất bình quân, chi phí huy động vốn thấp, nguồn vốn trên thị trường dồi dào. Do đó chi nhánh cần đưa ra những chính sách nhằm duy trì ổn định nguồn tiền này.

Trong nguồn tiền gửi ngắn hạn, nguồn có thời hạn từ 1 tháng đến 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Nguồn này có tính ổn định hơn nguồn tiền gửi không kỳ hạn và luôn tăng qua các năm. Năm 2009 là 535.018 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74,3% tổng tiền gửi. Năm 2010 là 711.727 triệu đồng chiếm 71,9% tổng tiền gửi. Nguồn tiền gửi kỳ hạn này có xu

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh nha trang (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)