Hạn chế và những nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại kho bạc nhà nước huyện cẩm giàng hải dương (Trang 64 - 71)

2.2.1 .Tình hình kinh tế-xã hội Cẩm Giàng Hải Dƣơng

2.3. Đánh giá chung về kiểm soát chi NSNN qua KBNN Cẩm giàng Hả

2.3.2. Hạn chế và những nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế trong kiểm soát chi thường xuyên

Thứ nhất, mặc dù đã áp dụng hình thức chi theo dự toán, các đơn vị chủ động trong chi tiêu nhƣng việc phân bổ và giao dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN (sửa đổi) còn chậm, chất lƣợng dự toán chƣa đảm bảo nhƣ giao dự toán không đúng nội của khoản chi, chƣa bố trí dự phòng theo quy định của Luật NSNN, tình trạng chi dồn vào cuối năm vẫn còn, dự toán chƣa mang tính bao quát, còn bổ sung và điều chỉnh nhiều, còn giao kinh phí theo nhiệm vụ chi cụ thể.

Thứ hai, thực hiện Luật NSNN (sửa đổi), tình hình thanh toán trực tiếp từ KBNN cho các đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ, cho đối tƣợng hƣởng NSNN tuy đã đƣợc cải thiện đáng kể nhƣng tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng chi NSNN vẫn cao, tạo kẽ hở để đơn vị rút tiền về quỹ để chi tiêu sai chế độ, vi phạm kỷ luật tài chính, tham ô, lãng phí,...

Thứ ba, hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, sửa đổi, áp dụng các định mức chi mới nhƣng một số tiêu chuẩn, định

mức chi còn bất cập chƣa sát với thực tế, không phù hợp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu chi tiêu của đơn vị, ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác kiểm soát chi của KBNN cung nhƣ công tác chi tiêu của đơn vị sử dụng NSNN.

Thứ tư, đối với đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan nhà nƣớc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính: một số đơn vị chƣa xây dựng đƣợc quy chế chi tiêu nội, hoặc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn sơ sài, không phù hợp, hoặc xây dựng định mức cao, xây dựng định mức sai so với quy định gây khó khăn cho KBNN trong việc áp dụng làm căn cứ kiểm soát…, xây dựng chƣa thỏa đáng, không đảm bảo quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức, nên chƣa nhận đƣợc sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, công chức, viên chức đối với cơ chế quản lý tài chính mới, chƣa có chế độ khuyến khích vật chất, làm động lực thúc đẩy ngƣời lao động hăng say trong công tác.

Thứ năm, thực hiện mô hình kiểm soát chi ngân sách theo cơ chế một cửa

Hiện nay tại KBNN Cẩm Giàng đang thực hiện quy chế 1 cửa trong kiểm soát chi, ban hành theo QĐ 1116/QĐ-KBNN ngày 24/8/2007 của Tổng giám đốc KBNN. Tuy nhiên sau một thời gian triển khai thực hiện đã phát sinh vƣớng mắc là việc tiếp nhận hồ sơ do một bộ phận riêng tiếp nhận dẫn đến:

Sơ đồ 3.1: quy trình thanh toán 1 cửa

(1) (2)

(4) (3)

Chú giải:

(1) Khách hàng gửi hồ sơ, chứng từ cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ.

(2) Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển chứng từ cho bộ phận xử lý chứng từ.

(3) Sau khi xử lý xong chứng từ bộ phận xử lý chứng từ bàn giao chứng từ của khách hàng cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ.

(4) Bộ phận tiếp nhận hồ sơ trả kết quả (giao nhận chứng từ) cho khách hàng.

+ Làm cho quá trình giao dịch bị chậm lại do các bên phải làm thủ tục giao nhận chứng từ nhiều lần

+ Tại KBNN huyện biên chế có hạn nên việc bố trí thêm bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ thiếu cán bộ trong công tác hạch toán kế toán.

+ Việc trao đổi thông tin giữa Kế toán với Khách hàng phải thông qua trung gian là bộ phận tiếp nhận hồ sơ nhiều khi sẽ dẫn tới sai lệch thông tin.

2.3.2.2. Những hạn chế trong kiểm soát chi đầu tư XDCB.

Bên cạnh kết quả đạt đƣợc, công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB qua KBNN Cẩm Giàng - Hải Dƣơng còn có một số hạn chế cần đƣợc quan tâm, khắc phục.

Một là, hàng năm, kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách tập trung của tỉnh chuyển giao qua trợ cấp cân đối thƣờng phải đến cuối quý I, đầu quý II mới phân bổ và giao xong. Còn kế hoạch vốn từ nguồn thu phát

Khách hàng Bộ phận tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận kiểm soát hồ sơ

sinh trên địa bàn chỉ đƣợc phân bổ và giao khi có nguồn thu phát sinh và đƣợc điều tiết cho ngân sách tỉnh. Việc giao kế hoạch vốn (đặc biệt là cấp huyện, thị xã) chậm và không đƣợc phân bổ hết ngay từ đầu năm đã ảnh hƣởng đến kết quả triển khai thực hiện dự án của chủ Chủ đầu tƣ và tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ XDCB của KBNN Cẩm Giàng - Hải Dƣơng.

Hai là, qua kiểm soát hồ sơ thanh toán và theo dõi tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN Cẩm Giàng - Hải Dƣơng có thể thấy, việc chuẩn bị đầu tƣ của các dự án còn bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế. Hàng năm, có khoảng 10% số vốn đầu tƣ đƣợc ghi kế hoạch vốn nhƣng phải dừng thanh toán hoặc đề nghị điều chuyển vốn. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách đền bù giải phóng mặt bằng chƣa đƣợc đồng bộ, đơn giá đền bù đôi khi chƣa phù hợp với mặt bằng giá cả thực tế. Quỹ đất để quy hoạch khu dãn dân, tái định cƣ và đất dịch vụ phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng, di dời dân chƣa đƣợc chuẩn bị đầy đủ, kịp thời. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm đã làm ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án của các nhà thầu.

Ba là, năng lực, trình độ của các chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Hầu hết, ban quản lý dự án do chủ đầu tƣ là UBND các huyện, thị xã, UBND xã, thị trấn và các đơn vị dự toán thuộc tỉnh thành lập đều là ban quản lý kiêm nhiệm, không chuyên trách và không có đủ đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB theo quy định. Vì vậy, các chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án còn “phó mặc”, hoặc “giao khoán” cho các nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc liên quan đến vốn, đến chuẩn bị các thủ tục đầu tƣ và thanh toán vốn qua KBNN. Việc thuê tƣ vấn giám sát và thực hiện chế độ giám sát cộng đồng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên chất lƣợng thi công thấp, nhiều công trình mới đƣa vào sử dụng, chƣa quyết toán vốn không đủ các điều kiện kỹ

thuật, đã bị xuống cấp, phải sửa chữa, cải tạo, gây lãng phí vốn đầu tƣ của NSNN.

Bốn là, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ XDCB thƣờng xuyên thay đổi và điều chỉnh gây khó khăn cho công tác kiểm soát vốn đầu tƣ XDCB của KBNN Cẩm Giàng - Hải Dƣơng. Các định mức, đơn giá cho công tác quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tƣ... do cơ quan có thẩm quyền ban hành còn chƣa đồng bộ và thống nhất nên hiệu quả công tác kiểm soát chi chƣa cao.

Năm là, chất lƣợng thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án, dự toán còn chƣa tốt, không sát với thực tế, còn mắc lỗi số học. Trong quá trình kiểm soát hồ sơ thanh toán của KBNN Cẩm Giàng - Hải Dƣơng, khi phát hiện sai sót phải chờ chủ đầu tƣ trình UBND tỉnh và các ngành chức năng điều chỉnh, bổ sung mới thực hiện đƣợc việc tạm ứng, thanh toán vốn. Điều này dẫn tới tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tƣ XDCB và gây khó khăn, bức xúc cho chủ đầu tƣ khi phải đi lại nhiều lần để làm thủ tục thanh toán.

Sáu là, Việc bố trí vốn đầu tƣ còn dàn trải, kéo dài nhiều năm, chƣa thực hiện đúng thời gian bố trí vốn theo quy định. Một số dự án nhóm C, theo quy định phải bố trí đủ vốn để triển khai thực hiện dự án trong 3 năm. Nhƣng trên thực tế hiện nay, nhiều dự án bố trí 4 năm vẫn chƣa đủ vốn.

Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế của công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN nêu trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, hệ thống các văn bản hƣớng dẫn về cấp phát, kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo Luật NSNN (sửa đổi) chƣa đƣợc chặt chẽ và đồng bộ.

Hai là, các điều kiện để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát chi NSNN mặc dù đã đƣợc nghiên cứu bổ sung và sửa đổi (chế độ công tác phí, mua sắm ô tô,...), song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý. Cụ thể, hệ thống định

mức, tiêu chuẩn chi còn thiếu và nếu có thì cũng chƣa hợp lý; chất lƣợng dự toán ngân sách còn thấp,... chƣa thực sự là căn cứ đáng tin cậy để KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả công tác kiểm soát chi ngân sách của KBNN.

Ba là, cơ chế kiểm soát chi một cửa hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra, lực lƣợng cán bộ KBNN nói chung, cán bộ trực tiếp làm công tác chi và kiểm soát chi NSNN nói riêng còn yếu và thiếu. Việc kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN theo Luật Ngân sách sửa đổi làm tăng thêm một khối lƣợng công việc lớn, với tính chất ngày một phức tạp hơn trong khi sự gia tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ cán bộ KBNN chƣa tƣơng ứng với yêu cầu của công việc cũng là một nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác kiểm soát chi của KBNN.

Bốn là, Việc tin học hoá trong công tác quản lý ngân sách của KBNN còn chƣa theo kịp yêu cầu của Luật NSNN sửa đổi. Vì vậy, chƣa đáp ứng đƣợc việc cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác về tình hình NSNN cho lãnh đạo chính quyền các cấp và cơ quan tài chính trong việc điều hành NSNN.

Năm là, nghiệp vụ quản lý tài chính của một số cán bộ làm công tác quản lý và cán bộ kế toán, chủ ĐTXDCB ở một số đơn vị còn hạn chế, phần lớn cán bộ làm công tác kế toán tại các đơn vị này mới qua đào tạo trung cấp hoặc phải làm kiêm nhiệm nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý tài chính và kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Nhiều đơn vị ý thức chấp hành chế độ kế toán chƣa cao, nhận thức về Luật và các văn bản chế độ của Nhà nƣớc còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện còn nhiều sai sót, phải sửa đổi, số liệu của đơn vị phụ thuộc vào số liệu của KBNN hoặc còn xảy ra tình trạng chi vƣợt dự toán, chi sai không đúng mục lục NSNN tồn tại chung đối với các đơn vị sử dụng NSNN.

Sáu là, triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ là công việc hết sức cấp bách và đòi hỏi thực hiện nghiêm túc để có thể góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, thời gian đầu việc tạm dừng trang bị mới xe ô tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng không đƣợc các Bộ, ngành hƣớng dẫn cụ thể nên trong quá trình triển khai đã gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Chính phủ quy định tạm dừng trang bị mới xe ô tô mà không phân biệt rõ ô tô thông thƣờng với phƣơng tiện chuyên dùng phục vụ các nhiệm vụ cấp bách và phục vụ công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng, tạm dừng mua thiết bị văn phòng mà không giải thích rõ thiết bị văn phòng bao gồm những loại nào. Do quy định không rõ ràng nên đã gây không ít tranh cãi từ phía các đơn vị sử dụng NSNN, cũng nhƣ từ phía KBNN Cẩm Giàng - Hải Dƣơng, đặc biệt là gây rất nhiều khó khăn cho các đơn vị mới thành lập, còn thiếu thốn rất nhiều trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác chuyên môn.

Bảy là, năng lực, trình độ của cán bộ nghiệp vụ KBNN Cẩm Giàng - Hải Dƣơng nói chung, trong đó đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi NSNN nói riêng tuy đã đƣợc chú trọng nâng cao chất lƣợng, song một bộ phận vẫn bị giới hạn bởi kiến thức, tƣ duy, lề lối làm việc cũ, chƣa theo kịp yêu cầu cải cách và hiện đại hóa hoạt động KBNN. Một số cán bộ KBNN còn hạn chế về tính cập nhật văn bản, chế độ mới do vậy còn lúng túng trong việc xử lý các nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN. Bên cạnh đó, còn có tình trạng cán bộ KBNN nể nang, ngại va chạm trong công tác kiểm soát chi, bỏ qua những việc làm sai chế độ của các đơn vị sử dụng NSNN, các chủ đầu tƣ. Việc triển khai hệ thống quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) thay thế cho chƣơng trình kế toán kho bạc (KTKB) kể từ năm 2009 tại KBNN Cẩm Giàng - Hải Dƣơng, là một bƣớc cải cách lớn đối với hoạt động của KBNN.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN QUA KBNN CẨm giàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại kho bạc nhà nước huyện cẩm giàng hải dương (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)