2.2.1 .Tình hình kinh tế-xã hội Cẩm Giàng Hải Dƣơng
3.1. Mục tiêu và định hƣớng đổi mới cơ chế kiểm soát chi Ngân sách Nhà
nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc.
3.1.1. Mục tiêu đổi mới và hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân sách nhà nước. nước.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nƣớc ta chuyển sang giai đoạn mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện hành đã bộc lộ những tồn tại yếu kém, làm hạn chế kết quả hoạt động của NSNN và tạo ra tình trạng lỏng lẻo, phá vỡ kỷ luật, kỷ cƣơng tài chính. Từ đó, vai trò của tài chính Nhà nƣớc trong hệ thống tài chính Quốc gia không những không đƣợc tăng cƣờng mà có phần bị suy yếu, nguồn lực tài chính bị phân tán. Do đó, cơ chế quản lý NSNN, đặc biệt là cơ chế kiểm soát chi NSNN nhất thiết phải đƣợc hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng để phù hợp với tình hình mới. Có thể nói đây là mối quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nƣớc và mọi ngành, mọi cấp. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế-xã hội, ổn định và lành mạnh nền tài chính quốc gia, chống các hiện tƣợng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ, chống lạm phát. Việc hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng kiểm soát chi NSNN phải đạt các mục tiêu cơ bản sau đây :
Một là, phải đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lƣợng phát triển kinh tế, phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tƣợng và mức độ kiểm soát chi theo đúng tinh thần của Luật NSNN(sửa đổi), đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN đều đƣợc kiểm tra, kiểm soát một
cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN mới cũng phải phù hợp với xu hƣớng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN và phù hợp với các phƣơng thức cấp phát ngân sách mới nhƣ chi theo dự toán từ Kho bạc Nhà nƣớc, tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
Hai là, bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền của của Nhà nước. Nhƣ chúng ta đều biết, hiện nay cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN đã bộc lộ nhiều nhƣợc điểm. Nơi cần đầu tƣ chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng, trong khi đó có nơi sử dụng tiền ngân sách nhà nƣớc rất lãng phí, không có hiệu quả. Vì vậy, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN phải đạt đƣợc mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ chỗ chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả tạo ra đƣợc những tiền đề phát triển kinh tế, tăng tích luỹ trong nền kinh tế, thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành, quyết định và kiểm soát chi NSNN. Cần làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy đƣợc quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách cấp đúng mục đích, đúng luật pháp và có hiệu quả. Đặc biệt là phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn của ngƣời chuẩn chi và KBNN.
Bốn là, quy trình thủ tục kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho ngƣời kiểm soát, ngƣời đƣợc kiểm soát; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện nâng cao chất lương công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, cơ chế kiểm soát chi NSNN trong thời gian tới cần đƣợc hoàn thiện theo những định hƣớng cơ bản sau :
Thứ nhất, hoàn thiện phƣơng thức cấp phát NSNN theo dự toán từ Kho bạc Nhà nƣớc theo Luật Ngân sách Nhà nƣớc (sửa đổi). Nguyên tắc này đòi hỏi một sự tuân thủ tuyệt đối quy định về mục lục NSNN trong cả chu trình ngân sách từ khâu lập, chấp hành và kế toán quyết toán NSNN. Đồng thời là căn cứ để hoàn thiện các phƣơng thức cấp phát ngân sách hiện hành. Việc kiểm soát chi theo dự toán đòi hỏi KBNN phải kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các khoản chi của đơn vị và kiên quyết từ chối thanh toán những khoản chi không có trong dự toán đƣợc duyệt hoặc không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã đƣợc quy định. Thực hiện phƣơng thức cấp phát NSNN theo dự toán sẽ khắc phục đƣợc phần lớn những hạn chế của các phƣơng thức cấp phát NSNN hiện nay (cấp phát bằng lệnh chi tiền).
Thứ hai, cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán của NSNN, đảm bảo nguyên tắc, mọi khoản chi của NSNN đều phải đƣợc thanh toán trực tiếp cho ngƣời cung cấp hàng hoá dịch vụ... Bên cạnh đó, cần xác định rõ phƣơng thức thanh toán, chi trả áp dụng đối với từng khoản chi NSNN theo hƣớng : Mở rộng phƣơng thức xuất quỹ NSNN, mà KBNN thay đơn vị thụ hƣởng thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hoá, lao vụ bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng (trừ những trƣờng hợp có quy định khác về chuyển nhƣợng nợ). Hạn chế tối đa việc xuất quỹ NSNN để cấp tạm ứng qua khâu trung gian. Phƣơng thức thanh toán này thực chất là một phần trong nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN. Nhƣng trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam tình trạng chi qua khâu trung gian vẫn còn khá phổ biến nhƣ chi lƣơng, chi quản lý hành chính,... gây tác động tiêu cực đến công tác quản lý tiền mặt và tạo cơ
hội cho những hành vi gian lận, biển thủ công quỹ. Do vậy, cần đổi mới mạnh mẽ phƣơng thức thanh toán trong nền kinh tế, mở rộng và áp dụng mạnh mẽ các phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, có quy định chặt chẽ và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống kế toán NSNN, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nƣớc tại KBNN, thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020. KBNN thực hiện chức năng quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác, tổ chức hệ thống thông tin theo ngành dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong việc thu thập, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu, chi quỹ NSNN, tình hình vay và trả nợ vay của Chính phủ và các quỹ tài chính nhà nƣớc. Tuy nhiên ngân quỹ nhà nƣớc do KBNN quản lý và kế toán hiện nay chƣa phản ánh đƣợc toàn diện bức tranh số liệu về kế toán nhà nƣớc. Việc thu thập cung cấp thông tin phục vụ quản lý điều hành tài chính nhà nƣớc chƣa thống nhất giữa các cơ quan để phục vụ công tác quản lý và điều hành ngân sách. Để thực hiện đầy đủ chức năng quản lý ngân quỹ nhà nƣớc phải xây dựng một hệ thống kế toán nhà nƣớc thống nhất, hiện đại theo nguyên tác dồn tích, phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công đảm bảo tính công khai, minh bạch, làm cho kế toán NSNN thực sự là một phƣơng tiện để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của việc sử dụng công quỹ quốc gia, đồng thời đổi mới và hoàn thiện căn bản cơ chế, chính sách và các quy trình nghiệp vụ về quản lý và kiểm soát chi qua KBNN theo chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020, tiến tới kho bạc hiện đại, kho bạc điện tử.. Phù hợp với tiến trình cải cách tài chính công, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Thúc đẩy quá trình hội nhập với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
Để thực hiện chức năng Tổng kế toán nhà nƣớc bên cạnh vấn đề thể chế chính sách là tổ chức bộ máy kế toán nghiệp vụ. KBNN đảm nhiệm việc quản
lý và hạch toán toàn bộ tài sản, lập báo cáo và quyết toán NSNN. Để làm đƣợc nhiệm vụ này cần phải đổi mới và tổ chức lại bộ máy kế toán NSNN, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán theo hƣớng: Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý, chuyên môn hóa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, phù hợp việc tổ chức công việc và mục tiêu của Tổng kế toán nhà nƣớc. Theo đó, kế toán tại các đơn vị sử dụng NSNN phải chịu sự giám sát về nghiệp vụ kế toán của KBNN, KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thu, chi NSNN một cách khách quan, độc lập với ngƣời chuẩn chi. Thực hiện cơ chế này nhằm mục đích tăng cƣờng vai trò kiểm tra, kiểm soát của ngƣời chuẩn chi khi ra lệnh thực hiện các khoản chi đó.