Hệ số Gini

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở hàn quốc bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 27 - 28)

1.1. Tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội: Khái niệm, thƣớc đo

1.1.2.3. Hệ số Gini

Hệ số Gini, mang tên nhà thống kê học người Italia (C.Gini), là thước đo bất bình đẳng được sử dụng phổ biến nhất. Hệ số Gini được đưa ra nhằm lượng hoá đường cong Lorenz. Về mặt hình học, hệ số này được tính bằng cách chia diện tích nằm giữa đường cong Lorenz (diện tích hình A) với toàn bộ diện tích giữa đường bình đẳng tuyệt đối OI và đường cong Lorenz với toàn bộ diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối OI (diện tích A+B).

100 I Đường bình đẳng tuyệt đối

A Đường cong Lorenz

B

0 0’ 100

% dân số cộng dồn

Về công thức, hệ số Gini (g) được xác định bằng biểu thức sau: A

g =

A + B

Trong đó, B là diện tích phần còn lại nằm dưới đường Lorenz.

Nếu coi mỗi cạnh của hình vuông là một đơn vị thì diện tích (A+B) luôn bằng ½, khi đó hệ số Gini có thể được tính bằng:

g = 2A

Từ công thức trên cho thấy nếu khoảng cách giữa đường Lorenz và đường chéo càng lớn thì hệ số Gini càng cao. Vì đường Lorenz chỉ nằm giữa đường chéo 0I và 00’I, nên 0 ≤ g ≤ 1. Nếu g = 0 là bình đẳng tuyệt đối vì lúc này diện tích A = 0, đường Lorenz trùng với đường chéo OI. Nếu g = 1 thì

đường Lorenz nằm xa đường chéo nhất, diện tích B = 0, phản ánh sự bất bình đẳng tuyệt đối. Trên thực tế g nhận giá trị bằng 0 hay 1 chỉ có ý nghĩa lý thuyết chứ không có trong thực tế, vì không có nước nào có bất bình đẳng tuyệt đối hay bình đẳng tuyệt đối. Dựa vào những số liệu thu thập được. Ngân hàng thế giới (WB) nhận thấy rằng đối với những nước có thu nhập thấp, hệ số Gini biến động từ 0,3 đến 0,5 và đối với những nước có thu nhập cao từ 0,2 đến 0,4. Từ đó Ngân hàng thế giới cũng đưa ra nhận xét rằng hệ số Gini tốt nhất thường xoay quanh 0,3.

Hệ số Gini khắc phục được hạn chế của đường Lorenz là nó lượng hoá được mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Tuy vậy, việc sử dụng phương pháp này cũng có những hạn chế bởi diện tích hình A có thể như nhau (nghĩa là nhận được hệ số Gini giống nhau) nhưng độ phân bố các nhóm dân cư có mức thu nhập khác nhau là không giống nhau, do đó hình dạng của đường Lorenz là khác nhau. Điều này đặc biệt đúng khi các đường Lorenz giao nhau, làm cho hệ số Gini trở thành một thước đo không hoàn toàn nhất quán. Điểm thứ hai là nó không cho phép phân tách hệ số Gini theo các phân nhóm (chẳng hạn như ở nông thôn, thành thị hay các vùng trong một nước) rồi sau đó “tổng hợp lại” để rút ra hệ số Gini quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở hàn quốc bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)