Đặc điểm kinh tế xã hội Thực trạng về công bằng xã hội ở Hàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở hàn quốc bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 43)

Quốc: kết quả và xu hƣớng.

2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Hàn Quốc trƣớc năm 1960

Sau chiến tranh, Hàn Quốc gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội, chính trị. Chiến tranh đã huỷ hoại Thủ đô Seoul và nhiều thành phố lớn khác. Nhiều nhà máy, hầm mỏ, đoàn tàu đánh cá, hệ thống tưới tiêu, nhà cửa, làng mạc bị tàn phá nặng nề. Công nghiệp lạc hậu, thiếu nguồn vốn con người có kỹ thuật; diện tích đất nước lại nhỏ hẹp, đất đai cằn cỗi, tài nguyên khan hiếm. Dân số đông, thất nghiệp tràn lan, người dân rơi vào cảnh túng đói. Chiến tranh đã tạo ra khoảng 100 nghìn trẻ em mồ côi và trên 300 nghìn quả phụ chiến tranh. Tình hình chính trị mất ổn định … Trước tình cảnh đó, người Hàn Quốc đã chọn con đường thoát ra bằng kinh tế, vượt qua sự đói nghèo, lạc hậu để phát triển.

Tình hình kinh tế: Để khôi phục nền kinh tế đất nước, người Hàn Quốc bắt đầu định hình mô hình kinh tế hướng nội với chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Mô hình này thể hiện nét chung có tính quy luật của nhiều nhà nước tư bản phát triển muộn, vừa thể hiện nét đặc thù của Hàn Quốc. Khác với các nước Âu - Mỹ trong quá trình hiện đại hoá kinh tế, xã hội của đất nước đã đi theo con đường phát triển chủ nghĩa tư bản tự do, Hàn Quốc lại lựa chọn con đường phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước đóng vai trò trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước thông qua hàng loạt các thiết chế, công cụ, biện pháp kinh tế, hành chính của nó [8, 13].

Hàn Quốc tập trung cho công nghiệp nhẹ cần nhiều lao động; nông nghiệp chưa được chú trọng đúng mức. Điểm quan trọng nhất là Hàn Quốc được sự ủng hộ tích cực hơn về tài chính và về các phương diện khác của Mỹ so với nhiều quốc gia, lãnh thổ khác. Từ năm 1945 đến năm 1953, viện trợ kinh tế của Mỹ cho Hàn Quốc tổng cộng lên tới gần 1,2 tỷ USD. Vào những năm 1950, hơn 80% hàng nhập khẩu của Hàn Quốc được Mỹ trợ giúp. Song người Hàn Quốc không ỷ lại vào viện trợ, trái lại, “nhận viện trợ mà suy nghĩ tự cường” xem đó như “con đường tạo năng lượng tự thân” [13, tr.146]. Quá trình thực hiện mô hình kinh tế hướng nội của Hàn Quốc diễn ra với những nét chính yếu: Thứ nhất, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu không đòi hỏi nhiều vốn, kỹ thuật thích hợp, tập trung nhiều lao động, có khả năng thu hút vốn nhanh nhằm vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, công nghiệp, vừa giải quyết được nạn thất nghiệp lan tràn sau chiến tranh. Với chủ trương đó, Hàn Quốc đã tập trung phát triển chủ yếu vào ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng như may mặc, quần áo, giày dép, các sản phẩm thuộc da. Bên cạnh việc tập trung, phát triển các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng ít vốn nhưng cần nhiều lao động, Hàn Quốc bắt đầu phục hồi, phát triển một số cơ sở công nghiệp nặng nhưng quy mô nhỏ như phân bón, hoá chất nhằm dần hạn chế nhập khẩu các mặt hàng này. Cuối thập niên 1960, các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc, vải vóc, quần áo chiếm gần 70% tổng số sản phẩm chế biến, chế tạo. Chính phủ cũng khuyến khích các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ bằng một số biện pháp ưu đãi như: cho các cơ sở sản xuất vay vốn lãi suất thấp, được bù lại một khoản ngoại tệ nhất định căn cứ vào khối lượng hàng nhập khẩu. Thứ hai,

thúc đẩy quan hệ thị trường phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Mở đầu là việc tiến hành cải cách ruộng đất tháng 6 - 1949 và tiếp tục triển khai mạnh mẽ vào năm 1950. Chính phủ không tước đoạt ruộng đất của địa chủ đem chia cho dân nghèo mà thực hiện bằng cách mua bán. Chính phủ có chủ trương đền bù cho chủ đất thuộc diện cải cách và khuyến khích đầu tư số vốn được

đền bù đó vào lĩnh vực công thương nghiệp. Đất đai thuộc sở hữu tư nhân khi cần thiết có quyền chuyển nhượng, mua bán. Đối với một số bộ phận đất đai của người Nhật để lại, việc cải cách được thực hiện một cách quyết liệt bằng cách tước đoạt. Như vậy, “nền kinh tế thị trường dưới hình thức đơn giản nhất là: nông dân, tiểu chủ, ông chủ bậc trung và những người buôn bán đã tồn tại trước khi có cải cách kinh tế”. [30, 37]

Tình hình xã hội: Chính phủ Hàn Quốc tập trung nỗ lực giải quyết vào

hai vấn đề lớn: Một là, giải quyết những bất ổn định xã hội sau cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam, Bắc. Trước hết đó là nhu cầu cấp thiết về nhà ở, công ăn việc làm, lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men … cho toàn xã hội, trong đó có một bộ phận không nhỏ dòng người, với nhiều lý do, di cư ngược xuôi gây xáo động xã hội (bao gồm cả sự xung đột về ý thức hệ, sinh hoạt, lối sống) thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu thâm dụng lao động và thực hiện cải cách ruộng đất cũng như tổ chức trợ cấp sau chiến tranh. Đây cũng là bước tạo tiền đề cho vấn đề tăng trưởng và công bằng. Hai là, đẩy mạnh phát triển giáo dục, cải cách giáo dục theo chương trình hiện đại. Đây được xem là giai đoạn đặt nền móng cho nền giáo dục - đào tạo của Hàn Quốc sau này.

Một số kết quả bước đầu về mặt kinh tế - xã hội: Sau gần bảy năm hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và bước đầu phát triển kinh tế ổn định xã hội, bước đầu đạt được một số kết quả sau: Về kinh tế, trong những năm đầu 1952 - 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 3,7%/năm. Từ 1954 - 1958, sản xuất công nghiệp dẫn đầu trong sự tăng trưởng, mỗi năm đạt được 14%. Nông nghiệp bước đầu khắc phục được tình trạng sản xuất quy mô nhỏ, sản phẩm ngày một tăng, đáp ứng phần nào nhu cầu trong nước. Thị trường hàng hoá nông thôn được mở rộng hơn trước, môi trường kinh tế hàng hoá đang dần hoàn thiện. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp với số vốn ngày càng lớn cùng với sự sự trưởng thành của đội ngũ lao động có tay nghề khá, có thể đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất sẽ giúp cho Hàn

Quốc phát triển mạnh trong thời gian tới. Về xã hội, Chính phủ đã giải quyết được một phần các nhu cầu cấp thiết sau chiến tranh nhất là vấn đề công ăn việc làm, do thiết lập được một số ngành nghề mới. Công cuộc cải cách ruộng đất đã góp phần đảm bảo lợi ích của cải, công bằng xã hội đã được đảm bảo trên một ý nghĩa tương đối, góp phần ổn định xã hội vì đem lại ruộng đất cho nông dân cày cấy. Giáo dục đã có những bước phát triển mới thông qua tăng nhanh số lượng học sinh từ 1,5 triệu năm 1945 đến năm 1960 đã có 3,6 triệu học sinh tiểu học, trên 692 nghìn học sinh trung học chuyên ban nhân văn và xã hội tự chọn, trên 99 nghìn học sinh trường học nghề, trên 101 nghìn sinh viên đại học, cao đẳng, [34, tr.458] tăng nhanh chi phí giáo dục trong ngân sách nhà nước: từ 373 triệu won (chiếm 4% ngân sách) vào năm 1954 đã lên đến 6,237 triệu won (14,9%) vào năm 1960… Giáo dục phát triển đã tác động tích cực đến hạ tầng xã hội, đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội (mà Chính phủ Syn Man Rhee chưa khai thác, tận dụng có hiệu quả) [24, tr.290]. Tuy đạt được một số thành tựu bước đầu trong phát triển kinh tế xã hội nhưng nền kinh tế vẫn bị phụ thuộc nước ngoài về vốn, kỹ thuật, lại bị các nguồn hàng chất lượng cao, giá rẻ từ các nước tư bản cạnh tranh, các sản phẩm chủ yếu chỉ phục vụ thị trường trong nước nên khó kích thích công nghiệp chế biến phát triển và vẫn chưa thu hút được lao động theo đúng yêu cầu, nạn thất nghiệp vẫn chưa giải quyết tốt. Thêm vào đó, chính sách bảo hộ và nâng đỡ mạnh mẽ gây hậu quả tiêu cực trong sản xuất. Chất lượng giáo dục chưa theo kịp sự phát triển về số lượng và giáo dục nhìn chung vẫn chưa gắn trực tiếp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ này. Số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ngày càng nhiều nhưng thiếu hoặc không có việc làm (chiếm 20% số sinh viên ra trường). Sự gia tăng đội ngũ thất nghiệp có giáo dục này đã góp phần làm cho xã hội mất ổn định. Hơn nữa, một bộ phận tầng lớp nhà lãnh đạo đã lợi dụng chức quyền để tham nhũng, ăn chơi xa xỉ, cấu kết với nhóm đại tư bản mới hồi phục nhằm lũng đoạn về kinh tế, chính trị.

Mặc dù vậy, Hàn Quốc này đã tạo nên được những tiền đề kinh tế - xã hội cần thiết, đặt nền móng cho sự phát triển trong thời gian tới.

2.1.2. Công bằng xã hội ở Hàn Quốc trong quá trình tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 1961 - 1996.

2.1.2.1. Giai đoạn cất cánh (1961 - 1979).

2.1.2.1.1. Tăng trƣởng nền kinh tế

Đây là giai đoạn Hàn Quốc xây dựng kinh tế theo mô hình hướng ngoại với chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khai thác thị trường thế giới và liên kết quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề bế tắc, đặc biệt là sự hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút vốn đầu tư, tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới ... Mô hình chiến lược này có đặc điểm là: Quan tâm đặc biệt đến việc phát triển các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu; phát triển thành phần kinh tế tư bản tư nhân ở trong nước, đồng thời thực hiện chính sách liên kết với tư bản nước ngoài, bao gồm các công ty xuyên quốc gia (NTC) và đa quốc gia (MNC) trong quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu thụ …; tạo điều kiện đầu tư thuận lợi với tư bản nước ngoài và thiết lập các khu chế xuất hướng về xuất khẩu để thu hút ngoại tệ bổ sung vào cán cân mậu dịch trên thị trường quốc tế, thu hút nguồn vốn và tiếp thu kỹ thuật - công nghệ, kinh nghiệm điều hành, quản lý của nước ngoài, đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến, mở rộng và xây dựng mới cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ, thực hiện tái sản xuất xã hội một cách năng động, đa dạng trên cơ sở một nền kinh tế tiên tiến hiện đại. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Có sáu vấn đề nổi bật trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc trên cơ sở triển khai mô hình kinh tế hướng ngoại là:

Mở rộng chức năng kinh tế của nhà nước và thực hiện cải cách hành chính, trong sạch hoá bộ máy chính phủ.

Sự thay đổi quan niệm về vai trò của nhà nước ở Hàn Quốc xuất phát từ những nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài. Trước hết, Chính phủ Park Chun Hee không thể lập lại mô hình chức năng của nhà nước của các chính phủ tiền nhiệm, bởi lẽ chúng đã thất bại qua thử nghiệm. Hơn nữa, những người lãnh đạo Hàn Quốc đa phần được đào tạo ở nước ngoài nên có điều kiện để tiếp xúc, nắm bắt những quan điểm, lý thuyết mới về vai trò, chức năng kinh tế của nhà nước của các nhà lý luận tư sản, trong đó họ rất chú ý đến những quan điểm, lý thuyết mở rộng chức năng kinh tế của bộ máy nhà nước, thừa nhận cả tính hiệu quả của những công cụ kế hoạch hoá, khẳng định sự mở rộng can thiệp của nhà nước và sử dụng công cụ kế hoạch hoá kiểu xã hội chủ nghĩa không phương hại đến con đường phát triển tư bản chủ nghĩa và phát triển tư bản tư nhân.

Ngoài ra, Hàn Quốc có truyền thống là bộ máy nhà nước kiểm soát chặt chẽ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Yếu tố truyền thống này đã được khơi dậy, được kế thừa và phát triển dưới thời Chính phủ Park Chun Hee trong một điều kiện cấp thiết đòi hỏi phải tăng cường vai trò của nhà nước mới duy trì được sự ổn định và phát triển.

Để nâng cao năng lực quản lý của nhà nước, củng cố niềm tin trong nhân dân, Chính phủ Park đã rất chú trọng đến việc làm trong sạch bộ máy chính phủ và Park Chun Hee là người đi đầu, thể hiện rõ qua việc lựa chọn nhân sự, loại bỏ những người thiếu năng lực, phẩm chất đạo đức kém và chống tham nhũng.

Thực hiện kế hoạch hoá kinh tế bằng các kế hoạch kinh tế 5 năm.

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962 - 1966) là kế hoạch bản lề có tính chất mở đường cho Hàn Quốc chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1967 - 1971) đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp với mô hình đầu vào - đầu ra động. Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1972 - 1976) tập trung nâng cấp công nghiệp thông qua việc

xây dựng các ngành công nghiệp nặng và hoá chất, chú tâm đến việc xây dựng các chính sách phân định nguồn vốn quốc gia có hiệu quả. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1977 - 1981) tiếp tục phát triển các ngành đã định với các quy định chi tiết hơn, phi tập trung hoá hơn … Tuy mục tiêu và chiến lược phát triển của mỗi kế hoạch có những điểm khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ nhưng nhìn chung mỗi kế hoạch đều:

- Theo đuổi mục tiêu đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, xây dựng các cơ sở kinh tế vững chắc nhằm cải thiện kinh tế ngành, tăng năng suất, đẩy nhanh từng bước công nghiệp hoá nhằm đem lại sự ổn định phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước.

- Gắn liền với mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, khai thác thị trường nước ngoài để có nguồn ngoại tệ nhập khẩu hàng hoá, thiết bị và công nghệ ngày càng cao hơn.

- Khuyến khích xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng việc thực hiện hàng loạt cải cách trong khu vực kinh tế quan trọng như: chế độ quản lý hành chính, hải quan, thuế, tài chính, ngân hàng … Đồng thời ban hành bộ luật tổng hợp về thúc đẩy vốn từ bên ngoài, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào các chương trình kinh tế trọng điểm trong nước với các chính sách và bước đi cụ thể.

- Liên tục cải cách cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế từng thời kỳ và yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá đất nước.

- Chuyển từ mục tiêu chủ yếu là tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá nhanh sang gắn liền kế hoạch phát triển kinh tế với phát triển xã hội.

Mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu:

Trong quá trình phát triển kinh tế dưới thời Park Chun Hee, hình thức chủ yếu để thu hút vốn nước ngoài của Hàn Quốc là vay nợ. Hình thức vay nợ bao gồm các khoản nợ vay các chính phủ hoặc tổ chức tiền tệ quốc tế với lãi

suất vừa phải, tín dụng xuất khẩu, các khoản vay nợ ngân hàng tư nhân. Tính đến năm 1983, 94,9% tổng số vốn nhập trong thời kỳ này là do vay nợ, trong đó khoản vay tài chính do Chính phủ vay lên tới 12,4 tỷ USD, chiếm 45% tổng số vốn nhập từ nước ngoài và các khoản vay thương nghiệp là 13,8 tỷ USD (chiếm 49,9%). Điều đáng chú ý là, mặc dù vay nhiều nhưng Hàn Quốc không sa vào vũng lầy nợ nước ngoài như một số nước khác, mà trái lại, trở thành nước điển hình trong việc vay nợ nước ngoài nhiều nhưng khá thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở hàn quốc bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)