Bài học đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 38 - 40)

1.3. Kinh nghiệm của một số nước về chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp

1.3.4. Bài học đối với Việt Nam

Qua nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước về chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn, có thể rút ra bài học đối với Việt Nam như sau:

Thứ nhất, phải chú trọng ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

Đối với Việt Nam, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế, vì thế nông nghiệp, nông thôn cần được coi trọng và được đặt lên vị trí quan tâm hàng đầu không chỉ vì giá trị kinh tế mà còn vì các giá trị văn hóa truyền thống cần được lưu giữ, bảo vệ. Nông nghiệp còn có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, cân bằng sinh thái, môi trường quốc gia. Ngoài ra, nông nghiệp vẫn là ngành tạo ra nhiều việc làm và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận lao động ở khu vực nông thôn.

Thứ hai, xác định rõ phương hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo từng giai đoạn.

Trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, rất cần chính phủ đưa ra phương hướng và mục tiêu phát triển rõ ràng, có phân kỳ theo điều kiện của từng giai đoạn.

Thứ ba, chuyển đổi ngành nghề thông qua phát triển dịch vụ, du lịch.

Xu hướng phát triển trong những năm gần đây cho thấy khuyến khích phát triển ngành du lịch ở khu vực nông thôn đã được nhiều nước đưa vào chương trình mục tiêu và ưu tiên để khai thác các giá trị truyền thống, văn hóa ở nông thôn.

Thứ tư, phát triển nông nghiệp thông qua nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

Lao động có trình độ tay nghề và kinh nghiệm nghề nghiệp thường có nhiều cơ hội về việc làm, thu nhập và ngược lại. Bản chất của vấn đề là làm thế nào để nâng cao chất lượng chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng lao động nông thôn.

Thực tế cho thấy, để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thì tăng quy mô đất nông nghiệp có một vai trò hết sức quan trọng mà Việt Nam cần đặc biệt chú ý.

Thứ sáu, phát triển nông nghiệp thông qua các chính sách hỗ trợ tín dụng.

Hỗ trợ tài chính có xu hướng chuyển từ đơn thuần bao cấp các nguyên liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất sang hỗ trợ đầu tư phát triển khoa học công nghệ, đưa hệ thống marketing, hiện đại hoá hệ thống phân phối tới gần người nông dân, mặt khác cũng cần có các chính sách ưu đãi với nông dân trong các khoản vay để mua sắm máy móc, thiết bị và vật tư để sản xuất nông nghiệp.

Như vậy qua những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới và ở Việt Nam ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp nông thôn của các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế của quốc gia nhằm phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa vừa tăng năng suất lao động cho người lao động ở nông thôn. Bên cạnh đó việc chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp nông thôn còn tạo thêm việc làm cho người lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI NGÀNH NGHỀ TRONG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)