3.1. Định hướng phát triển các dự án chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn
3.1.3.1. Chính sách về nhân lực
nông nghiệp để đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 30% tổng lực lượng lao động theo tinh thần Nghị quyết 26. Như vậy chính sách định hướng lao động nông thôn phải cùng lúc đi theo các hướng chính như sau:
- Tạo ra một đội ngũ lao động nông nghiệp chuyên môn hoá cao, có tay nghề giỏi, phát triển kinh tế trang trại sản xuất lớn nông nghiệp hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao.
- Chấp nhận tồn tại đội ngũ lao động nông nghiệp sản xuất nhỏ dưới hình thức tiểu nông, đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát triển kinh tế hợp tác để hỗ trợ kinh tế hộ, xoá nghèo, phát triển nền nông nghiệp đa chức năng, vững bền.
- Hình thành một đội ngũ lao động phi nông nghiệp, ly nông bất ly hương, chuyển sang phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn liền với địa bàn nông thôn hoặc đô thị, khu công nghiệp phân tán về nông thôn.
- Xây dựng một đội ngũ lao động hiện đại tham gia vào thị trường lao động công nghiệp và đô thị, thị trường xuất khẩu lao động, từng bước di chuyển gia đình và lao động ra khỏi nông thôn, tái định cư theo phân bổ kinh tế tương lai.
Mục tiêu và giải pháp cơ bản về nâng cao chất lượng lao động nói chung được đề cập tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành TW Đảng (Khóa IX) “...dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng một triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010". Phương hướng chính sách này được thể hiện rộng rãi ở hàng loạt chính sách cụ thể trong những năm vừa qua.
phê duyệt đầu tiên vào năm 1994 và đã được chỉnh sửa vào các năm 2002, 2004 và 2006 với mục đích nhằm chỉnh sửa, hoàn thiện các chính sách, qui định trong lĩnh vực lao động, việc làm và quan hệ lao động trong điều kiện kinh tế thị trường và qua đó giúp cho bộ luật trở nên ngày càng phù hợp hơn với thực tế phát triển của thị trường lao động trong nước và các thông lệ quốc tế. Đi kèm với Bộ luật lao động, là hàng loạt nghị định hướng dẫn, đã tạo ra một nền tảng pháp lý toàn diện đối với thị trường lao động. Nó điều chỉnh mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, mức lương, việc tuyển dụng và sa thải người lao động v.v.... Người lao động có đầy đủ các quyền cơ bản đối với việc làm, tự do di chuyển để tìm việc làm. Bản thân khái niệm việc làm, chỗ làm việc cũng được điều chỉnh bao gồm tất cả mọi hoạt động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này đã tạo ra một thị trường năng động và linh hoạt hơn. Không chỉ người lao động mà người sử dụng lao động cũng được khuyến khích tạo ra các cơ hội việc làm cho người lao động. Người lao động có đầy đủ quyền sử dụng sức lao động của mình, người sử dụng lao động có toàn quyền quyết định trong việc tuyển dụng, tăng hoặc giảm số lao động làm việc cho mình tuỳ theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Đồng thời người sử dụng lao động cũng cần tuân thủ các quy định về mức lương tối thiểu, về thời gian làm việc và nghỉ ngơi của lao động và đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động v.v... Thông qua tất cả các quy định này, người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng có thể tự do lựa chọn việc làm phù hợp với mình, phù hợp với cầu của thị trường lao động (của người sử dụng lao động).