Tình hình sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 40 - 42)

2.1. Tổng quan về nông nghiệp – nông thôn

2.1.1. Tình hình sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn

* Nông nghiệp

Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta. Tuy nhiên tổng sản phẩm trong nước năm 2009 tăng 5,32%, bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%.

Bảng 1.2: Tăng trưởng các ngành trong giai đoạn từ năm 2006 – 2009

Đơn vị:%

Năm 2006 2007 2008 2009

Tổng số

8,23 8,48 6,19 5,32 Nông, lâm nghiệp, thủy

sản 3,69 3,4 3,79 1.83

Công nghiệp – xây dụng

10,38 10,6 6,33 5,52 Dịch vụ

8,29 8,68 7,2 6,63

Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê 2006 – 2009

Nhìn vào bảng trên ta thấy, ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng cao trong những năm trước đây. Tuy nhiên năm 2008 tăng trưởng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chậm lại đáng kể. Công nghiệp và xây dựng từ mức 10,6 % năm 2007 giảm xuống chỉ

ngành công nghiệp và xây dựng bị ảnh hưởng mạnh do bất ổn vĩ mô trong nước và suy thoái toàn cầu. Năm 2008 nông lâm nghiệp và thủy sản trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2007 tuy nhiên năm 2009 tăng trưởng nông, lâm, thủy sản giảm đạt tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn so với các năm từ 2006 -2007. Tăng trưởng của ngành dịch vụ không cao như công nghiệp nhưng la ̣i khá ổn định.

- Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GDP, ta thấy tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của cả nước. Tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm và tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm.

Hình 1.2: Tỷ trọng ngành trong cơ cấu GDP

Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê 2006 – 2009

- Các hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh nên hoạt động xuất khẩu nông, lâm và thuỷ sản đều tăng mạnh về số lượng và chất lượng. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản năm 2009 đạt 15,4 tỷ USD, vượt chỉ tiêu 14 tỷ USD Chính phủ giao; có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD gồm: gạo, cà phê, cao su, đồ gỗ, tôm và cá tra.

- Trong năm 2009, đời sống người nông dân được cải thiện, các địa

20.40% 41.54% 38.06% 20.30% 42% 38.12% 22% 40% 38.10% 20.66% 40.24% 39.10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2007 2008 2009

TỶ TRỌNG NGÀNH TRONG CƠ CẤU GDP

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về "Xây dựng nông thôn mới". Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn năm 2009 giảm còn 13%. Các địa phương đã cơ bản hoàn thành xây dựng và triển khai đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

* Nông thôn

- Nhờ có sự đầu tư của Nhà nước, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia, nông thôn đã có sự khởi sắc rõ rệt thể hiện ở hạ tầng nông thôn dần được hoàn thiện, mạng lưới điện phát triển nhanh với tỷ lệ hộ nông thôn dùng điện lưới quốc gia cao (90%); hệ thống giao thông nông thôn phát triển vượt bậc; thông tin liên lạc được cải thiện đáng kể ( điện thoại trở nên phổ biến tại nông thôn, 80% hộ dân nông thôn có tivi).

- Nhà ở nông thôn đã được đầu tư xây dựng mới một cách nhanh chóng. Nhiều xã, thôn ở nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng miền Trung đã cơ bản hoàn thành việc “ xóa” nhà tranh tre, nứa lá; vùng Đồng bằng sông Cửu Long cơ bản hoàn thành việc “ xóa” nhà tạm, nhà dột nát; nhiều huyện, xã ở miền Bắc, miền Trung đã cơ bản “ ngói hóa” nhà ở.

- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số vấn đề đặt ra đối với ngành nông nghiệp nước ta như: nông nghiệp phát triển kém bền vững, một số ngành hàng cạnh tranh thấp; nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, môi trường ô nhiễm; đời sống nông dân thấp, khả năng tái nghèo cao; hệ thống quản lý Nhà nước ở nhiều địa phương chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)