3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn
3.2.1. Quản lý công tác chuyển đổi ngành nghề
Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội Việt Nam có những bước phát triển mạnh, việc thay đổi cơ cấu ngành nghề, chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam đã và đang đặt ra những yêu cầu mới về quản lý sự chuyển đổi ngành nghề cho người dân. Để quản lý việc chuyển đổi ngành nghề cho người dân đạt hiệu quả cần phải làm những việc sau:
- Trong giáo dục nghề nghiệp, cần gắn nối chặt chẽ, đa dạng hóa hình thức giảng dạy học tập và nâng cao trình độ cho cả trung cấp chuyên nghiệp lẫn dạy nghề. Đặc biệt, về đào tạo phải gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Trước hết, cần gắn các trường lớp với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế..., cần có chính sách và cơ chế thích hợp để các trường, lớp này có những nguồn đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trực tiếp cung cấp cho chính các đơn vị này. Mặt khác trong cơ cấu trình độ của giáo dục chuyên nghiệp, không thể dừng đào tạo ở các bằng cấp như hiện nay. Đã đến lúc cần phải mở các trường chuyên nghiệp theo hướng thực hành cao ở trình độ cao đẳng và đại học.
- Trong đào tạo nghề, không chỉ dừng lại ở việc đào tạo cho người lao động có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà còn đào tạo và hình thành các năng lực mền (thích nghi, biến đổi...) để con người có thể linh hoạt trong việc lựa chọn nghề và chuyển đổi nghề nghiệp. Cần mở nhiều trường, lớp đa dạng hơn và có trình độ cao hơn để có thể có được một đội ngũ đông đảo những người lao động có trình độ bán lành nghề, lành nghề và tay nghề bậc cao theo nghề nghiệp mà mình được đào tạo.
hành và lao động quản lý…
- Thay đổi sự phân loại nghề nghiệp truyền thống theo lĩnh vực kinh tế - xã hội, ngành, nghề (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ) hay theo văn bằng, trình độ đào tạo (sơ học, trung học, đại học..). Xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Dịch vụ trở thành một lĩnh vực nghề nghiệp phổ biến trong nền kinh tế tri thức.
- Xoá bỏ tính định mệnh nghề nghiệp cho các cá nhân do phải thay đổi và chuyển nghề hoặc việc làm nhiều lần trong toàn bộ cuộc đời.
- Dỡ bỏ những rào cản giữa những đặc điểm nhân cách cá nhân (đặc điểm tâm - sinh lý, sức khoẻ, thành phần xã hội, xu hướng nghề nghiệp…) với các loại hình nghề nghiệp khác nhau về tính chất, nội dung, công cụ, môi trường lao động… Mỗi một cá nhân có thể thích ứng với nhiều loại hình nghề nghiệp, việc làm khác nhau và ở những môi trường khác nhau.