8 Số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009: Diện tích sàn nhà ở bình quân trên đầu người là: 16,7 m2 Trong đó
4.3.1- Nhóm giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách nhà ở xã hộ
(1)- Thực hiện nguyên tắc thị trƣờng trong trong hoạch định chính sách nhà ở xã hội
Quán triệt nguyên tắc này, khi hoạch định chính sách nhà ở xã hội cần thiết kế theo hướng huy động, phân bổ nguồn lực đất đai, tiền vốn một cách công khai, minh bạch. Đặc biệt là việc hạn chế bất cân xứng về thông tin giữa những nhà đầu tư với nhau, giữa nhà đầu tư với người mua nhà và những người mua nhà ở xã hội nhằm tạo nên một thị trường nhà ở xã hội công khai minh bạch, chống độc quyền.
Chú trọng thực hiện công tác dự báo nhu cầu, lập kế hoạch phát triển nhà ở; đưa các chỉ tiêu về phát triển nhà ở, trong đó có chỉ tiêu bắt buộc phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 05 (năm) năm và hàng năm của toàn quốc và của từng địa phương; quy định cụ thể
trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo đảm các kế hoạch phát triển nhà ở được thực hiện đạt mục tiêu đề ra.
Ban hành quy định cụ thể để đa dạng hóa cơ cấu diện tích căn hộ, bảo đảm cân đối tỷ lệ căn hộ có diện tích nhỏ, diện tích trung bình và diện tích lớn, tỷ lệ nhà ở giá thấp, giá trung bình nhằm đáp ứng nhu cầu có khả năng thanh toán của các đối tượng chính sách.
(3)- Rà soát, gỡ bỏ các quy định trong hệ thống chính sách pháp luật đang là rào cản phát triển và tiếp cận nhà ở xã hội của các đối tƣợng chính sách.
Rà soát, bãi bỏ các quy định về điều kiện mua nhà ở xã hội, các quy định làm hạn chế quyền tiếp cận nhà ở xã hội của các đối tượng chính sách như quy định về hộ khẩu, tạm trú; các quy định về sở hữu nhà ở. Đồng thời định lượng rõ hơn các yêu cầu về điều kiện nhà ở hiện tại cũng như điều kiện kinh tế và thu nhập hộ gia đình để người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận quỹ nhà ở xã hội. Ban hành quy định về ưu đãi cũng như các chế tài cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và người thuê nhà ở; quy định rõ nghĩa vụ của các bên có liên quan nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê.
Đa dạng hóa hình thức và thời hạn sở hữu nhà ở (sở hữu lâu dài, sở hữu có thời hạn) theo từng khu vực và từng thời kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và yêu cầu quản lý nhà nước.
(3)- Chính sách nhà ở xã hội cần có thứ tự ƣu tiên
Trong điều kiện nhu cầu về nhà ở xã hội lớn nhưng ngân sách nhà nước có hạn, việc huy động nguồn lực tài chính ngoài ngân sách gặp khó khăn do đó cần xác định thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng chính sách.
Ở đây không nên xếp thứ tự ưu tiên theo thứ tự (1) người có công với cách mạng; (2) các hộ nghèo khu vực nông thôn; (3) người có thu nhập thấp tại đô thị; (4) cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ; (5) sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp; (6) công nhân khu công nghiệp; (7) học sinh, sinh viên; (8) các đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn; mà cần quy định các điều kiện cụ thể trong mỗi nhóm để lựa chọn thứ tự ưu tiên. Chẳng hạn đối với người có công thì nhóm đối tượng nào được ưu tiên trước, nhóm nào ưu tiên sau vì không ai cũng khó khăn về nhà ở, thậm chí có nhiều người có công thuộc diện giàu có.
(4)- Gỡ bỏ các quy định trong văn bản hƣớng dẫn thực thi pháp luật đang làm vô hiệu hóa chính sách
Gỡ bỏ quy định về điều kiện cho vay hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội đối với các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư phát triển dự án nhà ở xã hội.
Xóa bỏ hướng dẫn bất hợp lý về điều kiện cho vay hỗ trợ nhà ở đối với người thu nhập thấp như các quy định của Bộ Xây dựng, cũng như các điều kiện cho vay của hệ thống các ngân hàng thương mại. Thậm chí có thể cho người vay, dùng ngay chính căn hộ nhà ở xã hội dự định sẽ mua để thế chấp khoản vay.
(5)- Tạo quỹ đất và nguồn vốn tài chính để phát triển nhà ở xã hội
Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của cả nước, các tỉnh thành phố chủ động bố trí quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho xây dựng nhà ở xã hội theo năm và kế hoạch 5 năm.
Cùng với tạo quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, nhà nước cần thành lập Quỹ tài chính phát triển nhà ở xã hội để huy động các nguồn tài chính của tư nhân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong và ngoài nước.