Dạng điền khuyết

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm violet để thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan trong môn toán ở tiểu học (Trang 64 - 68)

Đây là dạng câu TNKQ có câu trả lời tự do, căn cứ vào các thông tin, giữ liệu đã cho hoặc đã biết để điền vào chỗ trống theo yêu cầu của đề bài ( có thể phần điền khuyết là một số câu trả lời ngắn gọn của một câu hỏi ).

2.2.2.2. Minh họa việc thiết kế bài tập dạng điền khuyết.

Bài tập 1:

Thiết kế bài tập TNKQ dạng điền khuyết với nội dung sau: Trong hai phân số cùng mẫu số:

- Phân số nào có ... bé hơn thì ... - Phân số nào có tử số lớn hơn thì ...

- Nếu tử số ... thì hai phân số đó bằng nhau. Đáp án: tử số; bé hơn; lớn hơn; bằng nhau

Bước 1:

- Từ giao diện chính của chương trình violet ta vào mục “ nội dung” sau đó chọn “ thêm đề mục” :

- Ta điền tên chủ đề và tên mục vào hai ô “ chủ đề ” và “ mục ” ( ví dụ như ở trên) ta có giao diện mới như sau:

Bước 2:

- Từ giao diện trên ta vào nút “ Công cụ ” sau đó chọn “ Bài tập kéo thả chữ ”:

Bước 3:

- Nhấp chuột vào nút “▼” ở ô “ kiểu ” để lựa chọn dạng bài tập “ điền khuyết ” ta được :

- Ở ô “ câu hỏi ” ta đánh mệnh đề: Trong hai phân số cùng mẫu số: Còn ở mục soạn thảo phía dưới ta nhập nội dung câu TNKQ. Chú ý rằng ở phần để trống dạng “…….” mà sau này học sinh điền ta vẫn ghi cả đáp án với lệnh ||câu trả lời|| :

Ví dụ: Phân số nào có ||tử số|| bé hơn thì bé hơn.v.v.

- Trong giao diện này ta kiểm tra lại nội dung đã soạn thảo sau đó ta nhấp vào nút đồng ý là ta có bài tập được thiết kế hoàn chỉnh. (bên cạnh đó có 3 nút , , dùng để căn chỉnh, trọn hiệu ứng, khóa đối tượng .v.v. thì ta không cần quan tâm.)

- Sau đó ta chọn phím F4 để “ đóng gói ” bài tập vừa thiết kế, mục đích là để xuất bài giảng đang soạn thảo ra thành một sản phẩm chạy độc lập, có thể copy vào đĩa mềm hoặc đĩa CD để chạy trên các máy tính khác mà không cần chương trình Violet hoặc chỉnh sửa lại nội dung đã soạn thảo.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm violet để thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan trong môn toán ở tiểu học (Trang 64 - 68)