Ở các lớp 1,2,3 yêu cầu học sinh nhận biết các hình chữ nhật, hình vuông , hình tròn, hình tam giác dưới dạng tổng thể, thực hành xếp – ghép hình,chưa yêu cầu học sinh nhận biết đặc điểm về góc,cạnh. Dạy góc nhọn, góc tù, góc bẹt mục tiêu là giúp học sinh có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Biết dùng ê ke để nhận dạng các góc trên.
2.1.1.1. Góc nhọn
Đồ dùng trực quan: Bảng phụ vẽ các góc nhọn,góc vuông (thực hành trên đồ dùng trực quan).
Sử dụng ê ke: Để xác định một góc bất kì có phải góc nhọn hay không. Khi dạy học sinh dùng ê ke để kiểm tra góc nhọn, cần phải chú ý các thao tác sử dụng, chẳng hạn khi dùng ê ke để kiểm tra xem góc có nhọn hay không, cần thực hiện như sau:
Bước 1: áp ê ke lên mặt giấy, sao cho 1 cạnh của ê ke trùng với một cạnh của góc.
Bước 2:Trượt ê ke theo cạnh đó sao cho đỉnh của ê ke trùng với đỉnh của góc. Bước 3: Quan sát và nhận xét thấy: góc nhọn bé hơn góc vuông (góc vuông học ở lớp 3).
Hình vẽ:
A
Giáo viên nói đây là góc nhọn. Đọc là: “Góc nhọn đỉnh O; cạnh OA; OB”. Giáo viên cho học sinh nêu ví dụ thực tế về góc nhọn, chẳng hạn: góc tạo bởi hai kim đồng hồ chỉ lúc 2 giờ, góc nhọn tạo bởi hai cạnh của một tam giác (giáo viên tìm những hình ảnh thực tế xung quanh để học sinh có biểu tượng về góc nhọn).
Để có những bài tập đa dạng giúp học sinh có khái niệm về góc nhọn, giáo viên chuẩn bị các hình vẽ những góc có độ dài khác nhau, ở các vị trí khác nhau trên một tấm bìa to để làm việc chung trên lớp (hoặc vào các phiếu bài tập cho từng học sinh).
1 2
3 4
Chú ý: Khi học hình tam giác, ê ke được sử dụng khi nhận biết các góc của
hình tam giác thường có 3 góc nhọn (dùng ê ke để kiểm tra các góc của hình).
2.1.1.2. Góc tù
Đồ dùng trực quan: bảng phụ, hình vẽ góc tù, phiếu bài tập có các hình vẽ góc bẹt, nhọn, vuông (thực hành trên đồ dùng trực quan).
Các bước tương tự như dạy góc nhọn. Hình vẽ:
M
O N
Học sinh quan sát tự rút ra được cách nhận biết về góc tù: “ Góc tù lớn hơn góc nhọn và lớn hơn cả góc vuông”.
2.1.1.3. Góc bẹt
Đồ dùng trực quan: bảng phụ vẽ góc bẹt, phiếu bài tập có các hình vẽ của các góc bẹt và các góc đã học (thực hành trên đồ dùng trực quan).
Các bước tương tự như dạy góc nhọn: Hình vẽ:
C D O
Học sinh thực hành quan sát trên trực quan và rút ra kết luận: góc bẹt là góc lớn nhất và bằng hai lần góc vuông.
Lưu ý: Nếu xác định điểm I trên cạnh OC , điểm K trên cạnh OD (của góc
Ở lớp 4, học sinh chủ yếu nhận dạng các góc : góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt như là nhận dạng các khái niệm hình học chưa đi sâu vào so sánh số đo của các góc như ở bậc trung học cơ sở. Vì vậy đồ dùng trực quan trong dạy góc nhọn, góc tù, góc bẹt giúp học sinh tự nhận dạng các góc thông qua thực hành luyện tập trên trực quan.