Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hai đường thẳng vuông góc và vẽ hai đường thẳng vuông góc

Một phần của tài liệu Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hình học lớp 4 (Trang 37 - 39)

và vẽ hai đường thẳng vuông góc

Mục tiêu:

- Giúp học sinh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.

- Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh.

- Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông với nhau hay không. - Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau.

Giáo viên kết hợp các phương pháp dạy học với đồ dùng trực quan giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.

2.1.3.1. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học giới thiệu hai đường thẳng vuông góc

- Giáo viên vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, cho thấy rõ 4 góc A, B, C, D đều là góc vuông.

- Giáo viên kéo dài hai cạnh BC và DC thành hai đường thẳng, tô màu hai đường thẳng (đã kéo dài). Cho học sinh biết: “Hai đường thẳng DC và BC là hai đường thẳng vuông góc với nhau”.

- Giáo viên cho học sinh nhận xét: “Hai đường thẳng BC và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C (kiểm tra bằng ê ke).

A B D C

- Giáo viên dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau (như hình vẽ trong SGK). Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.

M

O N

- Giáo viên cho học sinh liên hệ các trực quan có thật ở ngoài để có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Chẳng hạn hai đường mép liền nhau của quyển vở, hai cạnh liên tiếp của bảng đen, hai cạnh liên tiếp của ô cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh vuông góc của ê ke…

- Để có những bài tập đa dạng giúp học sinh nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. Giáo viên cho học sinh thực hành trên các bài tập yêu cầu học sinh dùng ê ke kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không và chỉ ra.

Hình 1 Hình 2 H

P

Hình 1: hai đường thẳng IH và IK vuông góc với nhau.

Hình 2: hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau.

2.1.3.2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc

Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước. Ta có thể vẽ như sau:

- Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB.

- Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì ta được đường thẳng CD vuông góc với đường thẳng AB.

-Trường hợp điểm E nằm trên đường thẳng AB : C

B

E A

D

- Trường hợp điểm E nằm ngoài đường thẳng AB :

C

E

A B D

Một phần của tài liệu Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hình học lớp 4 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)