- Giới thiệu hai đường thẳng song song:
2.1.5. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học các bài về giới thiệu hình (hình bình hành, hình thoi)
(hình bình hành, hình thoi)
Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi
Ở lớp 2, 3 các em đã được học về tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông. Còn ở lớp 4 yêu cầu các em nhận dạng tổng thể hình bình hành, hình thoi và yêu cầu nhận biết một số đặc điểm của hình. Phân biệt hình bình hành, hình thoi với một số hình đã học. Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành, hình thoi. Từ đó phân biệt được hình bình hành, hình thoi với một số hình đã học.
Giáo viên giới thiệu về hình bình hành, hình thoi theo trình tự sau: + Giới thiệu các vật mẫu cụ thể.
D M C
E
A B
+ Học sinh quan sát hình vẽ trong phần bài học của SGK rồi nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành và hình thoi. Trong số các hình đó, các hình bình hành là:hình 1 và hình 2 (SGK Toán 4 trang 102.
Hình 1 Hình 2
Quan sát các hình vẽ trong bài học để nhận ra các hình thoi (SGK Toán 4 trang 140): Hình thoi ABCD (hình 1) và hình thoi MNPQ (hình 3).
A M
N Q
B D
P
C
Hình thoi ABCD Hình thoi MNPQ
Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành
- Giáo viên gợi ý để học sinh tự phát hiện các đặc điểm của hình bình hành (thông qua việc đo độ dài của các cặp cạnh đối diện để giúp học sinh thấy hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau). Học sinh phát biểu thành lời: “Hình bình hành có hai cặp đối diện song song và bằng nhau”.
- Học sinh tự nêu một số ví dụ về các đồ vật trong thực tiễn có hình dạng là hình bình hành và nhận dạng một số hình vẽ trên bảng phụ:
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4 Hình 5
- Học sinh quan sát và nhận thấy: Hình 1 và hình 5 là hình bình hành. - Để biết thêm đặc điểm của hình bình hành. Giáo viên cho học sinh đo độ dài đường chéo và nhận thấy: Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi
- Giáo viên và học sinh cùng lắp ghép mô hình hình vuông. Giáo viên và học sinh dùng mô hình vừa lắp để vẽ hình vuông lên bảng và lên giấy, vở. Học sinh quan sát và nhận xét.
- Giáo viên xô lệch hình vuông nói trên để được hình thoi: Giáo viên hỏi học sinh về cạnh của hình thoi như thế nào so với cạnh của hình vuông? Giáo viên nên cho học sinh đo độ dài các cạnh của hình thoi để giúp học sinh thấy được: Bốn cạnh của hình thoi đều bằng nhau.
- Để học sinh nhận biết thêm đặc điểm của hình thoi. Giáo viên cho học sinh xác định đường chéo của hình thoi: học sinh sử dụng ê ke để kiểm tra đặc tính vuông góc của hai đường chéo và dùng thước có vạch chia từng mi-li-mét kiểm tra hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
- Nhằm củng cố biểu tượng và nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành và hình thoi: Giáo viên đưa ra bảng phụ các hình đã được vẽ sẵn để học sinh nhận dạng và đặt ra câu hỏi về đặc điểm của hình:
A B E F O D C H G 2.1.6. Thực hành vẽ hình bằng thước, ê ke và compa, cắt, ghép, gấp hình Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết sử dụng thước kẻ, ê ke và compa đề vẽ các hình theo yêu cầu của bài học.
-Biết cắt, ghép, gấp hình sao cho từ một hình phức tạp trở thành đơn giản.
2.1.6.1. Thực hành vẽ hình chữ nhật ( biết độ dài hai cạnh cho trước)
* Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm.
Lưu ý: + Khi giáo viên vẽ trên bảng thì vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4dm, chiều
rộng 2dm.
+ Hướng dẫn học sinh cách đặt thước và sử dụng ê ke.
+ Giáo viên vừa hướng dẫn mẫu vừa vẽ mẫu trên bảng theo các bước trong SGK lớp 4, tr52.
-Vẽ đoạn thẳng DC = 4dm
-Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy đoạn DA = 2dm. -Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy đoạn thẳng CB = 2dm. - Nối A với B . Ta được hình chữ nhật ABCD.
Cho học sinh vẽ hình chữ nhật ABCD có DC = 2cm, DA = 4cm như hướng dẫn trên vào vở.
A B
2cm
* Thực hành:
Bài 1: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
- Học sinh thực hành vẽ hình chữ nhật theo hướng dẫn ở trên, giáo viên theo dõi, quan sát, giúp đỡ từng học sinh để vẽ cho đúng hình chữ nhật:
3cm 5cm Chu vi hình chữ nhật là: ( 5 + 3 ) x 2 = 16 (cm) Đáp số : 16 cm Bài 2:
a. Hãy vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 4cm, chiều rộng BC = 3cm b. Hãy dùng thước có vạch xăng-ti-mét kiểm tra xem độ dài hai đường chéo AC và BD có bằng nhau hay không?
- Yêu cầu học sinh vẽ đúng hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 4cm, Chiều rộng BC = 3cm (giáo viên vẽ sẵn ra bảng phụ có ô vuông).
4cm
3cm
- Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra trên hình vẽ hai đường chéo của hình chữ nhật là AC, BD. Cho học sinh đo độ dài của đoạn thẳng AC và BD trên hình vừa vẽ. Kết quả đo được thấy độ dài AC = 5cm, BD = 5 cm.
- Có thể nhận xét: Hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau.
* Vẽ hình vuông có cạnh 3cm
- Ta có thể coi hình vuông như hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài 3cm, chiều rộng cũng bằng 3cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài trước đã học.
- Cụ thể, giáo viên hướng dẫn và vẽ mẫu lên bảng (vẽ lên bảng hình vuông có cạnh là 3dm):
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 3dm.
+Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại D và lấy DA = 3dm. +Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB = 3dm. +Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
A B
3cm
D 3cm C
- Giáo viên cho học sinh thực hành vẽ theo mẫu. Giáo viên chuẩn bị trực quan, hình vẽ giống SGK toán 4 , Tr 55, bài tập 2 và hướng dẫn học sinh vẽ vào giấy có kẻ ô li.
2.1.6.3. Sử dụng đồ dùng trực quan trong thực hành cắt, ghép, gấp hình
Cắt hình
Cơ sở để thực hiện các bài toán cắt hình là dựa vào tính chất sau: Tổng diện tích của các mảnh cắt ra bằng diện tích ban đầu.
Ta thường gặp ở hai dạng sau:
+ Cắt một hình cho trước thành các hình nhỏ có kích thước và hình dạng cho trước.
+ Cắt một hình cho trước thành các hình nhỏ có hình dạng tùy ý.
Ví dụ 1: Cho mảnh bìa hình tam giác. Hãy cắt mảnh bìa thành hai hình tam giác
- Trên cạnh BC ta lấy điểm I sao cho BI = IC. Nối AI rồi dùng kéo cắt theo chiều mũi tên. Ta có diện tích ABI = diện tích ACI (vì chung đường cao hạ từ A và đáy BI = CI). A
B // // C
I Tương tự, ta có 2 cách sau:
Ví dụ 2: Cho mảnh bìa hình tam giác .Hãy cắt mảnh bìa thành bốn mảnh
nhỏ hình tam giác có diện tích bằng nhau.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy một cạnh làm đáy.
+ Mỗi học sinh sẽ có các cách chia khác nhau. Giáo viên đưa ra các cách chia đúng như sau:
(1) (2) (3) A A M N B C B C
(4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18)
(19) (20) (21)
(22) (23) (24)
(25) (26)
Như vậy khi chọn một cạnh làm đáy, ta được 26 cách chia. Khi chọn các cạnh còn lại làm đáy, ta cũng sẽ được các cách chia tương tự. Học sinh có khả năng phát huy được tính logic sáng tạo trong bài.
Ghép hình
Cơ sở để thực hiện các bài toán về ghép hình là dựa theo tính chất sau: Tổng diện tích các hình đem ghép bằng diện tích của hình ghép được. Vì vậy, dựa vào tổng diện tích các hình đem ghép, ta sẽ xác định được kích thước của hình cần ghép.
Ví dụ : Cho 4 mảnh gỗ hình thang vuông, 4 mảnh hình tam giác vuông và 5 mảnh hình vuông có kích thước như hình vẽ. Hãy ghép 13 mảnh gỗ nói trên để được một hình vuông.
1cm
2cm 2cm
2cm 2cm
1cm 1cm 1cm
- Trước hết ta ghép 4 mảnh hình thang vuông thành 2 mảnh hình chữ nhật và 4 mảnh tam giác vuông thành 2 mảnh hình vuông như hình vẽ.
- Tính tổng diện tích của 13 mảnh gỗ là:
2× 3 × 2 + 2 × 2 × 2 + 1 × 1 × 5 = 25 (cm2)
Cắt và ghép hình
Các bài toán dạng này là sự phối hợp giữa hai dạng toán cắt hình và ghép hình.
Ví dụ: Hãy cắt và ghép mảnh bìa đã cho thành một hình vuông.
Bài toán có thể giải như sau:
Cắt theo đường IB, chuyển hình tam giác IBE lên trùng tam giác DAI ta được hình vuông.
Gấp hình
Ví dụ: Gấp và cắt tờ giấy để tạo thành hình thoi. + Giáo viên hướng dẫn.