HS khác nhận xét.

Một phần của tài liệu Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hình học lớp 4 (Trang 61 - 68)

- GV hỏi: Bạn nào có thể nhắc lại tên các góc mà lớp mình đã được học?

- GV nêu: Trong giờ ngày hôm nay, cô sẽ giới thiệu với cả lớp một số góc khác. Đó chính là góc nhọn, góc tù và góc bẹt. * Hoạt động 2: Bài mới

a. Giới thiệu góc nhọn - GV treo bảng phụ vẽ góc nhọn và nói “Đây là góc nhọn”. Đọc là: “Góc nhọn đỉnh O, cạnh OA, OB”. - GV vẽ một góc nhọn khác và mời 1HS nhắc lại. A O B - Lớp mình đã được học về góc vuông. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. - GV mời 1 HS lên bảng vẽ 1 góc nhọn, dưới lớp vẽ ra nháp.

- Gọi HS nêu các góc nhọn có trong cuộc sống.

- GV sử dụng ê ke và nêu: Nhiệm vụ của các em là so sánh góc nhọn với góc vuông. Để hoàn thành được nhiệm vụ này chúng ta cần sử dụng đến ê ke. Các em hãy chú ý quan sát lên bảng và theo cô sử dụng ê ke nhé.

+ Bước 1: Áp ê ke lên mặt bảng, sao cho 1 cạnh của ê ke trùng với 1 cạnh của góc. + Bước 2: Trượt ê ke theo cạnh đó sao

- HS lên bảng vẽ.

- HS nêu: Góc nhọn ở hình tam giác, đầu mũi dao, …

cho đỉnh của ê ke trùng với đỉnh của góc. - Dựa vào trực quan, các em hãy so sánh giữa góc nhọn và góc vuông. O A B - Góc nhọn bé hơn góc vuông.

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách sử dụng ê ke để so sánh góc nhọn và góc vuông. - GV gọi HS nhận xét.

- GV yêu cầu em đó nhắc lại.

- GV mời 2-3 HS lên bảng sử dụng ê ke để so sánh góc nhọn và góc vuông. - Yêu cầu cả lớp vẽ 1 góc nhọn bất kì ra nháp và sử dụng ê ke để so sánh góc nhọn mình đã vẽ với góc vuông. - HS nhắc lại các bước. - HS khác nhận xét. - HS nhắc lại các bước sử dụng ê ke để so sánh góc nhọn và góc vuông. - 2-3 HS lên bảng. - HS vẽ hình và sử dụng ê ke để so sánh góc nhọn – góc vuông. O A B b. Giới thiệu góc tù

- Tương tự như cách giới thiệu góc nhọn, GV treo bảng phụ vẽ góc tù và nêu: “Đây là góc tù”. Đọc là: “Góc tù đỉnh O, cạnh OM, ON”.

M

N O

- GV mời 1 HS lên bảng vẽ 1 góc tù, HS dưới lớp vẽ ra nháp.

- GV nêu: Các em hãy sử dụng ê ke của mình để so sánh góc tù với góc vuông. - Mời 1 HS lên bảng thao tác và nêu nhận xét. - HS lên bảng vẽ. - HS thao tác. - HS lên bảng và nêu nhận xét: Góc tù lớn hơn góc vuông. M O N

- GV yêu cầu HS nêu lại cách mà em so sánh góc tù với góc vuông ( cách sử dụng ê ke để so sánh hai góc).

- GV nhận xét. Khen ngợi một số học sinh dưới lớp vẽ hình đẹp, đúng, sử dụng ê ke đúng cách và thành thạo. c. Giới thiệu góc bẹt - GV treo bảng phụ vẽ góc bẹt và nêu: “Đây là góc bẹt”. Đọc là: “Góc bẹt đỉnh O, cạnh OC, OD”. C O D - HS nhắc lại.

- GV mời 1 HS lên bảng vẽ 1 góc bẹt, HS dưới lớp vẽ ra nháp.

- GV nêu: Các em hãy sử dụng ê ke của mình để so sánh góc bẹt với góc vuông.

- Mời 1 HS lên bảng thao tác và nêu nhận xét. - HS lên bảng vẽ. - HS thao tác. - HS lên bảng và nêu nhận xét: Góc bẹt lớn hơn góc vuông. C O D

- Góc bẹt lớn hơn góc vuông và bằng mấy lần góc vuông?

- Bây giờ, cô vẽ thêm điểm I trên cạnh OC, điểm K trên cạnh OD. Các em có nhận xét gì về 3 điểm I, O, K?

C I O K D

- Góc bẹt bằng hai lần góc vuông.

- 3 điểm I, O, K thẳng hàng.

- GV nêu: Như vậy, các điểm nằm trên cạnh của góc bẹt luôn luôn thẳng hàng với nhau.

d. Luyện tập

Bài 1: Trong các góc dưới đây, góc nào là: góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt?

- HS lắng nghe.

- GV treo bảng phụ đã vẽ các hình như trong SGK, và mời 1 HS đọc lại đề bài. - GV hỏi:

+ Góc đầu tiên là góc đỉnh gì?

- HS đọc đề bài.

- HS trả lời: + Góc đỉnh A.

+ Góc đỉnh A có cạnh gì?

+ Mời 1 bạn lên bảng, sử dụng ê ke và xác định xem đây là góc gì?

- Tương tự như vậy, GV lần lượt gọi HS lên bảng xác định với mỗi hình.

+ Góc đỉnh A có cạnh AM, AN + HS lên bảng thao tác và nêu: Góc đỉnh A; cạnh AM, AN là góc nhọn. - HS lên bảng, sử dụng ê kê và xác định góc: + Góc đỉnh B; cạnh BP, BQ là góc tù. + Góc đỉnh C; cạnh CI, CK là góc vuông. + Góc đỉnh E; cạnh EX, EY là góc bẹt. + Góc đỉnh D; cạnh DV, DU là góc nhọn. + Góc đỉnh O ; cạnh OG, OH là góc tù.

Bài 2. Trong các hình tam giác sau: - Hình tam giác nào có ba góc nhọn? - Hình tam giác nào có góc vuông? - Hình tam giác nào có góc tù?

- GV gọi HS nêu lại đề bài.

- GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra các góc của hình tam giác trong bài. GV bao quát lớp, giúp đỡ HS nếu các em gặp khó khăn.

- GV gọi HS nêu kết quả

- HS nêu lại đề bài.

- HS nêu kết quả kiểm tra:

- Bạn nào đồng ý với ý kiến của bạn thì giơ tay.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Hình tam giác DEG có góc vuông. + Hình tam giác MNP có góc tù. - HS giơ tay biểu quyết.

- HS lắng nghe. 4. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết dạy. Khen các học sinh/ các nhóm học sinh tích cực học bài. - Dặn dò HS xem lại bài và chuẩn bị bài mới.

Tiết 42: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hình thành biểu tượng về hai đường thẳng song song.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được hai đường thẳng song song.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn Toán, chủ động trong việc vận dụng kiến thức toán học vào các lĩnh vực khác nhau của thực tiễn.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bài soạn, phiếu học tập. - Bảng phụ, thước thẳng.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Củng cố về cách vẽ hai đường thẳng vuông góc. - Bảng con, thước thẳng.

Một phần của tài liệu Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hình học lớp 4 (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)