7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
3.1. Một số định hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa
3.1.1. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Thọ phù hợp với quan điểm phát triển của tỉnh
Theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, cụ thể: Xây dựng và phát triển tỉnh Phú Thọ thành hạt nhân của vùng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực trung du và miền núi phía Bắc; cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình và nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển nhanh và bền vững với chất lƣợng và tốc độ cao hơn mức bình quân chung của cả nƣớc. Tập trung xây dựng, tạo bƣớc đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị. Phát triển đồng bộ các loại hình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ƣu tiên phát triển hạ tầng của đô thị đặc biệt; Phát triển đồng bộ giữa xây dựng mới với cải tạo và chỉnh trang đô thị; Xây dựng tỉnh hiện đại, giàu bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc; Phát huy tối đa thế mạnh du lịch của tỉnh. Phát triển sản xuất gắn với nâng cao trình độ khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực; Tạo mọi điều kiện để phát huy các nguồn lực - nhất là nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội; Tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực thành phố có lợi thế, hƣớng đến nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng và kinh tế tri thức, trong đó phát triển công nghệ thông tin là ƣu tiên hàng đầu; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh từ nông lâm nghiệp sang khu vực dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Thực hiện phát triển bền vững, gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với thích ứng biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái; Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với Vùng
81
kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng đồng bằng sông Hồng. Xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế, tăng trƣởng xanh, bền vững.
3.1.2. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phù hợp với mục tiêu tổng quát về phát triển của tỉnh Thọ phù hợp với mục tiêu tổng quát về phát triển của tỉnh
Mục tiêu tổng quát trong việc phát triển Phú Thọ trong thời gian tới là xây dựng tỉnh văn minh, hiện đại với đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội đối với khu vực. Tập trung thực hiện cải thiện mạnh mẽ môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh, quan tâm phát triển các thành phần kinh tế; huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, trọng tâm là cơ sở hạ tầng then chốt, các ngành, lĩnh vực, địa bàn có tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhanh và bền vững. Chú trọng phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trƣờng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; phấn đấu xây dựng Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía bắc.
3.1.3. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phù hợp với phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực của tỉnh Thọ phù hợp với phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực của tỉnh
Một là, Định hƣớng phát triển các ngành du lịch, dịch vụ: (i) Phát triển du lịch Phú Thọ phù hợp với Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam, định hƣớng phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, quy hoạch mở rộng vùng Thủ đô, với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành kinh tế khác của tỉnh; (ii) Phát triển du lịch Phú Thọ đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, theo hƣớng bền vững; gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trƣờng; tạo môi trƣờng an toàn lành mạnh, thu hút khách du lịch và đầu tƣ trong lĩnh vực du lịch; (iii) Phát triển du lịch Phú Thọ đặt trong mối liên hệ vùng, cả nƣớc và quốc tế để khai thác khách du lịch nội địa, đồng thời mở rộng thu hút khách du lịch quốc tế. Phát triển du lịch văn hoá và sinh thái với việc lấy du lịch văn hoá làm trọng tâm để phát huy có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh; kết hợp giữa truyền thống với hiện đại nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, gắn với kết hợp liên kết hội nhập quốc tế; (iv) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, các thành phần kinh tế đầu tƣ vào kết cấu hạ tầng, các cơ sở, các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh
82
theo hƣớng có trọng tâm, trọng điểm; phát triển mạnh du lịch cộng đồng; (v) Phát triển hệ thống hạ tầng then chốt, đồng bộ về du lịch - thƣơng mại; phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lƣợng, đủ về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu; xây dựng đƣợc sản phẩm du lịch đặc trƣng của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Phú Thọ có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phƣơng, trở thành địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng và cả nƣớc; (vi) Chú trọng đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại, kết nối giao thƣơng, đƣa các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trƣng, sản phẩm OCOP của tỉnh vào các hệ thống phân phối; hỗ trợ xây dựng các trang điện tử bán hàng trực tuyến gắn với thƣơng mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, tạo sự kết nối trực tiếp giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng.
Hai là, Định hƣớng phát triển công nghiệp - xây dựng: (i) Phát triển công nghiệp - xây dựng tỉnh Phú Thọ tập trung vào những ngành, lĩnh vực, những công đoạn có hàm lƣợng giá trị gia tăng cao; phát triển 04 nhóm ngành công nghiệp có hàm lƣợng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao (cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; hóa dƣợc - cao su; chế biến tinh lƣơng thực thực phẩm) và các ngành công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lƣợng; phát triển công nghiệp thời trang ngành dệt may - da giày, công nghiệp thiết kế; chuyển dần từ hoạt động gia công lắp ráp sang hoạt động sản xuất; (ii) Tiếp tục phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao; bố trí sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp đã đƣợc quy hoạch; phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển công nghiệp cơ khí, điện tử - tin học; hạn chế thu hút các dự án đầu tƣ mới thâm dụng lao động phổ thông.
Ba là, Định hƣớng phát triển nông nghiệp - nông thôn: (i) Cơ cơ cấu lại các sản phẩm chủ lực, phù hợp với lợi thế của từng địa bàn, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tăng cƣờng chỉ đạo triển khai Nghị quyết 05 của HĐND tỉnh, trọng tâm là cây chè, cây bƣởi, chuyển hóa rừng cây gỗ lớn thành vùng tập trung, sản xuất hàng hóa. Đặc biệt đối với cây bƣởi sẽ điều chỉnh quy hoạch, tập trung hỗ trợ, đầu tƣ theo hƣớng ƣu tiên hình thành 2 vùng tập trung tại Đoan Hùng và Thanh Sơn, Yên Lập. Đối với cây chè, tăng cƣờng liên kết sản xuất, nâng cao chất lƣợng chế biến, tiêu thụ theo hình thức các tổ hợp tác, hợp tác xã; thu hút, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tƣ nâng cao chất lƣợng, giá trị sản phẩm gắn với phát triển bền vững thƣơng hiệu Chè Phú Thọ. (ii) Cơ cấu lại đàn vật nuôi và tái đàn lợn theo hƣớng phát triển, cung cấp con giống chất lƣợng cho ngƣời nông dân; ƣu tiên phát triển trang trại, gia trại, chăn nuôi khép kín, an toàn sinh học. (iii) Tập trung
83
chỉ đạo nâng cao chất lƣợng các tiêu chí ở các xã, khu dân cƣ đã đạt nông thôn mới, mục tiêu là đẩy mạnh đƣợc sản xuất, tăng cƣờng liên kết trong tiêu thụ để tăng thu nhập cho các hộ gia đình. (iv) Tiếp tục chỉ đạo xây dựng khu dân cƣ nông thôn mới ở những xã chƣa có điều kiện thực hiện quy mô toàn xã; triển khai có hiệu quả Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới.
Bốn là, Định hƣớng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội: (i) Tập trung chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện các Đề án: Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục; chính sách phát triển giáo dục mầm non; Đề án đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục Trƣờng THPT Chuyên Hùng Vƣơng gắn với đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trƣờng tại vị trí mới. (ii) Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục gắn với nâng cao quyền tự chủ đối với các cơ sở giáo dục công lập ở những nơi có điều kiện. Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm nâng cấp cơ sở vật chất, phƣơng tiện giảng dạy; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho cả đội ngũ giáo viên và học sinh; khuyến khích tinh thần tự học, sáng tạo, học đi đôi với hành. (iii) Tăng cƣờng khả năng đáp ứng của hệ thống y tế dự phòng; chủ động làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh. (iv) Tăng cƣờng chỉ đạo xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, toàn diện ở gia đình, nhà trƣờng, cộng đồng và trong toàn xã hội. (v) Đa dạng hóa huy động các nguồn lực bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. (vi) Đẩy mạnh xã hội hóa trong tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao. (vii) Chú trọng phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, nâng cao sức khỏe Nhân dân; quan tâm phát triển thể thao thành tích cao. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức một số nội dung thi đấu của SEA games lần thứ 31 năm 2021 tại Phú Thọ.
Năm là, Định hƣớng phát triển hạ tầng kỹ thuật: (i) Tập trung phát triển mạng lƣới giao thông nối liền các khu đô thị mới, các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp, các tuyến giao thông quốc gia, gắn kết chặt chẽ với các tỉnh trong khu vực để hỗ trợ nhau phát triển đồng bộ, khai thác tốt nhất thế mạnh kinh tế - xã hội tổng hợp của toàn vùng; (ii) Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động nhằm bảo đảm cho việc phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng viễn thông bền vững, hiệu quả, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, an toàn mạng lƣới, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnh quan môi trƣờng, nhất là tại các đô thị. (iii) Phát triển các khu đô thị, các khu nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chung đô thị, các quy hoạch phân khu và quy
84
hoạch chuyên ngành khác, đáp ứng yêu cầu xây dựng đô thị văn minh hiện đại; ƣu tiên đầu tƣ xây dựng các khu đô thị, các khu nhà ở hiện đại, thuận tiện, đồng bộ giữa việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. (iv) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tƣ nhân tham gia đầu tƣ phát triển hạ tầng kĩ thuật, đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa nhà nƣớc, nhà đầu tƣ và nhân dân.
3.1.4. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phù hợp với phương hướng tổ chức không gian phát triển của tỉnh Thọ phù hợp với phương hướng tổ chức không gian phát triển của tỉnh
Một là, Định hƣớng phát triển không gian đô thị: (i) Tập trung đầu tƣ phát triển toàn diện thành phố Việt Trì, trọng tâm là đầu tƣ kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển công nghiệp công nghệ cao, du lịch - dịch vụ, giáo dục - đào tạo và các thiết chế văn hóa - thể thao đồng bộ, hiện đại, từng bƣớc trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I đối với thành phố Việt Trì, phấn đấu đƣa Việt Trì trở thành Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam; (ii) Đầu tƣ nâng cấp xây dựng hạ tầng đô thị, chỉnh trang đô thị thị xã Phú Thọ, mở rộng quy mô và dân số, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, phấn đấu trở thành thành phố vào năm 2023; (iii) Đối với các đô thị khác, mở rộng và nâng cấp một số thị trấn lên thị xã theo quy hoạch phát triển đô thị và điểm dân cƣ đến năm 2025.
Hai là, Định hƣớng không gian phát triển kinh tế - xã hội theo vùng:
* Vùng tả ngạn sông Hồng (Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Việt Trì - Lâm Thao - Phù Ninh - thị xã Phú Thọ): (i) Phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp: sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, trồng cây công nghiệp dài ngày (chè), cây ăn quả (bƣởi, hồng không hạt v.v…), đặc biệt là nông nghiệp ven đô; phát triển nuôi trồng thủy sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát triển dịch vụ, thƣơng mại và du lịch lễ hội về cội nguồn và phát triển các sản phẩm công nghiệp trọng điểm ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; (ii) Tiểu vùng kinh tế động lực Việt Trì - Lâm Thao - Phù Ninh - thị xã Phú Thọ tiếp tục thể hiện vai trò chủ đạo thúc đẩy sự tăng trƣởng nhanh, thu hút các dự án đầu tƣ xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thƣơng mại, du lịch, dịch vụ và nhà ở chất lƣợng cao, các khu vui chơi giải trí, để đóng góp lớn hơn vào tăng GDP của Tỉnh, có tác dụng lôi kéo và hỗ trợ các vùng khác phát triển.
* Vùng hữu ngạn sông Hồng (Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy): (i) Phát huy lợi thế của vùng để tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất và rừng để phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ có quy mô lớn
85
và vùng trồng cây nguyên liệu, cây lấy gỗ; chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình kinh tế trang trại. (ii) Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khôi phục và phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp (mây, tre, trúc, gỗ .v.v…). (iii) Tập trung thu hút vốn đầu tƣ phát triển các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, du lịch, để khai thác quỹ đất, điểm kết nối đƣờng giao thông với các điểm du lịch sinh thái hấp dẫn trong hệ thống các tuyến, điểm du lịch của tỉnh.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ