7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
3.2.2. Tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý nhà nước về đầu
đầu tư công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.2.2.1. Giải pháp nguồn vốn
a) Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương và các chương trình mục tiêu
Để việc sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng và các chƣơng trình mục tiêu có hiệu quả, tác giả đề xuất các giải pháp cơ bản nhƣ sau: (i) Giải quyết triệt để nợ đọng của các năm tránh để ảnh hƣởng tới quy mô vốn đầu tƣ công của địa phƣơng, Trung ƣơng và các chƣơng trình mục tiêu; (ii) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách đầy đủ, có tính ổn định cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phƣơng. (iii) Thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thƣờng một cách hợp lý; (iv) Chủ động xây dựng các đề án xin cấp phép bổ sung hoặc hỗ trợ hoạt động đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh; (v) Xây dựng các chiến lƣợc phân bổ vốn theo nội dung một cách khoa học tránh tình trạng đầu tƣ dàn trải, kém hiệu quả làm lãng phí nguồn vốn đầu tƣ công từ ngân sách tỉnh, Trung ƣơng và các chƣơng trình mục tiêu quốc gia.
b) Đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
Đối với nguồn vốn ODA cần: (i) Xây dựng cơ sở dữ liệu, hồ sơ thông tin chi tiết về các dự án trọng điểm về đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh làm căn cứ cho hoạt động kêu gọi thu hút vốn đầu tƣ. Khi xây dựng danh mục cần lƣu ý các tiêu chí đã đƣợc thể chế hóa để làm cơ sở lựa chọn các chƣơng trình, dự án ODA đƣa vào danh mục thu hút tài trợ, đồng thời đảm bảo lợi ích hài hòa của các địa phƣơng trong tỉnh; (ii) Bám sát các chính sách và phƣơng thức huy động vốn ODA của Chính phủ và các Ban, Bộ ngành liên quan nhằm đƣa nguồn vốn này về hỗ trợ cho tỉnh; (iii) Chủ động nguồn vốn đối ứng, thể hiện trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ để đáp ứng yêu cầu của bên tài trợ; (iv) Xây dựng cơ chế triển khai các công trình hạ tầng về loại hình dự án, phƣơng án giải phóng mặt bằng,
91
tiến độ thi công, giải ngân, đền bù, thanh toán quyết toán; (v) Nâng cao năng lực tổ chức quản lý vốn ODA ở cấp địa phƣơng, đặc biệt là đội ngủ cán bộ quản lý dự án, năng lực của chủ đầu tƣ; (vi) Đối với các chƣơng trình, dự án do Bộ, ngành trung ƣơng làm chủ quản, ban quản lý dự án Trung ƣơng và ban quản lý dự án Địa phƣơng cần có sự phối hợp chặt chẽ, để kịp thời tháo gỡ các vƣớng mắc phát sinh.
c) Đối với nguồn vốn thông qua phát hành trái phiếu địa phương
Đối với nguồn vối trái phiếu địa phƣơng hiện nay tỉnh chƣa có và cũng chƣa đƣợc phép phát hành loại trái phiếu này. Tuy nhiên đây là một trong những kênh huy động vốn từ khu vực dân cƣ hiệu quả nhằm cân đối nguồn vốn cho nhu cầu đầu tƣ phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ này,tỉnh Phú Thọ cần: (i) Nghiên cứu để trình Trung ƣơng chấp thuận cho việc phát hành trái phiếu địa phƣơng nhằm huy động nguồn lực cho hoạt động đầu tƣ công. (ii) Tuyên truyền để công chúng đầu tƣ thấy rõ đƣợc mục đích huy động và hiệu quả sử dụng vốn, cách thức trả nợ gốc và lãi để công chúng tin tƣởng hơn vào trái phiếu do địa phƣơng phát hành tạo nên tính hấp dẫn cho nhà đầu tƣ.
3.2.2.2. Giải pháp quản lý đầu tư công a) Quản lý quy hoạch
Rà soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, lĩnh vực; nghiên cứu các yếu tố, điều kiện trong tình hình mới để thấy đƣợc những lợi thế, ƣu điểm cũng nhƣ những tồn tại, hạn chế và bất lợi của địa phƣơng trong phát triển ngành, lĩnh vực; đề xuất điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
b) Quản lý nhà nước về đầu tư công
Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện các quy định của Luật Đầu tƣ công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tƣ... và các Nghị định của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện về đầu tƣ và xây dựng. Tăng cƣờng phân cấp đầu tƣ (phân cấp quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ và xây dựng; phân cấp nguồn lực để tạo điều kiện lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ), nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục về đầu tƣ, chủ động lồng ghép các nguồn vốn đầu tƣ để sớm hoàn thành các công trình, dự án đƣa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tƣ.
Đề nghị các chủ đầu tƣ rà soát về sự cần thiết đầu tƣ, cắt giảm quy mô đầu tƣ, xác định điểm dừng kỹ thuật hợp lý của từng dự án cụ thể, phù hợp với khả năng cân đối vốn và mức vốn phân bổ cho từng dự án.
92
Thực hiện tốt khâu chuẩn bị đầu tƣ và phê duyệt dự án đầu tƣ đảm bảo hiệu quả; làm tốt việc lựa chọn, khảo sát, lập dự án, thực hiện dự án, đƣa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo tiến độ, chất lƣợng, hiệu quả. Trong khâu chuẩn bị đầu tƣ cần chú trọng, quan tâm hơn trong việc lập báo cáo và phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ, khắc phục tình trạng chuẩn bị hồ sơ sơ sài, hình thức, gây lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả trong thời gian qua.
c)Nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư
Tổ chức triển khai các thủ tục đầu tƣ đúng quy định hiện hành, đảm bảo tiến độ thực hiện và chất lƣợng. Lựa chọn các đơn vị tƣ vấn, thi công đủ năng lực, kinh nghiệm để triển thực hiện đầu tƣ xây dựng công trình, sớm đƣa các công trình, dự án vào sử dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ; làm tốt hoạt động giám sát, nghiệm thu giai đoạn, kỹ thuật thƣờng xuyên và đầy đủ; chú trọng quyết toán hạng mục, công trình hoàn thành.
Kiên quyết xử lý các dự án chậm tiến độ và có phát sinh do nguyên nhân chủ quan, xem xét cho dừng dự án hoặc điều chuyển vốn đầu tƣ, rà soát để loại bỏ các nhà thầu có năng lực yếu kém.
d)Nâng cao năng lực các đơn vị tư vấn và các đơn vị thi công
Đối với các đơn vị tƣ vấn: Thực hiện tốt khâu khảo sát, thiết kế thi công công trình, giám sát, đảm bảo phù hợp với thực tế, kỹ thuật công trình, hạn chế tối đa việc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Đối với các đơn vị thi công: Thi công xây dựng các công trình đúng hồ sơ thiết kế đƣợc duyệt; tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo kỹ thuật, chất lƣợng; chủ động đề xuất với chủ đầu tƣ trong việc nghiệm thu giai đoạn, kỹ thuật.
e.) Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện khâu đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng.
Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc cần phải đảm bảo tập trung, hiệu quả, khắc phục tình trạng đầu tƣ phân tán, dàn trải.
Đối với nguồn vốn vay ODA và vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ nƣớc ngoài, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc và các khoản vốn vay khác của nhà nƣớc, cần phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ về mục tiêu, hiệu quả đầu tƣ, cân đối trả nợ...
Tập trung huy động các nguồn vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng theo hình thức đối tác công tƣ (PPP). Chú trọng triển khai các giải pháp về cơ chế chính sách và các
93
quy định của Pháp luật về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của Chủ đầu tƣ, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà nƣớc và doanh nghiệp đối với từng hình thức đầu tƣ cụ thể, nhƣ: BT, BOT, BO, hợp đồng kinh doanh...
Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đối với các dịch vụ công, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao...