Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh năm 2019

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 49 - 56)

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2019

1 Dân số Ngƣời 823.034

2 GRDP Tỷ đồng 17.379,2

3 Tỷ lệ dân số nông thôn % 80,16

4 Lao động đƣợc tạo việc làm mới Ngƣời 18.000

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2019

6 Số ngƣời trong độ tuổi lao động Ngƣời 510.000 7 Tổng vốn đầu tƣ phát triển Tỷ đồng 13.000 8 Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản trong

GRDP

% 22,3%

9 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tỷ đồng 17.300

10 Giá trị xuất khẩu hàng hóa Triệu USD 150 11 Thu nhập bình quân/ngƣời Triệu đồng 34

12 Tỷ lệ hộ nghèo % 11,56

[Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020]

Năm 2019 tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, phát triển các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tƣ nhân và kinh tế hợp tác xã.

2.1.3. Thực trạng các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái

2.1.3.1. Tình hình phát triển các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Ở trong nƣớc, những năm đầu giai đoạn, tình hình lạm phát cao, nợ công tăng nhanh, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, nền kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro; tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất, kinh doanh còn chịu tác động rủi ro của nhiều yếu tố nhƣ: biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đặc biệt, vào năm 2019- 2020 đã xảy ra đại dịch Covid-19 trên toàn cầu ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các quốc gia, khu vực và có khả năng gây ra suy thoái kinh tế thế giới, trong

đó có Việt Nam.

Đối với tỉnh Yên Bái, trong giai đoạn 2018-2020, số HTXNN tăng theo từng năm, hiêu quả hoạt động, sản xuất của các HTX đƣợc tăng lên, các HTXNN hoạt động bài bản, thực chất, hiệu quả, tập trung vào việc hỗ trợ cho kinh tế hộ thành viên phát triển. Số lƣợng HTXNN sản xuất theo chuỗi giá trị ngày một tăng, nhiều HTX đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến sản xuất sản phẩm quy mô lớn, chất lƣợng đáp ứng đƣợc yêu cầu thay đổi của thị trƣờng và xuất khẩu.

Tính đến 31/12/2020, tổng số HTX trong toàn tỉnh Yên Bái là 465

HTX, Trong đó, các HTX lĩnh vực nông nghiệp: 279 HTX, chiếm 60% tổng số HTX toàn tỉnh; HTX phi nông nghiệp là 186 HTX.

Số HTXNN năm 2020 tăng 96 HTX so với năm 2018. Tổng số thành viên 8.200 ngƣời; số lƣợng lao động làm thƣờng xuyên trong HTX là 4.000 ngƣời; doanh thu bình quân của HTX 1.282 triệu đồng/HTX; lãi bình quân 330 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân ngƣời lao động 54 triệu đồng/ngƣời/năm.

Về hiệu quả hoạt động: từ sau khi Luật HTX năm 2012 ban hành, số lƣợng HTX thành lập mới cũng nhƣ hiệu quả ngày đƣợc tăng lên, khu vực KTTT đang là nhân tố quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tƣ nhân và thúc đẩy hình thành các liên kết, chuỗi giá trị bền vững trong sản xuất nông nghiệp và cung cấp dịch vụ thiết yếu. Một số HTXNN hoạt động hiệu quả đã tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, góp phần giảm nghèo nhất là ở khu vực nông thôn, tăng sản lƣợng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh;

Các HTXNN hoạt động hiệu quả chiếm khoảng 54,8% (153 HTX) do nắm bắt đƣợc thị trƣờng, lợi thế tại các địa phƣơng để tổ chức sản xuất kinh doanh. Các HTX đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp (doanh nghiệp

đầu tƣ, trang bị máy móc, đào tạo kỹ thuật chế biến và cam kết bao tiêu sản phẩm cho HTX; HTX tổ chức hƣớng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, tổ chức thu mua nguyên liệu, sản xuất, sơ chế theo tiêu chuẩn và đơn đặt hàng của doanh nghiệp). Đồng thời, để chủ động nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lƣợng, các HTX đã cam kết hỗ trợ các dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho ngƣời dân nhằm ổn định sản xuất. Dần dần đã hình thành các HTXNN liên kết theo chuỗi giá trị từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, đến cung cấp sản phẩm ra thị trƣờng và ngƣời tiêu dùng. Một số sản phẩm đã đƣợc xuất khẩu ra nƣớc ngoài, tiêu biểu nhƣ một số sản phẩm chè (HTX DVTH Kiến Thuận huyện Văn Chấn; HTX chè Tân Hƣơng huyện Yên Bình); tre măng Bát độ (HTX DVTH Kiên Thành huyện Trấn Yên), sản phẩm quế vỏ và tinh dầu quế (HTX DVTH nông lâm nghiệp Công Tâm, HTX Quế Văn Yên - huyện Văn Yên), ...

Tuy nhiên, đa số các HTX có hiệu quả ở các địa bàn thuận lợi, có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, vốn sản xuất kinh doanh và khả năng tiếp cận với chính sách, tiếp cận thông tin thị trƣờng tốt, sản phẩm đều đƣợc HTX liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức để giúp các hộ thành viên sản xuất ổn định.

Một hạn chế phải kể đến trong việc phát triển các HTX đó là các yếu tố nội tại của nhiều HTX còn yếu. Các HTX thiếu vốn, nguồn lực cho đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Nhiều HTX thiếu đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ; máy móc, thiết bị, hạ tầng sản xuất, chế biến, bảo quản và thƣơng mại sản phẩm nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh chƣa cao. Nhiều HTX chƣa thể hiện đƣợc vai trò kết nối với doanh nghiệp cho thành viên và nông dân. Một số HTX đã đăng ký lại theo Luật HTX năm 2012 nhƣng không chuyển đổi đƣợc mô hình hoạt động nên hiệu quả thấp.

dẫn đến năng lực quản lý của cán bộ HTX, nhất là năng lực ngƣời đứng đầu của nhiều HTXNN hiện nay còn hạn chế. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những yếu kém, hạn chế của các HTXNN.

Số HTXNN ngừng hoạt động chƣa giải thể là 27 HTX. Các HTX này đa số là HTX kiểu cũ còn tồn tại hạn chế các vấn đề về: giá trị tài sản, vốn góp từ trƣớc đến nay của thành viên; tài sản không chia, khoản hỗ trợ của NN, giám đốc HTX không còn ở nơi cƣ trú… dẫn tới tình trạng giải thể chậm. Bên cạnh đó, hiện nay chƣa có quy định, chế tài riêng xử lý đối với HTX không thể giải thể và chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012.

Ngoài ra, thủ tục giải thể bắt buộc đối với các HTX theo quy định của Luật HTX năm 2012 hiện nay rất phức tạp (tại khoản 3, Điều 49; Điều 54 Luật HTX năm 2012).

- Số lƣợng và tình hình hoạt động của các HTXNN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020 cụ thể theo bảng 2.2.

Bảng 2.2: Số lƣợng và tình hình hoạt động của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Tổng số HTXNN HTX 183 242 279 Trong đó: Số HTXNN đang hoạt động HTX 155 215 252 Số HTXNN ngừng hoạt động HTX 28 27 27 Số HTXNN thành lập mới HTX 26 69 46 Số HTXNN giải thể HTX 8 10 9

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số HTXNN hoạt động hiệu quả HTX 110 139 153 2 Tổng số thành viên HTXNN Thành

viên 8.660 8.314 8.200 3 Tổng số lao động thƣờng xuyên

làm việc trong HTXNN Ngƣời 3.500 3.950 4.000 4 Tổng số vốn hoạt động của các

HTXNN Tr đồng 80.430 100.180 101.678 5 Doanh thu bình quân một

HTXNN Tr đồng/năm 854 980 1.282 6 Lãi bình quân một HTXNN Tr đồng/năm 280 300 330 7

Thu nhập bình quân của lao động (lao động thƣờng xuyên) trong HTXNN Tr đồng/năm 48 50 54 8 Tổng số cán bộ quản lý HTXNN Ngƣời 555 747 837 Trong đó: Số cán bộ quản lý HTXNN đạt

trình độ sơ, trung cấp Ngƣời 146 151 160

Số cán bộ quản lý HTXNN đạt

trình độ cao đẳng, đại học trở lên Ngƣời 67 72 90

- Số lƣợng các HTXNN trên địa bàn tỉnh năm 2020 phân loại theo ngành nghề (phân loại theo Thông tƣ số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hƣớng dẫn phân loại và đánh giá HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp) cụ thể theo hình 2:

Hình 2. Số lƣợng HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái phân theo ngành nghề năm 2020

[Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Yên Bái năm 2020]

Theo số liệu hình 2, hiện nay, các HTXNN hoạt động đa ngành nghề, tổng hợp chiếm tỷ lệ cao nhất với 202 HTX (Chiếm hơn 72%), tiếp đó là đến HTX trồng trọt, lâm nghiệp với 49 HTX (chiếm 17,7%), còn lại 10% là các HTX chăn nuôi và thủy sản.

- Số lƣợng HTXNN phân theo địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh và một số sản phẩm/ hàng hóa của HTXNN cụ thể tại bảng 2.3:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)