Tình hình triển khai chính sách, vai trò QLNN của

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 78 - 112)

chính quyền đối với sự phát triển HTXNN

Stt Chỉ tiêu Rất kém Kém Trung Bình Tốt Rất Tốt Không Ý kiến Điểm TB 2 Hoạt động QLNN của các cơ quan chức năng đối với các HTXNN

2.1 Trao đổi các thông tin về chủ chƣơng, chính sách pháp luật về 0,00 8,25 14,11 37,64 40,01 0,00 4,09

Stt Chỉ tiêu Rất kém Kém Trung Bình Tốt Rất Tốt Không Ý kiến Điểm TB KTTT và HTX 2.2 Trong quá trình hoạt động của HTX, tiến hành kiểm tra, giám sát, hỗ trợ thƣờng xuyên cho HTXNN 5,87 14,13 23,52 18,83 37,64 0,00 3,68 2.3 Thúc đẩy HTX hoạt động ở khu vực nông thôn, cải thiện môi trƣờng kinh doanh

0,00 4,72 23,52 18,83 50,58 0,00 4,08

[Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 8-9/2020]

Qua số liệu phân tích và điều tra ở trên, thông qua các kết quả phân tích đƣợc, tác giả có những đánh giá tổng quan đối với việc QLNN về HTXNN tại tỉnh Yên Bái.

2.2.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả QLNN đối với HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian vừa qua bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian vừa qua

* Những kết quả đạt được

- Thành lập và kiện toàn BCĐ đổi mới và phát triển KTTT, đƣợc UBND tỉnh thành lập và thƣờng xuyên kiện toàn đảm bảo phù hợp theo từng giai đoạn.

- Để tạo thuận lợi cho các HTX tiến hành tổ chức lại theo Luật, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan QLNN về HTX đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; Về KTTT, Sở Nông nghiệp và PTNT giao chức năng QLNN chuyên ngành cho Chi cục PTNT, Chi cục đã có phòng Nghiệp vụ theo dõi lĩnh vực này. Hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản gửi các huyện/thị xã/thành phố xây dựng Kế hoạch hỗ trợ KTTT hàng năm trong phạm vi địa bàn quản lý, đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 17 của Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 18/11/2016 về việc đẩy mạnh phát triển KTTT và HTX trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các HTXNN, vận động và hƣớng dẫn các HTX ngừng hoạt động tổ chức lại hoạt động, đối với các HTX không có khả năng hoạt động lại, thì hƣớng dẫn giải thể theo quy định.

- Căn cứ Luật HTX năm 2012, Nghị định, thông tƣ của Trung ƣơng, tỉnh Yên Bái đã ban hành và thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ HTXNN trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các HTX kiểu mới; HTX liên kết theo chuỗi, HTX ứng dụng công nghệ cao.

- Việc thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện QLNN đối với khu vực KTTT luôn đƣợc quan tâm thực hiện. Từ năm 2013 đến nay Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch hàng năm về thanh tra chuyên ngành theo Nghị định 07/2012/NĐ-CP 9/2/2012 của Chính phủ quy định cơ quan đƣợc giao chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, đã phối hợp các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các cuộc thanh tra về việc thực hiện quy định của luật pháp về HTX 2012.

- Hàng năm, đã tổ chức Hội nghị đánh giá tổng kết phát triển HTX gắn với chuyên môn giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với các Sở, Ban, Ngành, UBND cấp huyện với một số HTX nhằm nắm bắt các khó khăn, vƣớng mắc của HTX trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh, đồng thời biểu dƣơng các cá nhân, HTX điển hình có đóng góp trong sự nghiệp phát triển

KT-XH tại tỉnh. Hƣớng dẫn Phòng Tài chính Kế hoạch của cấp huyện về cấp, đổi, đăng ký lại cho các HTX theo Luật HTX 2012. UBND cấp huyện chỉ đạo chính quyền các xã, phƣờng tổ chức rà soát tình hình hoạt động của các HTX tại địa phƣơng nhằm nắm bắt số lƣợng và yêu cầu các HTX thực hiện việc tổ chức lại theo đúng quy định.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị thƣờng xuyên phối hợp với Chi cục PTNT, Liên minh HTX tỉnh hƣớng dẫn xây dựng hồ sơ, thủ tục thành lập mới, thủ tục đăng ký lại cho các HTX, bố trí cán bộ tiếp nhận và giải quyết việc cấp Đăng ký HTX kịp thời và nhanh chóng theo đúng quy định của Luật.

- Việc triển khai chính sách pháp luật và phát triển HTX, THT tại tỉnh, huyện, thị xã ,thành phố đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Nhất là từ khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực đã thể hiện rõ bản chất, nguyên tắc và mục đích của HTX, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, phù hợp với tâm tƣ và nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Một số chính sách của NN về đào tạo cán bộ, hỗ trợ HTX, chính sách đầu tƣ, ứng dụng về chuyển giao khoa học và công nghệ đã tạo đƣợc nguồn lực cho HTX phát triển; Sự phát triển của đội ngũ cán bộ HTX và thành viên từng bƣớc giúp cho hoạt động của HTX có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Từ đó đã hình thành nhiều mô hình HTX điển hình trong hoạt động, hiệu quả, có nhiều kinh nghiệm tốt, sáng kiến hay.

- Sở Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN về KTTT, chủ động phối hợp cùng Liên minh HTX, phối hợp với các cấp, các ngành quan tâm, tạo thuận lợi, tích cực hỗ trợ cho các HTX phát triển, xây dựng nhiều mô hình HTX kiểu mới, phối hợp trong việc triển khai các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và NN, của tỉnh về phát triển KTTT.

* Hạn chế

nhất định. Nhƣng nhìn chung khu vực KTTT, HTX vẫn còn có nhiều khó khăn, hạn chế. Sự tồn tại, hạn chế thể hiện ở chính sách, thực hiện chức năng QLNN và ở cả bản thân các tổ chức KTTT, HTX. Phong trào KTTT, HTX phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện có. Cụ thể nhƣ sau:

+ Về các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan

- Trung ƣơng đã ban hành hệ thống các văn bản từ luật, thông tu, nghị định... đối với lĩnh vực KTTT. Tuy nhiên, một số quy định, hƣớng dẫn dƣới Luật còn chậm, nhiều nội dung chƣa có hƣớng dẫn cụ thể dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai, nhƣ: Cơ chế tín dụng đối với HTXNN; cơ chế giải thể bắt buộc đối với HTX; Việc chuyển đổi lại HTX; …

- Các quy định tại Luật HTX 2012, Nghị định 193/2013/NĐ-CP có tổng số 11 nội dung hỗ trợ cho các HTX. Nhƣng trên thực tế một số nội dung chính sách chƣa đến đƣợc với HTX. Tại tỉnh Yên Bái, có chính sách đến năm 2019 mới đƣợc thực hiện nhƣ: hỗ trợ về kết cấu hạ tầng đối với HTXNN do chính sách này tiêu chí hỗ trợ cho các HTX hoạt động khá, tốt trở lên, đã có tiềm lực kinh tế. Đối với các HTX mới thành lập hoặc đang thiếu vốn đầu tƣ lại không đủ tiêu chuẩn để hƣởng ƣu đãi của chính sách này. Một số chính sách nhƣ: ƣu đãi tín dụng, hỗ trợ chế biến sản phẩm… chƣa thực sự hiệu quả; Các HTX đƣợc hƣởng hỗ trợ của NN còn ít.

- Ngoài ra, một số chính sách đƣợc ban hành phân tán, thiếu tính khả thi. Một số chính sách có nhƣng ban hành hƣớng dẫn cụ thể, thiếu nguồn lực để triển khai thực hiện; việc thanh, kiểm tra trong việc thi hành Luật HTX và các chính sách về HTX còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên.

+ Về tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách

- Quá trình triển khai thực hiện Luật gặp nhiều khó khăn do thời gian ban hành một số văn bản hƣớng dẫn Luật HTX kéo dài và phải điều chỉnh nhƣ: Thông tƣ số 31/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi HTX, liên hiệp HTX giải thể,

phá sản mới đƣợc ban hành ngày 30/3/2018.

- Nhận thức về pháp luật HTX ở một số bộ phận chƣa thống nhất do việc tổ chức học tập, tuyên truyền phổ biến về pháp luật HTX chƣa đồng bộ, hiệu quả chƣa cao. Một số nơi còn lúng túng trong việc triển khai một số quy định mới của luật nhƣ: mức độ tham gia của thành viên; sản phẩm, dịch vụ của HTX cho thành viên; quy định làm hợp đồng dịch vụ giữa HTX với các thành viên, …

- Một số nơi còn chƣa quan tâm sâu sát đến các HTX trên địa bàn, vẫn chƣa thấy rõ tầm quan trọng, vai trò của HTX đến phát triển KT-XH của địa phƣơng. Việc QLNN mới chỉ dừng lại ở chủ trƣơng, chƣa xây dựng kế hoạch cụ thể và chỉ đạo thực hiện.

- Việc thực hiện một số quy định của Luật nhƣ: Chế độ báo cáo về HTX theo quy định tại Thông tƣ 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 (điều 24, 25); Thông tƣ số 07/2019/TT-BKHĐT ngày 08/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 03/2014/TT-BKHĐT: Đa số các HTXNN không chấp hành đúng quy định nên khó khăn trong việc quản lý, tổng hợp báo cáo cho các cơ quan QLNN về HTX; Việc xây dựng, phổ biến và nhân rộng mô hình HTX có hiệu quả theo chuỗi giá trị chƣa đƣợc triển khai rộng rãi nên chƣa giúp cho ngƣời dân tin tƣởng vào các lợi ích về KT-XH do HTX mang lại.

+ Về thực hiện chức năng QLNN về KTTT, HTX

- Tuyên truyền phát triển HTX chƣa thực sự hiệu quả, hình thức tuyên truyền còn nghèo nàn;

- QLNN đối với HTXNN còn chồng chéo, khó quản lý (do không phân loại đƣợc theo Thông tƣ 09/2017/TT-BNNPTNT). Một số địa phƣơng chƣa quan tâm chỉ đạo, chƣa chủ động tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc khi thực hiện giải thể đối với các HTX kiểu cũ ngừng hoạt động, không còn khả năng

chuyển đổi sang loại hình HTX kiểu mới. Bên cạnh đó chƣa có quy định xử lý đối với các HTX còn vƣớng mắc liên quan đến thuế, tài sản của NN…

- Đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ từ cấp tỉnh đến xã chuyên trách về QLNN về HTX nông nghiệp còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nhiều cán bộ QLNN về KTTT các cấp chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu về kiến thức về HTX. Các cán bộ cấp xã thƣờng là cán bộ kiêm nhiệm nên thay đổi thƣờng xuyên, khó khăn trong việc theo dõi, tham mƣu triển khai thực hiện.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động của các HTXNN trên địa bàn tỉnh còn ở quy mô hẹp, chƣa đƣợc tiến hành một cách bài bản và hiệu quả.

+ Về bản thân HTX

- Phần lớn các tổ chức KTTT, HTX có quy mô nhỏ, phân tán. Nhiều HTX chỉ thực hiện các dịch vụ đầu vào cho thành viên là chủ yếu nên hiệu quả chƣa cao. HTX mới chỉ hoạt động theo kiểu mạnh ai ngƣời ấy làm, sự gắn kết giữa HTX và thành viên chƣa cao, chƣa tạo môi trƣờng thu hút các thành viên mới tham gia.

- Chƣa xây dựng đƣợc nhiều mô hình HTX kiểu mới quy mô lớn, hiệu quả. Việc chuyển đổi từ HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới còn chậm và gặp nhiều vƣớng mắc. Sự liên kết giữa các HTX chƣa chặt chẽ, còn hạn chế, hiệu quả chƣa cao. Việc tuyên truyền, nhân rộng đối với HTX hoạt động hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao chƣa rộng rãi.

- Chế độ báo cáo tài chính tại các HTX chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Kế toán HTX thƣờng là đi thuê hợp đồng thời vụ, không cố định.

- KTTT, HTXNN đã có sự cải thiện gia tăng cả về số và chất lƣợng. Nhƣng số lƣợng HTXNN có hiệu quả chƣa nhiều, quy mô nhỏ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thay đổi của thị trƣờng.

- Năng lực của nhiều HTX còn yếu, thiếu nguồn lực cho đầu tƣ sản xuất. Nhiều HTX thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn; máy móc,

thiết bị, hạ tầng sản xuất, bảo quản và thƣơng mại hạn chế nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh chƣa cao. Nhiều HTX chƣa thể hiện đƣợc vai trò kết nối, liên kết với các doanh nghiệp cho thành viên và nông dân. Một số HTX đã tổ chức lại theo Luật HTX nhƣng không chuyển đổi đƣợc mô hình hoạt động nên hiệu quả thấp.

- Ngoài ra khu vực KTTT, HTX còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhƣ biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán, lũ quét, lũ ống; dịch bệnh bùng phát trên cây trồng, vật nuôi; đặc biệt hiện nay dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát mạnh tại nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc. Bên cạnh đó, KTTT, HTX hiện nay còn chịu nhiều tác động từ yếu tố bên ngoài nhƣ: cạnh tranh thị trƣờng, nguồn nhân lực, công nghệ... trong khi đó hầu hết các HTXNN có quy mô siêu nhỏ nên rất khó khăn khi ảnh hƣởng từ những tác động bên trong và bên ngoài.

2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái

- Các chính sách về HTX tuy nhiều nhƣng chƣa đủ mạnh, có nhiều điểm chƣa phù hợp hầu hết là lồng ghép các chƣơng trình, thiếu những chính sách mang tính đột phá để hỗ trợ cho các HTXNN.

- Về thể chế, mặc dù Luật HTX đƣợc ban hành từ năm 2003 và đƣợc thay thế năm 2012 nhƣng các văn bản dƣới luật (Nghị định, Thông tƣ của Trung ƣơng) chậm ban hành, chƣa đồng bộ, chƣa đi vào thực tiễn do có nhiều bất cập; nhất là đối với các tỉnh miền núi, khó khăn nhƣ Yên Bái thì cần phải có cơ chế đặc thù, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, đây khu vực số đông ngƣời nông dân sinh sống, tỷ lệ đói nghèo cao. HTXNN mang tính đặc thù: Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có nhiều rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, thị trƣờng; chủ thể, thành viên HTX là nông dân (kể cả hộ nghèo) nên năng lực và khả năng thu hút đầu tƣ thấp.

trình mục tiêu hỗ trợ cho HTX chƣa rõ ràng; chính sách về tín dụng đối với các HTX theo quy định của NN khó tiếp cận do không có tài sản thế chấp; hỗ trợ giao đất, thuê đất...chƣa đƣa ra đƣợc quy định cụ thể.

- Việc quán triệt, tuyên truyền luật pháp về phát triển KTTT ở một số ngành, địa phƣơng còn chƣa thƣờng xuyên, thiếu đồng bộ và chƣa đƣợc quan tâm nhiều. Nhận thức của nhiều cán bộ, đảng viên và ngƣời dân chƣa hiểu đầy đủ về bản chất HTX kiểu mới, do đó còn tƣ tƣởng, tâm lý mặc cảm với HTX kiểu cũ nên quá trình thực hiện hiệu quả chƣa cao.

- Một số cấp ủy, các ngành chƣa nắm rõ về mô hình HTX kiểu mới, thiếu quan tâm phát triển KTTT, HTX, chƣa bố trí phân công cán bộ có tâm huyết và năng lực theo dõi, hỗ trợ phát triển.

- QLNN đối với KTTT, HTX của các cấp các ngành chƣa thực sự đầy đủ theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW. Đối với HTXNN, tỉnh Yên Bái đã thành lập Chi cục PTNT trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT theo dõi, quản lý các HTXNN. Ở cấp huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT theo dõi, quản lý các HTXNN. Tuy nhiên cán bộ theo dõi về KTTT, HTX ở địa phƣơng hầu hết kiêm nhiệm, thƣờng xuyên thay đổi do chuyển hoặc chuyển đổi thực hiện nhiệm vụ khác do đó rất khó khăn trong theo dõi, quản lý. Tại cấp xã chƣa có cán bộ chuyên trách theo dõi về KTTT, HTX, hầu hết giao cho cán bộ văn phòng hoặc cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp, đội ngũ này thƣờng xuyên thay đổi do đó rất khó khăn cho việc theo dõi, quản lý về KTTT, HTX. Việc công nhận tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất trong xây dựng NTM có nơi còn hình thức.

- Việc xử lý dứt điểm các trƣờng hợp HTX không tổ chức lại theo Luật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 78 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)