Các loại đất huyện Lộc Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 2017 huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 28 - 30)

STT Loại đất Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

1 Đất phù sa được bồi chua 954,33 0.96

2 Đất phù sa được bồi trung tính ít chua 528,20 0,54

3 Đất phù sa ngòi suối 785,88 0.80

4 Đất đỏvàng trên đá sét và biến chất 55.708,7 56,48

5 Đất vàng nhạt trên đá cát 29.654,94 30.06

6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ 5.702.69 5,78 7 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 1.678,61 1,70

8 Đất khác 3629,35 3,68

Tổng diện tích tự nhiên 98.642,7 100

(Nguồn: Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Lộc Bình) 4.1.5.2. Tài nguyên nước

Nguồn tài nguyên nước huyện Lộc Bình dồi dào kể cả nước mặt và nước ngầm, nguồn nước ít bị ô nhiễm, nước ngầm có chất lượng tốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

4.1.5.3. Tài nguyên rừng

Hiện tại, toàn huyện có 76.168.04 ha đất lâm nghiệp chiếm 77,22% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất rừng sản xuất là 57.589,35 ha chiếm 58,38% tổng diện tích tự nhiên; đát rừng phòng hộ là 18.578,69ha chiếm 18,83% tông diện tích tự nhiên (số liệu thống kê ngày 31/12/2017).

- Diện tích đất rừng tự nhiên tương đối lớn nhưng hầu hết là rừng tái sinh, hệ sinh thái nghèo,hiếm gỗ quý.

- Đất rừng trồng có diện tích phân bố ở tất cả các xã trong huyện, cây trồng chủ yếu là Thông, Bạch đàn và Keo.

4.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện Lộc Bình có nhiều loại khoáng sản khác nhau, nhưng có 2 loại khoáng sản chính là Than và đất sét Cao lanh.

- Mỏ than Na Dương có trữ lượng than nâu khoảng 100 triệu tấn. Trong đó, mỏ lộ thiên khoảng 23 triệu tấn.Mỏ than Na Dương đã và đang khai thác phục vụ chủ yếu cho nhà máy nhiệt điện Na Dương. Ngoài ra, còn có than bùn ở Nà Mò, tuy nhiên trữ lượng thấp nên chưa thai thác sử dụng.

- Sét trắng(cao lanh): Phân bố ở xã Đông Quan, Tú Đoạn và thị trấn Na Dương với trữ lượng khoảng 60 triệu tấn. Đây là nguồn nguyên nhiên liệu rất tiềm năng cho ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gốm sứ.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một lượng nhỏ vàng sa khoáng ở các xã: Đồng Bục. Hữu Lân, Mẫu Sơn,Đông Quan, Xuân Dương. Cát xây dựng được khai thác dọc sông Kỳ Cùng.

4.1.6. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.6.1. Kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới cơ chế thị trường có sự quản lí Nhà nước, kinh tế Lạng Sơn nói chung và huyện Lộc Bình nói riêng đã có bước phát triển khá rõ rệt. Kinh tế phát triển ổn định, tăng bình quân giai đọa 2015-2017 đạt 4,77% (theo giá sánh). Trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quan giảm 3,22%/năm; công nghiệp - xây dựng giảm 2,17%/năm;khu vực thương mại - dịch vụ bình quân tăng 31,21%/năm.

Lộc Bình là huyện miền núi, bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp. Trong những năm qua công tác quản lý, sử dụng đất bảo đảm theo luật, khai thác tiềm năng nguồn lực từ đất để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên Lộc Bình vẫn là huyện nghèo, kết cấu hạ tầng kỹ thuật vẫn còn thiếu thốn. Để tăng cường quản lý sử dụng, khai thác hiệu quả tiềm năng từ đất để phát triển kinh tế xã hội những năm còn lại của kỳ kế hoạch sử dụng đất phù hợp thì công tác quy hoạch sử dụng đất cần được tăng cường.

4.1.6.2. Dân số

Tổng dân số huyện năm 2017 là 80.373 người, với tổng số hộ là 19.262 hộ, quy mô hộ trung bình là 4,17 người/hộ.

Dân cư của huyện tập trung thành 27 xã, 2 thị trấn, đông đảo nhất trên địa bàn thị trấn Na Dương 7.903 người, thị trấn Lộc Bình 7,671 người, xã Tú Đoạn 6.193 người, ít nhất trên địa bàn xã Xuân Lễ có 823 người (dân số năm 2017).

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 2017 huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)