Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 2017 huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 27)

Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.5.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 98.642,7ha, trong đó: - Đất nông nghiệp là 89.355,05ha chiếm 90,58%;

- Đất phi nông nghiệp là 7.049,37ha, chiếm 7,15%; - Đất chưa sử dụng là 2.238,28ha chiếm 2,27%.

Đất đai của huyện gồm các loại sau: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.

Bảng 4.1: Các loại đất huyện Lộc Bình

STT Loại đất Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

1 Đất phù sa được bồi chua 954,33 0.96

2 Đất phù sa được bồi trung tính ít chua 528,20 0,54

3 Đất phù sa ngòi suối 785,88 0.80

4 Đất đỏvàng trên đá sét và biến chất 55.708,7 56,48

5 Đất vàng nhạt trên đá cát 29.654,94 30.06

6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ 5.702.69 5,78 7 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 1.678,61 1,70

8 Đất khác 3629,35 3,68

Tổng diện tích tự nhiên 98.642,7 100

(Nguồn: Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Lộc Bình) 4.1.5.2. Tài nguyên nước

Nguồn tài nguyên nước huyện Lộc Bình dồi dào kể cả nước mặt và nước ngầm, nguồn nước ít bị ô nhiễm, nước ngầm có chất lượng tốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

4.1.5.3. Tài nguyên rừng

Hiện tại, toàn huyện có 76.168.04 ha đất lâm nghiệp chiếm 77,22% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất rừng sản xuất là 57.589,35 ha chiếm 58,38% tổng diện tích tự nhiên; đát rừng phòng hộ là 18.578,69ha chiếm 18,83% tông diện tích tự nhiên (số liệu thống kê ngày 31/12/2017).

- Diện tích đất rừng tự nhiên tương đối lớn nhưng hầu hết là rừng tái sinh, hệ sinh thái nghèo,hiếm gỗ quý.

- Đất rừng trồng có diện tích phân bố ở tất cả các xã trong huyện, cây trồng chủ yếu là Thông, Bạch đàn và Keo.

4.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện Lộc Bình có nhiều loại khoáng sản khác nhau, nhưng có 2 loại khoáng sản chính là Than và đất sét Cao lanh.

- Mỏ than Na Dương có trữ lượng than nâu khoảng 100 triệu tấn. Trong đó, mỏ lộ thiên khoảng 23 triệu tấn.Mỏ than Na Dương đã và đang khai thác phục vụ chủ yếu cho nhà máy nhiệt điện Na Dương. Ngoài ra, còn có than bùn ở Nà Mò, tuy nhiên trữ lượng thấp nên chưa thai thác sử dụng.

- Sét trắng(cao lanh): Phân bố ở xã Đông Quan, Tú Đoạn và thị trấn Na Dương với trữ lượng khoảng 60 triệu tấn. Đây là nguồn nguyên nhiên liệu rất tiềm năng cho ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gốm sứ.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một lượng nhỏ vàng sa khoáng ở các xã: Đồng Bục. Hữu Lân, Mẫu Sơn,Đông Quan, Xuân Dương. Cát xây dựng được khai thác dọc sông Kỳ Cùng.

4.1.6. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.6.1. Kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới cơ chế thị trường có sự quản lí Nhà nước, kinh tế Lạng Sơn nói chung và huyện Lộc Bình nói riêng đã có bước phát triển khá rõ rệt. Kinh tế phát triển ổn định, tăng bình quân giai đọa 2015-2017 đạt 4,77% (theo giá sánh). Trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quan giảm 3,22%/năm; công nghiệp - xây dựng giảm 2,17%/năm;khu vực thương mại - dịch vụ bình quân tăng 31,21%/năm.

Lộc Bình là huyện miền núi, bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp. Trong những năm qua công tác quản lý, sử dụng đất bảo đảm theo luật, khai thác tiềm năng nguồn lực từ đất để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên Lộc Bình vẫn là huyện nghèo, kết cấu hạ tầng kỹ thuật vẫn còn thiếu thốn. Để tăng cường quản lý sử dụng, khai thác hiệu quả tiềm năng từ đất để phát triển kinh tế xã hội những năm còn lại của kỳ kế hoạch sử dụng đất phù hợp thì công tác quy hoạch sử dụng đất cần được tăng cường.

4.1.6.2. Dân số

Tổng dân số huyện năm 2017 là 80.373 người, với tổng số hộ là 19.262 hộ, quy mô hộ trung bình là 4,17 người/hộ.

Dân cư của huyện tập trung thành 27 xã, 2 thị trấn, đông đảo nhất trên địa bàn thị trấn Na Dương 7.903 người, thị trấn Lộc Bình 7,671 người, xã Tú Đoạn 6.193 người, ít nhất trên địa bàn xã Xuân Lễ có 823 người (dân số năm 2017).

Bảng 4.2: Dân số và lao động

STT ĐV Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Tổng dân số nhân khẩu Người 79.670 79.914 80.373

1.1 Nữ Người 40.126 39.985 40.198

1.2 Nam Người 39.554 39.929 40.184

2 Tỷ lệ phát triển dân số 000 0,77 0.31 0,57

3 Tổng số hộ Hộ 18.853 20.504 19.262

4 Tổng số lao động Lđộng 42.900 43.300 44.269

5 Biến động dân số Người 612 244 459

6 Quy mô số hộ Người

/ hộ 4,23 3,90 4,17

(Nguồn: niên giám thông kê huyện Lộc Bình) 4.1.6.3. Lao động, việc làm

Số người trong độ tuổi lao động của huyện năm 2017 là 44.269 người,chiếm 55,08% dân số. Với đặc thù là huyện miền núi nên lao động của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trình độ lao động không cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp năm 2017 là 35,12%. Nguồn lao động của huyện cần được quan tâm đào tạo để đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Hàng năm tạo công ăn việc làm cho khoảng 730 lao động/ năm.

4.1.6.4. Văn hóa - thể dục thể thao

Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin với nhiều hình thức phong phú,đa dạng đã tập trung tuyên truyền và tổ chức tốt các ngày lễ lớn, các nhiệm vụ chính trị của huyện, tỉnh đã đạt được kết quả cao. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và được nhân dân đồng tình hưởng ứng tham gia. Năm 2017 tỷ lệ gia đình văn hóa 71,52%; tỷ lệ thôn, khu phố đạt danh hiệu “làng văn hóa” 45,50%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị được công nhận danh hiệu “cơ quan văn hóa” 91,70%. Toàn huyện có 244/286 nhà văn hóa thôn đạt 85,31%, 25/29 sân chơi thể thao. Tỷ lệ các xã trong huyện được phủ sóng truyền hình địa phương đạt 100%, phủ sóng phát thanh, điện thoại đạt 100%.

4.1.6.5. Giáo dục - đào tạo

Toàn huyện có 91 trường học, 14 trường đạt chuẩn Quốc gia, 28/29 đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Công tác đào tạo, dạy nghề được quan tâm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tỉ lệ lao động được đào tạo nghề trong độ tuổi.

4.1.6.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a, Giao thông a, Giao thông

Huyêṇ Lộc Bình có nhiều tiềm năng phát triển giao thông cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Trong những năm gần đây mạng lưới giao thông trên địa bàn từng bước được đầu tư làm mớ, nâng cấp, có nhiều cải thiện đáng kể, góp phần tích cực tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Sự phân bố tương đối hợp lý của hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân, vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hoá, giữa các xã trong huyện, với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận, là cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thế trận an ninh, đảm bảo chiến lược quốc phòng trước mắt cũng như lâu dài.

b, Thủy lợi

Toàn huyện có 22 hồ chứa nước vừa và lớn. Ngoài ra, còn có rất nhiều hồ, phai nhỏ phân bố ở các cánh đồng trong xã trong huyện gồm: hồ Nà Cáy, hồ Bản Chành, hồ Tà Keo nhưng hầu như các hệ thống kênh mương dẫn dắt đã bị hư hỏng. Đập khuôn van, đập kéo lim thân đập và hệ thống kênh mương đều bị dò rỉ.

c,Năng lượng

Mạng lưới điện trên địa bàn huyện hiện có hệ thống đường dây cao thế, trung thế, hạ thế và trạm biến áp các loại, đang từng bước được cải tạo nâng cấp, thay thế, xây dựng mới. Những năm vừa qua ngành điện đã tập trung đầu tư các công trình trọng điểm về lưới điện, đến nay 100% các xã có điện lưới quốc gia, 100% các khu dân cư có điện lưới Quốc gia để sử dụng. Một số thôn ở xa trung tâm xã vẫn chưa có điện để sử dụng, trong giai đoạn tới cần đầu tư nâng cấp,kéo đường điện mới, đảm bảo chất lượng phục vụ nhân dân.

d, Bưu chính viễn thông

Mạng lưới bưu chính viễn thông của huyện ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, góp phần tích cực trong công việc khai thác thông tin phục vụ cho sản xuất, phòng chống bão lụt,cũng như giao lưu với các vùng xung quanh. Đến nay, trên địa bàn huyện có 1 bưu điện huyện và 16 điểm bưu điện văn hóa xã. Phủ sóng phát thanh và truyền hình, sóng điện thoại 29/29 xã, thị trấn và tất cả các xã đã có trạm truyền thanh.

Mạng Internet chủ yếu là do bưu điện tỉnh cung cấp, ngoài ra còn có sự tham gia của các doanh nghiệp khác như Viettel, EVN.

e, Y tế

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được nâng cấp, đội ngũ thầy thuốc thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.

Hiện nay, huyện có 01 phòng khám đa khoa khu vực tại xã Xuân Tình; trung tâm y tế tại huyện Lộc Bình và 29 trạm y tế tại các xã,thị trấn, chất lượng khá tốt; với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện.

Lực lượng cán bộ y tế tổng số có 286 cán bộ, 256 giường bệnh, trong đó trung tâm y tế huyện (Bệnh viện Đa khoa huyện) có 164 giường.

4.2. Hiện trạng sử dụng đất theo các mục đích sử dụng

4.2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng đất

Theo kết quả thống kê đất đai 2017 tổng diện tích tự nhiên huyện Lộc Bình là 89.338,60 ha. Tăng so với năm 2015 cụ thể như sau:

Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015-2017 huyện Lộc Bình

STT Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2017

Hiện trạng năm 2015

Diện tích Cơ cấu

(%)

Diện tích Cơ cấu

(%)

Tổng diện tích tự nhiên 98.624,68 100 100.094,98 100

1 Đất nông nghiệp NNP 89.338,60 90,57 79.660,02 79,5

1.1. Đất trồng lúa LUA 6.247,06 6,33 5.683,19 5,67

1.1.1 Đất trồng lúa nước LUC 3.359,15 3,14 2.732,71 2,7

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4.871,98 4,94 4.449,20 4,44

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.755,15 1,78 2.584,09 5,9

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 18.578,69 18,83 14.144,63 14,2

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD -

1.6 Đất rừng sản xuất RSX 57.589,35 58,38 52.951,42 52,55

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 294,84 0,30 106,23 0,10

1.8 Đất nông nghiệp khác NLH 1,53 0,00 2,50 0,25

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.065,89 7,16 5.683,19 5,6

2.1 Đất quốc phòng CQP 1.706,04 1,73 1.949,81 1,10

2.2 Đất an ninh CAN 1,45 0,00 0,66 0.00

STT Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2017

Hiện trạng năm 2015

Diện tích Cơ cấu

(%)

Diện tích Cơ cấu

(%)

2.4 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 41,25 0,04 17,02 0,01 2.5 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 31,84 0,03 291,18 0,31 2.6 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.952,30 1,98 1.023,63 1,03 2.6.1 Đất cụm công nghiệp SKN 12,10 0,01 16,52 0,01 2.7 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 0,02 0.00 0,40 0,00

2.8 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 542,51 0,53 89,73 0,09

2.9 Đất ở nông thôn ONT 784,81 0,80 414,82 4,41

2.10 Đất ở đô thị ODT 107,82 0,11 125,80 0,12

2.11 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 10,60 0,01 80,60 0,08

2.12 Đất xây dựng trụ sở của công trình sự nghiệp

DTS 1,82 0,00

2.13 Đất cơ sở tôn giáo TON 2,08 0,00 0,28 0,00

2.14 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD 79,59 0,08 95,17 0,09

2.15 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

SKX 8,75 0,01 13,83 0,01

2.16 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 8,20 0,01

2.17 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 24,06 0,02 1,75 0,00

2.18 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.499,30 1,52 998,93 0.99

2.19 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 250,55 0,25 510,40 0,51

2.20 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,29 0.00 52,66 0,05

3 Đất chưa sử dụng CSD 2.238,19 2,27 14.751,77 14,73

Nguồn số liệu: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình a, Đất nông nghiệp

Với diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện là 89.338,60 ha được phân bố vào các loại đất cụ thể như sau:

- Đất trồng lúa: Diện tích năm 2017 là 6.247,06 ha, chiếm 6,33% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Tăng 825,11 ha so với năm 2015.

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước là 3.359,15 ha, chiếm 3,6% tổng diện tích đất tự nhiên; tăng 626,44 ha so với năm 2015.

- Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích 4.871,98 ha, chiếm 4,94% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.tăng 442,78 ha so với năm 2015.

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 1.755,15 ha, chiếm 1,78% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Giảm 828,94 ha so với năm 2015.

- Đất rừng phòng hộ: Diện tích 18.578,69 ha, chiếm 18,83% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Tăng 4.434,06 ha so với năm 2015.

- Đất rừng sản xuất: Diện tích 57.589,36 ha, chiếm 58,38% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. 4.637,93 ha so với năm 2015.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 294,84 ha, chiếm 0,30% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Tăng 188,61 ha so với năm 2015.

- Đất nông nghiệp khác: Diện tích 1,53ha, chiếm 0,002% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Giảm 0,97ha so với năm 2015.

b, Nhóm đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của huyện thống kê đến 31/12/2017 là 7.065,89 ha, chiếm 7,16% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Chi tiết diện tích các loại đất nông nghiệp như sau:

- Đất quốc phòng: diện tích 1.706,04ha chiếm 1,73% tổng diện tích tự nhiên. Giảm 243,77 ha so với năm 2015.

- Đất an ninh: Diện tích 1,45 ha, chiếm 1,73% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Tăng 1.382,70 ha so với năm 2015.

- Đất thương mại, dịch vụ: Diện tích 18,51 ha, chiếm 0,02% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. So với năm 2015 tăng 18,51 ha.

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Diện tích 41,25 ha, chiếm 0,04% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Tăng 24,23 ha so với năm 2015.

- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: Diện tích 31,84 ha, chiếm 0,03% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Giảm 259,34 ha so với năm 2015.

- Đất phát triển hạ tầng cấp huyện: Diện tích 1.9950,30 ha, chiếm 1,98% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Tăng 928,67 ha so với năm 2015. Bao gồm diện tích đất để xây dựng các công trình công cộng như: cơ sở y tế, đất cơ sở giáo dục và đào tạo, đất thể dục thể thao, đất giao thông,đất thủy, đất công trình năng,đất công trình bưu chính viễn thông, đất chợ...

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa: Diện tích 0,02 ha. Giảm 0,38 ha so với năm 2015.

- Đất bãi thải, xử lý chất thải: Diện tích 542,81 ha,chiếm 0,53% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Tăng 434,78 ha so với năm 2015.

- Đất ở nông thôn: Diện tích 784,81 ha, chiếm 0,80% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Tăng 369,99 ha so với năm 2015.

- Đất ở đô thị: Diện tích 107,82 ha, chiếm 0,11% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Giảm 17,98 ha so với năm 2015.

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Diện tích 10,60 ha, chiếm 0,1% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Giảm 70,00 ha so với năm 2015.

- Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: Diện tích 1,82 ha, chiếm 0,002% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Tăng 1,82 ha so với năm 2015.

- Đất cơ sở tôn giáo: Diện tích 2,08 ha, chiếm 0,002% tổng diện tích đất tự nhiên. Tăng 1,80 ha so với năm 2015.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Diện tích 79,59 ha, chiếm 0,08% tổng diện tích đất tự nhiên. Giảm 15,58 ha so với năm 2015.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 2017 huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)