Phân tích khái quát về sự biến động của nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tài chính và dự báo cho công ty tnhh sambo ise nha trang (Trang 32 - 34)

6. Kết cấu của Khóa luận

2.2.1.3.Phân tích khái quát về sự biến động của nguồn vốn

Dựa vào bảng 2.2 ta thấy vốn trong năm 2010 giảm 228.459.464đồng so với năm 2009, tức đã giảm đến 1,60%. Nguồn vốn trong năm 2011 tăng 1.227.545.014 đồng so với năm 2010, tức đã tăng lên 8,76%. Trong đó các nguyên nhân:

a) Nợ phải trả

Trong năm 2010 đã tăng 495.446.017 đồng so với năm 2009, với tỷ lệ tăng là 5,37%. Chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn là 69,36 %, tức đã tăng lên 4,59%. Sang năm 2011 tăng tiếp là 3.738.995.823 đồng so với năm 2010, với tỷ lệ tăng là 38,64%. Chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn là 88,31%, tức đã tăng lên 18,94%. Điều này cho thấy khả năng đi chiếm dụng vốn của công ty cho hoạt động sản xuất là khá tốt. Để đi sâu tìm hiểu chúng ta cần phân tích nguồn gốc của sự biến động.

b) Nguồn vốn tín dụng

Nguồn vốn Vay Nợ dài hạn Nợ

tín dụng = ngắn hạn + đến hạn trả + dài hạn

Theo công thức trên ta có được nguồn vốn tín dụng của công ty năm 2010 là 688.698.098 đồng, giảm so với năm 2009 là 506.542.998 đồng, với tỷ lệ giảm là 42,38%. Sang năm 2011 nguồn vốn tín dụng là 153.572.000 đồng, giảm so với năm 2010 là 535.126.098 đồng, với tỷ lệ giảm là 77,70%. Với việc ổn định sản xuất, bổ sung vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất gia công hàng may mặc nên vốn của chính công ty không trang trải đủ thì việc vay vốn cũng là điều dễ hiểu vì nó

33

giúp cho công ty có đủ nguồn vốn cho việc mua nguyên vật liệu, trả các chi phí khác để đảm bảo đúng tiến độ theo hợp đồng trong năm. Có sự sụt giảm 77,70% (năm 2011) do lãi suất cho vay của ngân hàng ngày cao (trên 20%/ năm) để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh nên công ty giảm việc vay nợ và tìm đến các nguồn tín dụng khác như tiết kiệm chi phí sản xuất, chiếm dụng vốn các doanh nghiêp khác..

c) Nguồn vốn đi chiếm dụng

Nguồn Phải Người Thuế Phải Phải Chi vốn đi = trả + mua + và các + trả + trả + phí chiếm người trả tiền phải khoản người ngắn phải dụng bán trước nộp khác lao động hạn trả

Theo công thức trên ta có nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty trong năm 2009 là 7.969.834.482 đồng, năm 2010 là 9.017.935.501 đồng, tăng 1.048.101.019 đồng với tỷ lệ tăng là 13,15%. Đến năm 2011 là 13.306.089.021 đồng, tăng 4.288.153.520 đồng với tỷ lệ tăng là 47,55% so năm 2010. Trong đó:

Khoản phải trả cho người bán trong năm 2010 đã tăng lên 1.346.109.392 đồng, với tỷ lệ tăng là 7,86%. Các khoản phải trả phải nộp khác năm 2010 tăng lên đáng kể 4.885.834.565 đồng, tăng thêm so năm 2009 là 1.308.978.109 đồng với tỷ lệ tăng là 36,6%, là một tín hiệu tốt, vì dựa đây công ty có thể trang trải được nhiều hơn trong quá trình sản xuất và giảm khoản đi vay từ các tổ chức tín dụng. Khoản thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng 340.110 đồng, tỷ lệ tăng là 97,17%.

Năm 2011 khoản phải trả cho người bán đã giảm xuống 123.745.088 đồng, với tỷ lệ giảm là 8,57%. Các khoản phải trả phải nộp khác năm 2011 xuống đáng kể 3.499.933.635 đồng, giảm so năm 2010 là 1.385.900.930 đồng với tỷ lệ giảm là 28,37%. Khoản thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng 6.261.236 đồng, tỷ lệ tăng là 907,29%.

Năm 2011 việc khách hàng ứng trước cho công ty tăng 5.888.597.873 đồng tăng tốc độ là 345,17% so năm 2010 là một tín hiệu tốt, vì dựa đây công ty có thể trang trải được nhiều hơn trong quá trình sản xuất và giảm khoản đi vay từ các tổ

34

chức tín dụng. Điều này cũng cho thấy rằng trong năm qua sự uy tín, sự tin tưởng từ khách hàng cũng như các nhà cung cấp đối với công ty đã được nâng cao..

d) Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2010 đã giảm 723.905.481 đồng tương đương giảm 14,43% so với năm 2009. Đây là do khoản tích lũy lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty năm 2010 lỗ hơn năm 2009 là 684.312.565 đồng. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2010 giảm 4,59 % so năm 2009 thì cho thấy khả năng tự chủ của công ty đang dần thấp đi vì nợ phải trả tăng nhiều hơn.

Trong năm 2011 nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 1.782.547.062 đồng tương đương tốc độ giảm 58,49% so với năm 2010. Do khoản tích lũy lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty năm 2011 lỗ hơn năm 2010 là 2.511.450.809 đồng. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2011 giảm 18,98 % so năm 2010 thì cho thấy khả năng tự chủ của công ty đang dần thấp đi vì nợ phải trả tăng nhiều hơn. Điều này sẽ khiến cho công ty có khả năng rủi ro cao hơn. Công ty cần có biện pháp nâng dần vốn tự sở hữu của mình và giảm các khoản nợ phải trả và có chiến lược sản xuất kinh doanh để giảm bớt rủi ro.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tài chính và dự báo cho công ty tnhh sambo ise nha trang (Trang 32 - 34)