Ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội và địa lý 40

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược thu hút và phát triển nhân lực tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - Công ty TNHH MTV Lọc Hoá dầu Bình Sơn (Trang 51 - 55)

3.1 Phân tích môi trƣờng hoạt động của Công ty 37

3.1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội và địa lý 40

a. Yếu tố chính trị

Dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia về dầu khí có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị ở cả cấp độ địa phƣơng lẫn bình diện quốc gia. Việc đầu tƣ xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho phép chế biến dầu thô trong nƣớc, đảm bảo từng bƣớc về an ninh năng lƣợng, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp xăng dầu từ nƣớc ngoài, tạo ra diện mạo mới trong tiến trình phát triển khu vực miền Trung, đặc biệt là tỉnh Quảng Ngãi. Khu vực này sau khi đƣợc đầu tƣ và phát triển sẽ có vai trò chính trị rất quan trọng trên các lĩnh vực an ninh, quốc phòng cũng nhƣ giao lƣu và hội nhập kinh tế với hai đầu trọng điểm kinh tế ở phía Bắc và phía Nam.

Việc xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất có thể đƣợc xem nhƣ một bƣớc tiến cực kỳ quan trọng đặt nền móng cho ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nƣớc, giải quyết có hiệu quả các nhu cầu về việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách và phát triển các ngành dịch vụ khác của địa phƣơng từ giai đoạn xây dựng đến giai đoạn vận hành sản xuất. Phát triển Ngành công nghiệp LHD còn là chỉ số đánh giá sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa bởi đây là ngành công nghiệp mũi nhọn có vai trò nền tảng với những ảnh hƣởng sâu rộng đến nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam. Nhà máy lọc dầu Dung Quất là động lực khơi dậy tiềm năng và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của tỉnh Quảng Ngãi mà còn của các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây nguyên. Ngoài việc khai thác trong lĩnh vực dịch vụ, toàn bộ nền kinh tế của địa phƣơng sẽ đƣợc hƣởng lợi từ việc xây dựng Nhà máy lọc dầu này.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tƣ đã hoàn tất khép kín chuỗi giá trị từ khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến – phân phối sản phẩm dầu khí và dịch vụ KT dầu khí chất lƣợng cao, điều này đã khẳng định sự trƣởng thành vƣợt bậc của Ngành Dầu khí Việt Nam.

b.Yếu tố Kinh tế - Xã hội

KKT Dung Quất đƣợc thành lập vào năm 1996 với dự án động lực là Nhà máy lọc dầuDung Quất. Theo Ban quản lý KKT đến năm 2015 có khoảng 125 dự án đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng vốn đăng ký khoảng 10 tỷ USD và đến năm 2020 sẽ thu hút khoảng 40-50 dự án, vốn đăng ký từ 4- 5 tỷ USD, nâng tổng số dự án lên khoảng 150 dự án đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng vốn đăng ký đầu tƣ từ 14-15 tỷ USD. Trong giai đoạn 2011-2014 Ban quản lý KKT Dung Quất đã tiếp nhận hơn 781 tỷ đồng từ vốn ngân sách để đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đã đầu tƣ xây dựng hoàn thành đƣa vào khai thác sử dụng các tuyến đƣờng trục Khu công nghiệp phía Đông Dung Quất; nâng cấp tuyến đƣờng Dốc Sỏi - Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Cầu cảng cá sông Trà Bồng, hạ tầng KT các khu dân cƣ…

Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là một dự án quan trọng nhất của KKT Dung Quất sẽ góp phần thúc đẩy không chỉ Ngành Lọc dầu mà còn các ngành liên quan đến các sản phẩm của Ngành Hóa dầu. Đây còn là tiền đề thúc đẩy các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc tiếp tục đầu tƣ vào KKT Dung Quất trên các lĩnh vực công nghiệp hóa chất, công nghiệp cơ khí, chế tạo và lắp ráp, đóng sửa tàu biển, luyện cán thép, vận tải, điện tử, chế biến và các ngành công nghiệp khác. Một vùng kinh tế đồng bộ đang đƣợc hình thành xung quanh công trình này với khoảng 150 dự án (dự tính đến năm 2020) đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt. Về phần xây dựng, cơ sở hạ tầng và dịch vụ khách sạn, có thể tính đến những dự án mà các DN của Việt Nam rất mạnh trong lĩnh vực này nhƣ: Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tổng Công ty XNK xây dựng Việt Nam (VINACONEX), Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, Công ty cổ phần Tƣ vấn xây dựng Cảng - Đƣờng thủy (TEDIPORT), Liên hợp công nghiệp đóng tàu Dung Quất, Nhà máy nhiệt điện Dung Quất...vv. Những công ty này tạo ra hàng ngàn việc làm cũng nhƣ đóng thuế hàng trăm tỷ đồng vào ngân sách Nhà nƣớc mỗi năm.

Việt Nam đã và sắp tham gia ký kết nhiều hiệp định thƣơng mại tự do, nhƣ: Hiệp định thƣơng mại tự do xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), ASEAN + 6, cộng đồng kinh tế ASEAN; Việt Nam - UE, Việt Nam - Liên minh Hải quan Nga… Nếu

đặt NMLHD ở Việt Nam, sản phẩm xuất khẩu đi các nƣớc thuận tiện, đƣợc ƣu đãi thuế quan. Ngoài ra, Việt Nam có lợi thế về lao động dồi dào, giá rẻ (thời kỳ dân số vàng). Đồng thời, có thể đƣợc hƣởng lợi từ chính sách xoay trục của Mỹ, hƣớng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng.

Hiện tại, đầu tƣ vào LHD đang đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi, khi các Nhà máy đều cần diện tích đất lớn và đƣợc Việt Nam bàn giao đất sạch (nhà đầu tƣ không phải giải phóng mặt bằng); đƣợc ƣu đãi thuế thu nhập DN với mức 10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; miễn thuế nhập khẩu dầu thô; giảm thuế xuất khẩu các mặt hàng LHD, tiền sử dụng đất, mặt nƣớc, hỗ trợ hạ tầng… Tuy vậy, các dự án LHD tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng, công nghệ lạc hậu. Nếu chúng ta kiểm soát không tốt, ô nhiễm môi trƣờng sẽ là một vấn nạn khủng khiếp trong tƣơng lai. Trong khi đó, những cái đƣợc của Việt Nam khi thu hút đầu tƣ vào LHD, nhƣ: tạo công ăn việc làm (đặc biệt lao động có KT); nâng cao trình độ về hóa dầu; thêm nguồn thu lớn cho đất nƣớc. Đặc biệt, khi các Nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo cạnh tranh xăng dầu, nhựa đƣờng, polime, sợi, khi không phải nhập khẩu sẽ giúp giảm giá các mặt hàng này so với hiện nay.

c.Yếu tố địa lý

Nhà máy lọc dầu Dung Quất đƣợc xây dựng tại địa bàn hai xã Bình Trị và Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong quy hoạch của KKT Dung Quất với hệ thống cảng biển nƣớc sâu và vịnh kín gió đã tạo nên một vị trí chiến lƣợc trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Khu vực này trong tƣơng lai sẽ có vai trò rất quan trọng trên các lĩnh vực an ninh, quốc phòng cũng nhƣ giao lƣu và hội nhập kinh tế. Địa điểm xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, có điều kiện tự nhiên rất tốt, có cảng tự nhiên nƣớc sâu rất thuận lợi cho tàu xuất- nhập dầu có trọng tải lớn, có vị trí tốt cho xây dựng Nhà máy lọc dầu, lại có mặt bằng lớn, ít ảnh hƣởng tới vùng nông nghiệp, cạnh sân bay Chu Lai, gần đƣờng sắt và Quốc lộ 1. Với lợi thế kín gió, cách tuyến hàng hải quốc tế 90km, tuyến nội hải 30km và độ sâu từ 10-19m, cảng Dung Quất đã đƣợc thiết kế với hệ thống cảng đa chức năng,

trong đó chức năng chính phục vụ cho xuất nhập dầu. Những năm qua, hệ thống cảng biển Dung Quất liên tục tăng lƣợng hàng hóa qua cảng. Năm 2013, cảng Dung Quất tiếp nhận, vận chuyển gần 15 triệu tấn hàng hóa, đứng đầu khu vực miền Trung, xếp thứ 5 cả nƣớc chỉ sau cảng Sài Gòn, Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh. Mới đây, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Dung Quất là một trong 14 cảng biển loại I của Việt Nam.

Sau khi cụm cảng Dung Quất 1 đã kín chỗ, cảng Dung Quất 2 đã đƣợc quy hoạch chi tiết 1/2.000 có quy mô rộng 1,5 nghìn ha. Vịnh có độ sâu 24 m, chiều dài đƣờng ven bờ vịnh 9km, kết nối vùng đất khoảng 5 nghìn ha để phát triển công nghiệp nặng và khoảng 2 nghìn ha để phát triển công nghiệp phụ trợ. Cảng nƣớc sâu này có khả năng đáp ứng cho tàu trọng tải lớn từ 250 nghìn đến 300 nghìn tấn cập cảng nhập hàng tham gia vận tải hàng hải quốc tế. Nằm trên tuyến đƣờng giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dƣơng - Ấn Độ Dƣơng, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á, Nhà máy lọc dầu Dung Quất rất thuận tiện trong việc tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa đến các nƣớc trong vùng và trên thế giới.

Theo quy hoạch Ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2020, thì chỉ có ba dự án LHD đặt tại Quảng Ngãi, Thanh Hóa và Bà Rịa. Ngoài ra còn có các dự án lớn có sự đầu tƣ nƣớc ngoài đều đặt tại miền Trung (Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Định). Theo các nhà hoạch định lý giải: miền Nam là vựa lúa lớn của cả nƣớc, còn miền Bắc ở mức độ nào đó cũng có nền công nghiệp, chỉ có miền Trung là khoảnh đất dài và cằn cối nhất. Thế nên đặt các Nhà máy lọc dầu ở đây cũng là để thúc đẩy kinh tế miền Trung phát triển. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chọn Việt Nam và đóng tại miền Trung là do nƣớc ta có tình hình chính trị và an ninh ổn định; vị trí địa lý thuận lợi để vận chuyển sản phẩm đi các nƣớc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng; Biển Đông là con đƣờng hàng hải chiến lƣợc; chính sách khuyến khích đầu tƣ tốt, có nhiều cảng nƣớc sâu cho tàu dầu lớn ra vào. Từ cảng lớn miền Trung sẽ xuất sản phẩm sang Trung Quốc với thời gian chi trong 1 ngày. Trung Quốc vẫn là thị trƣờng dẫn đầu trong tiêu thụ dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ. Do đó, các nhà đầu tƣ ngoại sẽ chọn Việt Nam, khu vực gần các cảng nƣớc sâu để xây dựng các Nhà

máy lọc dầu. Để có thể hợp tác với các nhà đầu tƣ ngoại, Việt Nam cần có vốn, nguyên liệu và buộc phải đánh đổi bằng việc bị chi phối về kinh tế, hứng chịu rủi ro về môi trƣờng và an ninh. Tỷ lệ góp vốn vào các dự án lọc dầu của Việt Nam thấp nên Việt Nam không nắm đƣợc chủ thể của Nhà máy. Và do vậy, quyền chủ động không thuộc về Việt Nam mà chỉ nắm chủ quyền với hình ảnh là nƣớc chủ nhà - mang nhiều ý nghĩa tƣợng trƣng.

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đƣợc thiết kế cho nguồn nguyên liệu đầu vào là dầu thô từ mỏ Bạch Hổ và tạo ra sản phẩm phục vụ nội địa và một phần xuất khẩu. Tuy nhiên, vị trí đặt tại miền Trung rất xa mỏ dầu và hai thị trƣờng nội địa tiêu thụ chính là miền Bắc và miền Nam còn miền Trung gần nhƣ là không phải vị trí để chế biến dầu mỏ và tiêu thụ sản phẩm. Việc cùng lúc phải chở dầu thô đến chế biến và chở sản phẩm đi tiêu thụ làm tăng chi phí sản xuất của Nhà máy.

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thuộc KKT Dung Quất, nằm giữa các KKT khác đang hình thành ở hai đầu là KKT Vân Đồn và Vân Phong nên việc thu hút đầu tƣ các dự án lớn sẽ gặp nhiều khó khăn do khu vực này chƣa có cơ sở hạ tầng, giao thông và các ngành công nghiệp phụ trợ. Vị trí đặt NMLHD cần phải tính đến cả thị trƣờng phân phối sản phẩm và nguồn cung nguyên liệu đầu vào. Các đối tác nƣớc ngoài muốn đặt NMLHD tại miền Trung do vị trí có cảng nƣớc sâu và thuận lợi giao thƣơng bằng đƣờng biển để phân phối dầu và sản phẩm dầu mỏ đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, mục tiêu ban đầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quấ là đáp ứng nhu cầu trong nƣớc thì vị trí này là không thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược thu hút và phát triển nhân lực tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - Công ty TNHH MTV Lọc Hoá dầu Bình Sơn (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)