1.1.2 .Cải cách thủ tục hành chín hở Việt Nam
2.2.4. Đánh giá những thành công và hạn chế của cải cách thủ tục hành chính trong
chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh
Có thể đánh giá một cách tổng quát cải cách TTHC trong quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Đông Anh như sau: CCHC trong quản lý đất đai đã được triển khai, tổ chức thực hiện một cách khá đồng bộ; việc triển khai công tác kiểm soát TTHC bước đầu phát huy hiệu quả. Công tác tiếp nhận và trả kết quả HSHC được thực hiện công khai, minh bạch; quy trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính ngày càng hợp lý và khoa học.
Bảng 2.1. Tổng hợp đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh
Tốt Khá Trung bình Yếu
6.2% 44.4% 46.9% 2.5%
Nguồn: Điều tra của tác giả, 2013.
Tỷ lệ 44,4% người dân đánh giá công tác cải cách TTHC trong quản lý đất đai trên địa bàn Huyện đạt khá; chỉ 2,5% cho rằng còn yếu.
Bảng 2.2. Tổng hợp căn cứ để đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh
Qua kết quả giao dịch hành chính
trực tiếp với cơ quan, địa phương
Qua nghe dư luận xã hội tại địa
phương
Qua các phương tiện thông tin, báo
đài Qua ý kiến đánh giá bạn bè, người thân Căn cứ khác (vui lòng ghi rõ) 68% 47% 27% 34% 1,2%
Nguồn: Điều tra của tác giả, 2013.
Căn cứ để đưa ra đánh giá về kết quả cải cách TTHC trong quản lý đất đai ở huyện khá tin cậy với tỷ lệ 68% căn cứ vào kết quả giao dịch hành chính với các cơ quan, địa phương thuộc Huyện.
Bảng 2.3. Tổng hợp số lần tham gia góp ý và số lần tham gia thực hiện TTHC Câu hỏi
điều tra số:
Nội dung khảo sát
Đánh giá khảo sát Chƣa
lần nào 1 lần
Nhiều lần
3 Từ năm 2012 đến nay, ông/bà đã tham gia dịch vụ
TTHC với cơ quan hành chính bao nhiêu lần 12% 34% 54%
6 Ông/bà vui lòng cho biết số lần tham gia đóng góp ý
kiến đối với công tác cải cách TTHC của các cơ quan 23% 24% 32%
Nguồn: Điều tra của tác giả, 2013.
Cùng với kinh nghiệm của đối tượng được hỏi thông qua số lần trả lời phiếu điều tra và số lần tham gia dịch vụ hành chính tại địa phương với 54% đã nhiều lần tham gia thực hiện các TTHC và 32% đã tham gia góp ý nhiều lần cho thấy chất lượng của các đánh giá trong đợt điều tra này.
Có thể khẳng định rằng công tác tiếp nhận và trả kết quả TTHC trong quản lý đất đai theo cơ chế một đầu mối đã góp phần quan trọng rèn luyện tính chuyên nghiệp, năng lực, trình độ chuyên môn, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; tăng cường sự phối hợp giữa các lĩnh vực, việc giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận giải quyết TTHC trong quản lý đất đai tốt hơn; nâng cao sự khách quan, hạn chế nhiều tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, giảm hiện tượng đùn đẩy, né tránh công việc giữa các bộ phận.
Bảng 2.4. Tổng hợp lĩnh vực thủ tục hành chính các đối tƣợng điều tra XXH đã tham gia giao dịch Chia tách QSD đất đai GPMB Cấp mới GCN QSD đất Đăng ký Thế chấp Đính chính sai sót trên GCN(sổ đỏ) Hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi nhận sổ đỏ Lĩnh vực khác 37% 24% 27% 13% 14% 0,6% 1,6%
Có tới 99,4% số người được hỏi cho biết đã tham gia giao dịch TTHC lĩnh vực quản lý đất đai, trong đó nhiều nhất là thủ tục chia tách (37%) chỉ có 1,6 % giao dịch TTHC ở lĩnh vực khác với mức độ hài lòng đạt 41% (Bảng 2.5.).
Bảng 2.5. Tổng hợp mức độ hài lòng với công tác giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị thuộc Huyện
Hài lòng
Không hài lòng Do thủ tục rườm rà, phức
tạp
Do cán bộ, công chức,phục
vụ không tốt Nguyên nhân khác
41% 37% 22% 0
Nguồn: Điều tra của tác giả, 2013.
UBND Huyện liên tục rà soát, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định mới để tham mưu cho UBND Thành phố điều chỉnh, bổ sung các thủ tục, quy trình thủ tục hành chính trong quản lý đất đai thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết. Tuy nhiên, vẫn còn 59% số người được hỏi không hài lòng và với lý do TTHC rườm rà là 37%.
Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trong quản lý đất đai: UBND huyện Đông Anh đã bố trí cán bộ trực, tiếp dân tại trụ sở tiếp dân tại địa chỉ đường Cao Lỗ, Đông Anh để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Tại Bộ phận “Một cửa” của UBND huyện và UBND 24 xã, thị trấn đều công khai số điện thoại đường dây nóng, hòm thư và sổ góp ý để tiếp nhận và giải quyết nhanh các phản ánh, kiến nghị của công dân, tổ chức. Công khai số điện thoại của đơn vị, số điện thoại của Trưởng phòng Nội Vụ, Trưởng Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính của huyện.
Về việc thiết lập hệ thống cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại UBND huyện và UBND 24 xã, thị trấn: UBND huyện đã ban hành Quyết định số 3167/QĐ-UBND ngày 26/8/2011 về việc bổ sung, chức năng, nhiệm vụ cho Văn phòng HĐND&UBND Huyện làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC, trong đó quy định rõ việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của cấp Huyện trên địa bàn.
Về công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính: UBND Huyện thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra công vụ về cải cách hành chính định kỳ 1 lần/năm; thành lập Tổ giám sát hoạt động tại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các xã, thị trấn việc chấp hành các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị; công tác thụ lý, giải quyết công việc của tổ chức, công dân; thường xuyên tổ chức giao ban công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC với bộ phận “một cửa” Huyện và các xã, thị trấn để có định hướng, chỉ đạo kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Bảng 2.6. Tổng hợp đánh giá kết quả cải cách thủ tục hành chính do các nguyên nhân
Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo
Huyện Trách nhiệm và năng lực của đội ngũ CBCC ngày càng đƣợc nâng cao Do yêu cầu của nhân dân ngày càng cao
Cơ quan tham mƣu công tác CCHC trên địa
bàn Huyện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Nguyên nhân khác (vui lòng ghi rõ): 76% 47% 59% 23% 0,1%
Nguồn: Điều tra của tác giả, 2013.
Kết quả công tác cải cách TTHC nói chung và TTHC trong quản lý đất đai nói riêng phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm của lãnh đạo (76%). Tuy nhiên 23% cơ quan tham mưu về công tác này hoàn thành nhiệm vụ đã phản ánh rất đúng thực tế về đội ngũ làm cải cách TTHC của Huyện.
2.2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Việc thực hiện cải cách TTHC trong quản lý đất đai nói chung vẫn còn chậm, mang tính hình thức, chưa chủ động; chưa tạo được sự tham gia rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, người dân và xã hội trong quá trình tham gia, đánh giá kết quả cải cách hành chính. Thực tế ở huyện Đông Anh cán bộ làm công tác cải cách TTHC chỉ là được giao kiêm nhiệm. (Chỉ có một cán bộ kiêm nhiệm thuộc biên chế của Văn phòng làm công tác kiểm soát TTHC, công tác rà soát TTHC ở mỗi phòng, ban, đơn vị được giao cho một cán bộ chuyên môn kiêm nhiệm) do đó số thủ tục con trong mỗi TTHC vẫn còn nhiều chưa được cắt giảm dẫn tới chi phí tuân thủ của TTHC trong quản lý đất đai vẫn còn lớn.
Bảng 2.7. Tổng hợp kênh thông tin ngƣời dân có thể tham gia góp ý đối với các cơ quan, đơn vị hành chính của huyện Đông Anh
Thông qua sổ góp ý, số điện thoại đường dây nóng của cơ
quan đơn vị.
Thông qua trả lời phiếu khảo sát của cơ quan, đơn
vị
Thông qua khảo sát của
Thành phố
Thông qua Website của cơ
quan, đơn vị
Thông qua các phương tiện báo
chí, đài truyền hình Hình thức khác 72% 47% 18% 24% 20% 0,9%
Nguồn: Điều tra của tác giả, 2013.
Số kênh thông tin Huyện triển khai để thu thập ý kiến phản ánh về TTHC và quy trình hành chính là khá phong phú. Tuy nhiên, có tới 72% tỷ lệ góp ý là thông qua kênh truyền thống (sổ góp ý) (Bảng 2.7.) và cũng có đến 48% người dân chưa biết đến việc khảo sát lấy ý kiến của Huyện (Bảng 2.8.).
Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến về việc tiến hành khảo sát đánh giá thực hiện thủ tục hành chính trong QL đất đai của Huyện
Nội dung khảo sát Đồng ý Không đồng ý
Các cơ quan, đơn vị đã quan tâm và cầu thị trong khảo sát 48% 16% Nội dung phiếu khảo sát gọn, dễ hiểu, dễ góp ý, đầy đủ 56% 13% Việc khảo sát được thực hiện rộng rãi, thường xuyên 45% 23% Thu hút được nhiều ý kiến đóng góp của người dân 29,5% 18% Người dân còn e ngại, chưa phát biểu ý kiến thật sự của mình 58% 0,8% Người dân còn chưa được biết đến việc khảo sát ý kiến của
các cơ quan, tổ chức 48% 15%
Nguồn: Điều tra của tác giả, 2013.
Số người dân còn e ngại chưa phát biểu ý kiến thật sự củamình còn khá cao 58% và 29,5% cho rằng Huyện đã thu hút được nhiều ý kiến đóng góp của người dân cho thấy việc triển khai nhiều kênh thông tin nhưng Huyện vẫn chưa thu hút được sự quan tâm vào cuộc của nhân dân đối với công tác cải cách TTHC lĩnh vực đất đai.
- Về nhận thức: Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai cần phải được hiểu là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân, giảm thiểu các bức xúc của nhân dân liên quan đến các thủ tục về đất đai. Hiện nay điều này chưa được hiểu đúng, mà nhiều cán bộ, chuyên viên vẫn còn suy nghĩ đơn giản TTHC là đi đôi với giảm quyền hành với tư tưởng xin – cho, ban phát còn rất nặng nề.
- Hiện nay thủ tục hành chính trong quản lý đất đai đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, rườm rà, không rõ ràng về trách nhiệm; thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tuỳ tiện như: Thủ tục quy định về đăng ký, xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất cùng với việc công chứng các hợp đồng này chẳng hạn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 130 của Luật Đất đai, hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất phải được công chứng và phải đăng ký thế chấp; theo pháp luật về công chứng, khi hợp đồng được công chứng thì có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan (Điều 4 và Điều 6 của Luật Công chứng). Hơn nữa, việc thế chấp bằng quyền sử dụng đất thuần túy là quan hệ dân sự giữa các bên, chưa có sự biến động về chủ quyền sử dụng đất hoặc chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Do vậy, việc đăng ký thế chấp sau khi có hợp đồng thế chấp đã được công chứng và xóa thế chấp sau khi các bên đã thực hiện xong các nghĩa vụ là không cần thiết, gây phiền hà, tốn kém cả về thời gian, tiền bạc và công sức của người dân, doanh nghiệp.
Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả về tiếp thu, cải thiện của Huyện sau khi nhận đƣợc ý kiến đóng góp của nhân dân
Tốt Tạm đƣợc Chƣa tốt Không đánh giá
đƣợc
11% 57% 18% 0,6%
Nguồn: Điều tra của tác giả, 2013.
Nhiều đơn vị chuyên môn và UBND xã, thị trấn thuộc Huyện chưa có quyết tâm cải cách cao, công tác tiếp thu cải thiện TTHC còn chậm, kết quả còn rất ”tạm được”.
Việc ban hành các TTHC không đúng quy trình dẫn đến sự trùng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau trong quản lý điều hành giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp; làm cho nhiều văn bản quản lý cấp dưới trái với luật pháp và văn bản quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên (Việc quy định thu
tiền sử dụng đất và mức giá đất được áp dụng để tích thuế đối với phần diện tích ngoài hạn mức, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất với hiện tượng các cơ quan TNMT, Qui hoạch, Tài chính đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi giải quyết công việc, thái độ thiếu tôn trọng nhân dân, cửa quyền, ban ơn thậm chí sách nhiễu, đòi hối lộ vẫn còn diễn ra; Việc yêu cầu chính quyền địa phương xác nhận thửa đất đang không tranh chấp, ăn ở ổn định... là những ví dụ điển hình).
Những thực tiễn trên là rất đáng lo ngại, bởi trong khi chúng ta đang tiến hành cải cách TTHC, xoá bỏ cơ chế “xin - cho”, coi đó là một bước đột phá trong cải cách TTHC để đơn giản hoá và loại bỏ TTHC gây khó khăn, phiền hà cho các hoạt động dân sự, sản xuất, kinh doanh thì tình trạng trên vẫn cứ tiếp tục diễn ra.
- Nguyên nhân chủ yếu:
Một là, nhận thức, tư duy về quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công của một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền chậm được đổi mới, thực thi công vụ chủ yêu vẫn theo lối “xin – cho”; chưa thấy hết được ý nghĩa, tầm quan trọng và đòi hỏi cấp bách của cải cách TTHC để giải phóng mọi nguồn lực cho mục tiêu phát triển.
Hai là, hiện nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng, ban hành được Luật về TTHC nói chung nhằm quy định chặt chẽ việc xây dựng, ban hành và thực hiện TTHC. Hơn nữa, công tác đánh giá cải cách TTHC ở nước ta chưa có những tiêu chí định lượng cụ thể. Do đó, rất khó xác định được kết quả cụ thể cải cách TTHC trong quản lý đất đai.
Ba là, một số TTHC trong quản lý đất đai hiện nay còn thực hiện cắt khúc, trùng chéo, thiếu tính liên thông và phối hợp trong thực hiện TTHC. Khi có
nhu cầu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp còn phải đến nhiều đầu mối, nhiều cấp chính quyền để thực hiện TTHC (UBND xã, văn phòng đăng ký QSD đất, phòng TN-MT, Bộ phận “một cửa” UBND huyện, kho bạc). Việc thiếu chặt chẽ trong xây dựng và thực hiện TTHC là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tự do, tuỳ tiện của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết các yêu cầu của công dân; là “mảnh đất tốt” cho tệ quan liêu, cửa quyền phát triển.
Bốn là, thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức giải quyết công việc chậm trễ, cửa quyền, sách nhiễu, tiêu cực. Đây là rào cản cho quá trình đơn giản hóa TTHC trong quản lý đất đai cũng như gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người dân, doanh nghiệp cũng chưa chủ động đấu tranh với các hành vi tiêu cực mà vô tình tiếp tay cho hành vi tiêu cực của các cán bộ có thẩm quyền vì mong muốn TTHC được giải quyết đơn giản, nhanh gọn.
Chƣơng 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤCHÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI