Mục tiêu của tỉnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36 - 37)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.1. Mục tiêu của tỉnh

Năm 2010, UBND tỉnh phê duyệt đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương.

Mục tiêu:xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung Ương – trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của

cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học –công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào

tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trước năm 2015. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một

trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, y tế, giáo dục đào tạo

lớn của cả nước, khu vực Đông Nam Á và quốc tế.

Vì vậy, UBND Tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển toàn diện

các lĩnh vực kinh tế xã hội cần tập trung, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực để khắc phục các hạn chế nhằm đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn đô thị loại I. Đề xuất thực hiện Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2010-2015.

Trong đó, một trong những chương trình trọng điểm là “Chương trình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực”. UBND tỉnh đã đề ra những mục tiêu cần đạt được của chương như sau:

a) Mục tiêu tổng quát đến năm 2020

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu

nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơcấu kinh tế,

phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có Đại học Kinh tế Huế

trìnhđộ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Tạo bước đột phá, tăng tốc về chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh năm 2015 đạt 60%, năm 2020 đạt 70%.

b) Mục tiêu cụ thể: giai đoạn 2011 - 2015

- Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 30%. Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội. Mỗi năm phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 7000 lao động nông thôn.

- Đào tạo 35000 lao động nông thôn ( bình quân mỗi năm đào tạo 7000 lao động), chiếm 28,2% trong tổng số lao động xã hội (124,580 người) qua đào tạo nghề.

-Đào tạo, bồi dưỡng cho 7.650 cán bộ, công chức cấp xã.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)