Giải pháp để thúc đẩy phát triển nhanh chính sách tạo việc làm trong giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 39 - 42)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Giải pháp để thúc đẩy phát triển nhanh chính sách tạo việc làm trong giai đoạn 2011-

đoạn 2011-2015 ở huyện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế

Tạo việc làm theo cơ cấu chuyển dịch lao động theo hướng tích cực được xác định là một trong những nội dung quan trọng có tính chiến lược nhằm mục đích tăng trưởng và phát triển KT-XH nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân góp phần bảo đảm an sinh xã hôi của huyện Phú Vang trong thời gian đến.

Giai đoạn 2006-2010 Phú Vang đã triển khai và thực hiện lồng ghép tốt chương trình mục tiêu quốc gia việc làm thông qua các chương trình dự án như: dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chương trình tái định cư dân thủy diện, dân vạn đò và các hợp phần khác của chương trình giảm nghèo... đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo từ đầu kỳ là 21% xuống còn dưới 7% vào cuối năm 2010, Tuy nhiên, kết quả chưa chưa thật sự bền vững nhất là các hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thường chịu

nhiều ảnh hưởng của thời tiết, khi thiên tai bão lụt xẩy ra thì có nguy cơ rơi vào khó

khăn

Để góp phần thực hiện tốt việc đào tạo nghề , giải quyết việc làm trong giai đoạn 2011-2015. Chính sách việc làm theo hướng khuyến khích tính chủ động vươn lên của người lao động thông qua việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động ở các hộ nghèo để tạo việc làm theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp, các giải pháp Phú Vang cần thực hiện trong thời gian đến như sau:

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vai trò của công tác

dạy nghề để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu đa dạng

của thị trường lao động. Huy động cả hệ thống chính trị tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo và học nghề đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn để góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

-Đào tạo nghề cho lao động để tạo việc làm theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn dựa trên tinh thần Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và Nghị quyết số 8h/NQCĐ-HĐND ngày 02

tháng 6 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Về phê duyệt Đề án Phát triển dạy nghề giai 2010 đến 2020.

- Để bảo đảm đào tạo đạt số lượng, chất lượng theo từng năm, huyện Phú Vang cần phát triển đa dạng hình thức đào tạo nghề theo hướng dạy nghề ở các trường, dạy nghề ở các doanh nghiệp, truyền nghề truyền thống... gắn dạy nghề với giải quyết việc làm tại chổ và đưa lao động đi làm việc ở trong tỉnh, ngoài tỉnh và lao động có thời hạn ở nước ngoài .

-Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư thuộc các ngành lĩnh vực như: Dệt may, da dày, chế biến nông, lâm, hải sản, du lịch, nhằm giải quyết được nhiều lao động tại chổ theo phương châm “Ly nông bất ly hương” góp phần ổn định tư tưởng cho người lao động, mặt khác giúp các nhà đầu tư không phải lo chổ ở cho công nhân.

- Thông qua chính sách khuyến công để tiếp tục mở rộng và phát triển các làng

nghề truyền thống ở nông thôn nhằm giải quyết thời gian lao động nông nhàn, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, gắn phát triển làng nghề với tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ phải hướng đến mục tiêu là nhằm nâng cao đời sống cả về mặt vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

- Ngoài việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm theo hướng chuyển dịch cơ

cấu lao động ở nông thôn nhằm giảm nghèo bền vững, cần tập trung đào tạo cho

lực lượng nông dân có trình độ hiểu biết về quy trình kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi,

phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch, bảo quản sản phẩm, tiếp cận thị trường... nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả của sản phẩm góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Dạy nghề cơ khí, điện tử trong thời gian tới cũng là nghề mũi nhọn khi phải đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề vận hành được các máy tự động, ứng dụng phần mềm chuyên dùng trong lắp ráp các linh kiện, trong chế biến nông - lâm - hải sản, thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng cơ khí, kim khí. Vì vậy, huyện

cần tập trung đào tạo về mảng này nhiều hơn.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng cần những lao động nắm bắt các quy trình nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, hình thành các khu nuôi tạo con giống thủy sản, đặc sản có giá trị cao, hướng đến chuyên nghiệp trong đánh bắt xa bờ. Đối với ngành khai thác, chế biến thủy sản, hải sản là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh trong phát triển kinh tế biển. Dạy nghề trong ngành này sẽ đáp ứng yêu cầu sử dụng công nghệ, thiết bị xử lý, phân loại và bảo quản nhiên liệu; công nghệ bảo quản sản phẩm trong thời gian lưu kho và vận chuyển giao hàng, bảo đảm chất lượng xuất khẩu.

- Một trong những kênh quan trọng giúp người lao động tìm kiếm việc làm có

thu nhập cao được các ngành chức năng chú trọng chính là việc xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động tiếp tục được xác định là giải pháp quan trọng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Bằng nhiều giải pháp tối ưu đó, chắc chắn mục tiêu giải quyết việc làm cho 3000 lao động/năm trên địa bàn huyện vào năm 2015 hoàn toàn có thể đạt được. Tạo việc làm ổn định cho người lao động sẽ là nền tảng vững chắc đối với sự phát triển chung của tỉnh TTH nói chung và huyện Phú Vang nói riêng, góp phần nhanh chóng đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)