PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
ASXH đối với người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn là vấn đề hết sức quan trọng, nó không chỉ đảm bảo đời sống cho người dân mà còn góp phần ổn định kinh tế, chính trị tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững.Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp, chính sách nhằm khuyến khích người nông dân chủ động tham gia vào hệ thống an sinh xã hội.
Tuy nhiên do điều kiện khó khăn về tài chính, đồng thời các chính sách này
cũng đang trong quá trình hình thành nênđôi khi chúng lại chưa đem đến hiệu ứng tích
cực, chưa thể hiện được vai trò vận động và khuyến khích sự hưởng ứng tham gia của người nông dân Việt Nam trong thực tiễn.
Để giải quyết thì khâu đầu tiên cần chú trọng đó là giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Vì từ đó, khi cuộc sốn ổn định, ta mới
có thể xóa đói giảm nghèo, nâng cao trìnhđộ giáo dục... cho người dân được.
Vì vậy, qua việc nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Phú Vang – tỉnh Thừa thiên Huế”, để ta thấy rõ sự cần thiết tạo việc làm cho lao động nông thôn ở địa phương như thế nào.
Phú Vang là huyện có quy mô dân số lớn với hơn 186.000 dân, chỉ xếp sau thành phố Huế. Do tỷ lệ sinh tự nhiên nhiều năm về trước khá cao ( trên 25%,) nên lực lượng lao động những năm gần đây tăng lên khá nhanh (năm sau tăng so với năm trước khoảng 2,89%) nhưng quy mô giải quyết việc làm mới đạt tỷ lệ thấp, nên nhiều lao động chưa có việc làmổn định.
Qua khảo sát, lực lượng lao động ở Phú Vang sản xuất chủ yếu ở lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; phần lớn dựa vào kinh nghiệm, thói quen. Những năm gần đây, không ít hộ sản xuất nông nghiệp, sau khi bàn giao đất cho chủ đầu tư các dự án cũng chưa chuyển đổi được nghề nghiệp. Lao động trẻ thường gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ. Họ chỉ lao động trong một khoảng thời gian nhất định như gieo cấy, trừ cỏ, thu hoạch, hoặc chăm sóc các loại cây ăn quả, cây công nghiệp...
Theo số liệu điều tra, lao động nông thôn ở Thừa Thiên - Huế nói chung và Phú
Vang nói riêng, những năm qua chỉ có hơn 13% đã qua đào tạo nghề. Cứ 1.000 lao
động ở nông thôn thì mới có 6 đến 8% số người được đào tạo kỹ thuật về nông, lâm, ngư nghiệp; 79% số lao động thuần nông không có chuyên môn kỹ thuật. Hơn 80% số người trong độ tuổi lao động ở các hộ phi nông nghiệp không qua đào tạo. Chất lượng của lực lượng lao động trẻ ở nông thôn rất thấp. Họ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cha ông, của bản thân mà ít am hiểu kiến thức chuyên môn. Do phần lớn lao động không được đào tạo nghề, cho nên ngành nghề ở khu vực nông thôn chậm phát triển, năng suất lao động thấp, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động chưa cao. Tiềm năng về đất đai, sức lao động chưa được khai thác có hiệu quả, dẫn đến đời sống người dân nông thôn còn nhiều khó khăn; mức thu nhập của lao động khu vực nông thôn còn chênh lệch quá xa so với lao động khu vực thành thị.
Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới (năm 2008 và đầu năm 2009) ảnh hưởng lớn đến việc làm và đời sống người lao động, kể cả lao động làm việc ở các doanh nghiệp trong nước và lao động đi xuất khẩu lao động phải về nước trước hạn. Bên cạnh đó, do tốc độ đô thị hóa nhanh, số lao động nông nghiệp bị mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lớn … làm tăng thêm sức ép về giải quyết việc làm.
Thị trường lao động trong tỉnh TTH và một số địa phương chưa hình thành đồng bộ, thiếu bền vững đã gây áp lực lớn về lao động việc làm, làm cho tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn nhiều bức xúc hơn.
Vì vậy, để đảm bảo ASXH cho người dân nói chung, và người lao động nông
thôn nói riêng, UBND huyện Phú Vang cần thực hiện chính sách tạo việc làm do Chính phủ đề ra, nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp, hỗ trợ đời sống của nhân dân ngày càng đi lên.
2. Kiến nghị:
Với việc cùng góp sức xây dựng tỉnh TTH thành thành phố trực thuộc Trung Ương, dự báo nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn
mới,Phú Vang phải xác định: Tạo ra sự đột phá từ dạy nghề theo năng lực đào tạo sẵn
có của cơ sở dạy nghề sang dạy nghề theo nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu đa Đại học Kinh tế Huế
dạng của xã hội. Đổi mới dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại và đồng bộ. Vì thế, chúng tôi đưa một số kiến nghị sau nhằm góp phần vào công tác tạo việc làm của huyện đạt kết quả.
-Kinh phí đầu tư cho công tác dạy nghề cần được huy động tổng lực.
- Mạng lưới các cơ sở dạy nghề của huyện cũng phải đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có taynghề cao, phục vụ quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Hệ thống dạy nghề theo hướng tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo chuyên sâu.
Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, Phú Vang cần bổ sung giáo viên dạy nghề
có trìnhđộ đại học, cao đẳng, trong đó phải có giáo viên cơ hữu phục vụ cho trung tâm
dạy nghề công lập của huyện; phấn đấu có 95% số giáo viên dạy nghề đạt chuẩn. - Tăng cường đầu tư, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án tài trợ để huy động nguồn lực cho đào tạo nghề. Tiếp tục đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề và các cơ sở dạy nghề cũng phải thực hiện cơ chế tự chủ. Ban hành một số chính sách để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các cơ sở đào tạo nghề và chính sách ưu đãi giáo viên dạy nghề; khuyến khích doanh nghiệp và người lao động tham gia vào công tác đào tạo
nghề. Mở rộng, đào tạo liên thông, liên kết, đa dạng hóa các loại hình đào tạo gắn với
tuyên truyền cho gia đình và học sinh về công tác dạy nghề; phân luồng học sinh phổ
thông, định hướng cho các em vào học các trường nghề phù hợp với năng lực.
- Cần phải cơ cấu lại nền kinh tế nông nghiệp như: giống cây trồng, vật nuôi và
nguồn lao động nông thôn. Ða dạng hóa cơ cấu sản xuất, kinh doanh nhằm tạo thêm
việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, phân công lại lao động nông thôn, tạo điều kiện cho việc định cư ổn định, giảm sức ép di dân từ nông thôn ra thành thị.
- Chủ động liên kết với các nơi có nhu cầu, tạo điều kiện đưa lao động đến làm việc, hoặc thông qua đào tạo để người lao động tự tìm việc; có chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút, kêu gọi các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện, nhằm thu hút lao động
giải quyết việc làm tại chỗ; đưa lao động nông thôn đi làm việc ngoài huyện, ngoài
tỉnh ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; có chính sách hỗ trợ lao động nghèo đi Đại học Kinh tế Huế
lao động; và đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài...
Với nhũng kiến nghị trên, nếu được quan tâm giải quyết, công tác tạo việc làm
sẽ mang lại nhiều kết quả cao, giúp cho viêc bảo đảm ASXH thể hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và vai trò của mình đối với người dân. Đời sống của nhân dân mới được đảm bảo, kinh tế mới phát triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An sinh xã hội cho nông dân hiện nay- Vũ Trọng Khải
http://nongnghiep.vn/NongnghiepVN/vi-VN/61/158/135/135/135/59490/Default.aspx
2. Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam –Nguyễn Tiến Hùng
Bài tham luận tại Hội thảo "Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo an sinh xã hội" tổ chức tại Học Viện Tài chính - Phân viện TP.HCM tháng 8/2002)
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:An_sinh_x%C3% A3_h%E1%BB%99i
3. Bảo đảm an sinh xã hội cho nông dân – một số vấn đề xã hội cấp bách ở nước ta
hiện nay-THS. Đỗ Văn Quân
4. An sinh xã hội và vai trò của nó đối với nền kinh tế nước ta - PGS.TS.Ngô Quang
Minh
http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=1681&cap=3&id=4176
5. Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015– Hội đồng
nhân dân huyện Phú Vang, khóa IV, kỳ họp thứ 15.
6. Quyết định Về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2011 –2020–UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
7. Quyết định Về việc phê duyệt Đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành
phố trực thuộc Trung Ương –UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
8. Báo cáo tổng kết Tình hình thực hiện công tác lao động, thương binh và xã hội năm
2010 và triển khai kế hoạch năm 2011 – UBND huyện Phú Vang, phòng lao động –
PHỤ LỤC
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CUNG – CẦU LAO ĐỘNG VÀ NHU CẦU HỌC NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG NĂM 2010
STT Đơn vị Số hộ điều tra cung – cầu lao động Số hộ khảo sát nhu cầu học nghề Số LĐ có nhu cầu học nghề 1 Phú Hải 1.497 1.435 459 2 Vinh An 1.829 1.737 259 3 Phú Mỹ 2.116 2.709 1.524 4 Phú Diên 2.376 2.160 588 5 Phú Đa 2.403 2.365 926 6 Vinh Hà 1.725 1.815 773 7 Phú Thượng 2.944 2.763 423 8 Phú Thuận 1.407 1.324 338 9 Vinh Thái 1.310 1.296 157 10 Vinh Phú 950 941 221 11 Vinh Thanh 2.091 2.095 425 12 Phú Lương 1.309 1.304 304 13 Phú Thanh 1.027 915 336 14 Phú Xuân 1.964 1.962 366 15 Phú An 1.825 1.033 228 16 Phú Mậu 2.081 2.043 816 17 Phú Dương 2.395 2.393 587 18 Vinh Xuân 1.440 1.363 259 19 Phú Hồ 1.155 1.153 66 20 TT - Thuận An 4.248 4.241 1.843 Tổng cộng 38.092 37.047 10.898