Các hệ số khả năng thanh toán Năm Năm Năm
2017 2018 2019
Hệ số khả năng TT nợ NH 2,58 14,50 16,73
Hệ số khả năng TT nhanh 1,62 5,88 10,14
Hệ số khả năng TT ngay 0,53 2,79 6,75
Tỷ số khả năng trả lãi tiền vay 51,46 174,46 84,12
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
Hệ số khả năng thanh toán ngay là hệ số phản ánh chính xác nhất khả năng chi trả của công ty khi có các nhu cầu thanh toán bất thường phát sinh. Hệ số này của công ty cũng rất tốt, đều lớn hơn 0,5 (mức thông thường chấp
nhận được đối với một DN). Trong TSNH của công ty không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, lượng tiền mặt tại quỹ của công ty rất lớn, đều cao hơn 19%, cao nhất là năm 2017 là 4901 tr.đ chiếm tới 40,33%. Tuy nhiên, tiền tại quỹ nhiều cũng gây lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn, bên cạnh đó còn phát sinh các yêu cầu về quản lý, vì tiền mặt là đối tượng dễ bị gian lận, thất thoát nhất nên việc quản lý đòi hỏi phải rất chặt chẽ.
Như ở trên đã phân tích, do tỷ lệ vay nợ của công ty rất thấp nên các hệ số khả năng thanh toán của công ty đều rất cao, tỷ số khả năng trả lãi tiền vay cũng vậy. Thông thường, các ngân hàng chấp nhận tỷ số này bằng 2, nhưng Công ty lại có tỷ số này lớn hơn 2 gấp nhiều lần. Cao nhất là năm 2018, tỷ số này lên tới 174,46 do trong năm này, công ty không hề vay thêm bất kỳ khoản vay nào từ nhà cho vay. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TOPA chỉ có một khoản vay ngắn hạn từ năm trước là 500 tr.đ nên tiền lãi vay phải trả của công ty cả năm chỉ có 5 tr.đ. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty là 2175 tr.đ. Thấp nhất trong năm 2019 thì tỷ số này cũng là 51,46. Từ đó cho thấy, năng lực tài chính vững vàng của công ty.
Qua phân tích cho thấy khả năng thanh toán của Công ty là rất tốt phần nào thể hiện được năng lực tài chính của công ty. Tuy nhiên, hiện tại công ty đang duy trì các tỷ số quá cao từ đó lại làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Công ty cần cân nhắc một cơ cấu tài sản, nợ vay hợp lý hơn để đạt được hiệu quả cao nhất.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Các khoản phải thu
Các khoản phải thu của công ty trong năm 2018 và 2017 không có nhiều biến động. Năm 2018, các khoản phải thu giảm 416 tr.đ tương đương với 16,84% trong đó chủ yếu là do khoản phải thu của khách hàng giảm 495 tr.đ, tương đương 57.86%. Khoản phải thu giảm do trong năm công ty thắt chặt chính sách tín dụng, quản lý các khoản phải thu chặt chẽ hơn. Cũng chính vì vậy mà vòng quay các khoản phải thu năm 2018 là cao nhất (2,49 vòng), tăng
0,24 vòng so với năm 2017, rút ngắn kỳ thu tiền trung bình xuống còn 146,65 ngày (giảm 15,55 ngày).
Sang năm 2019 thì các khoản phải thu tăng đột biến so với năm 2017 và 2018. Tổng giá trị các khoản phải thu năm 2019 là 6268 tr.đ, tăng 205,53% so với năm 2018. Trong năm này, các khoản phải thu tăng nhanh như vậy là do công ty đã có chính sách Marketing hiệu quả, số lượng hàng bán ra tăng nhanh nên khoản phải thu của khách hàng tăng tới 620,33% (2235 tr.đ). Và chính sách này đã phát huy hiệu quả khi doanh thu của công ty cũng tăng lên nhanh chóng tăng 80,97% từ 5623 tr.đ lên10167 tr.đ. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu vẫn chậm hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu nên vòng quay khoản phải thu năm 2019 giảm 0,04 vòng so với năm 2018, tương ứng kỳ thu tiền trung bình tăng 2,56 ngày. Bên cạnh đó, do đặc thù kinh doanh của công ty là hầu hết các đối tác công ty nhập hàng đều.
Bảng 2.9: Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Chênh lệch Chỉ tiêu 2019 2018 2017 2019 so 2018 so với 2018 với 2017 VQ hàng tồn kho (vòng) 1,09 0,72 0,91 0,37 -0,19 Số ngày 1 VQ hàng tồn kho 334,19 505,86 401,46 -171,67 104,40 (ngày)
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
Năm 2019, vòng quay hàng tồn kho tăng đáng kể so với năm 2018: tăng 0,37 vòng, số ngày 1 vòng quay giảm 171,67 ngày. Do năm 2019, hàng tồn kho giảm 853 tr.đ (từ 5400 tr.đ xuống 4547 tr.đ), tương đương 18,76% trong khi giá vốn hàng bán tăng 1849 tr.đ (51,60%).
Hiệu suất sử dụng TSCĐ và tổng tài sản