Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm

Một phần của tài liệu 17_ NGUYEN THAI LAM TUNG (Trang 70 - 72)

Chương 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

2.3. Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách

2.3.3. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm

2.3.3.1. Giá cả sản phẩm

Trong một vài năm trở lại đây, thị trường khẩu trang liên tục biến động, giá sản phẩm không ngừng được đẩy lên cao. Đặc biệt là giá khẩu trang sợi hoạt tính. Tất cả những biến động trên thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy Công ty đã lựa chọn áp dụng chính sách giá cạnh tranh với mục tiêu hạ giá thành sản phẩm một cách tối đa. Để đạt được mục tiêu này Công ty đã triệt để tận dụng những lợi thế của mình để giảm các chi phí sản xuất sản phẩm như: Liên kết với các đơn vị cung ứng nguyên, vật liệu, ứng dụng công nghệ hiện đại…Do vậy, giá thành sản phẩm của Công ty luôn thấp hơn các doanh nghiệp khác. Chính sách giá phù hợp vừa nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận vừa đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng và tích luỹ. Giá đối với sản phẩm được áp dụng linh hoạt tuỳ theo nhu cầu từng thị trường và từng thời điểm khác nhau.

2.3.3.2. Chất lượng sản phẩm

“Trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm Công ty đã tiến hành đổi mới thường xuyên, áp dụng và duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Bằng cách thiết lập hệ thống quản lý chất lượng từ Công ty đến các Xí nghiệp, các công trình, tổ đội sản xuất Công ty đã thực sự kiểm soát đầy đủ quy trình thực hiện dự án từ các khâu khảo sát thiết kế, thi công đến các khâu giám sát, nghiệm thu bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định quản lý chất lượng hiện hành:

Trước khi tiến hành mỗi công việc đều được kiểm tra sự chuẩn bị cho công tác công việc với các yêu cầu về: sức khoẻ, trình độ, kinh nghiệm của công nhân; máy móc thiết bị phải phù hợp với điều kiện và công việc; Các biện pháp, hướng, tiến độ và các giải pháp kỹ thuật của từng phần việc; Kế hoạch chuẩn nguyên liệu đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và điều kiện của từng công việc; Những phần việc phải được hoàn thành trước khi tiến hành công việc và công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai bước tiếp theo.

Trong khi tiến hành mỗi công việc các cán bộ quản lý kiểm tra một cách thường xuyên và có hệ thống quá trình triển khai các công việc tại nhà xưởng, việc chấp hành quy trình kỹ thuật, phương pháp thao tác, định lượng để xem có đúng với yêu cầu của kỹ thuật hay không. Từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời với những vi phạm về chất lượng. Tất cả công việc kiểm tra cần phải ghi vào sổ nhật ký làm tài liệu theo dõi thường xuyên và để làm căn cứ xác nhận trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.

Với việc quản lý chất lượng chặt chẽ theo từng khâu Công ty đã thực sự kiểm soát được chất lượng sản phẩm qua từng giai đoạn. Chính vì thế trong những năm qua, đối với Công ty mặc dù quy mô ngày càng được mở rộng song hầu hết sản phẩm đều được đáp ứng tốt về mặt kỹ thuật và chất lượng. Không có các sai phạm lớn gây lãng phí và được thị trường chấp nhận, sản phẩm của Công ty được đánh giá là có sức cạnh tranh về chất lượng đối với các đối thủ trên thị trường.”

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế còn yếu kém về trang thiết bị, năng lực tài chính chưa thực sự ổn định, nguồn vốn chủ sở hữu ít nên chủ động tài chính không cao, số lượng công nhân lành nghề còn hạn chế phần lớn là lực lượng lao động mang tính chất thời vụ là những nguyên nhân trực tiếp tác động đến chất lượng và năng suất lao động. Bên cạnh đó việc quản lý chất lượng của công ty tuy đã xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và triển khai nhưng ở một số khâu đôi khi còn chưa đảm bảo chỉ mang tính hình thức, sự sai sót trong công việc vẫn có lúc xảy ra và chưa được xử lý kịp thời như có nhiều sản phẩm lỗi làm tăng những chi phí không cần thiết, từ đó giảm uy tín của công ty.

Đứng trước những thách thức đó và hơn nữa trong môi trường kinh doanh hiện đại, Công ty cần phải xác định việc đảm bảo và nâng cao công tác chất lượng sản phẩm một cách đồng bộ là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu, không thể thiếu để có thể tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, trước hết ở ngay thị trường trong nước và sau đó là thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu 17_ NGUYEN THAI LAM TUNG (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w