Chương 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.3. Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách
2.3.1. Thực trạng nâng cao năng lực tài chính
2.3.1.1. Quy mô, cơ cấu nguồn vốn
Quy mô vốn
Số vốn điều lệ khi công ty mới thành lập vào năm 2010 là 15 tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng SXKD, năm 2017 công ty đã tăng vốn điều lệ lên 21 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty luôn cố gắng huy động, sử dụng mọi nguồn lực một cách hiệu quả, không ngừng gia tăng VCSH.
Bảng 2.5: Quy mô vốn của Công ty qua các năm
Đơn vị: triệu đồng (tr.đ)
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chỉ tiêu (tr.đ) Giá trị Tố độ Giá trị Tốc độ
(tr.đ) tăng (%) (tr.đ) tăng (%)
Nợ phải trả 730 669 (8,36) 5.769 762,33
Nguồn VCSH 22.420 22.894 2,11 24.731 8,02
Tổng nguồn vốn 23.150 23.563 1,78 30.500 29,44
Tổng nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên. Đặc biệt là năm 2019 tăng tới 29,44% so với năm 2018. Trong đó, VCSH tăng lên khá nhanh chóng: 1837 tr.đ tương đương 8,02% thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng sử dụng nhiều nợ vay hơn hẳn hai năm trước, tăng tới 762,33% (tương ứng với 5.769 tr.đ). Năm 2018, VCSH tăng 474 tr.đ tương đương với 2,11%. Công ty kinh doanh có lãi nên đã làm gia tăng đáng kể nguồn vốn chủ sở hữu. Từ số vốn điều lệ là 21 tỷ (tháng 3/2017), đến năm 2019, VCSH của công ty đã tăng lên 30,5 tỷ đồng.
Cơ cấu nguồn vốn
Nhìn vào các chỉ tiêu thể hiện cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy, tỷ số nợ của công ty hiện rất thấp. Năm 2017 và 2018 chỉ ở mức 0,03; đến năm 2019 đã tăng lên nhưng cũng chỉ ở mức 0,19. So với mức thông thường mà các ngân hàng có thể chấp nhận khi xem xét cho DN vay vốn là 0.5 thì tỷ số nợ của công ty hiện rất nhỏ.
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Trách Nhiệm Hữu hạn Phân phối TOPA
Chỉ tiêu 2019 2018 2017
Tỷ số nợ 0,19 0,03 0,03
Tỷ suất tự tài trợ 0,81 0,97 0,97
Tỷ số nợ trên VCSH 0,23 0,03 0,03
Tỷ suất tự tài trợ TSDH 1,58 1,64 2,04
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
Tỷ số nợ trên VCSH của công ty cũng rất thấp cho thấy công ty sử dụng chủ yếu là VCSH để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Điều này đem lại sự an toàn trong kinh doanh và sự tin tưởng của các đối tác cũng như cổ đông. Tuy nhiên, hệ số nợ thấp cũng đồng nghĩa với việc công ty sử dụng ít đòn bẩy tài chính, hiệu quả kinh doanh trong trường hợp công ty có lãi như ba năm qua cũng vì thế mà giảm đi. Tỷ suất tự tài trợ TSDH của công ty cả ba năm đều lớn hơn 1 thể hiện toàn bộ TSDH của công ty được đầu tư bằng VCSH. Điều này cho thấy một tiềm lực tài chính vững mạnh.
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, VCSH chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2017 VCSH chiếm tới 96,85%. Nợ phải trả chiếm một tỷ trọng rất nhỏ là 3,15%, trong đó lại chủ yếu là nợ ngắn hạn (chiếm tới 3,14%). Công ty không hề sử dụng vay nợ dài hạn. Sang năm 2018, VCSH còn tăng lên 474 tr.đ, chiếm 97,16%, nợ phải trả chỉ chiếm 2,84%, trong đó 2,48% là khoản phải trả người bán (tăng so với năm 2017 là 483 tr.đ). Công ty không dùng bất kỳ khoản vay nào, kể cả ngắn hạn và dài hạn. Đến năm 2019, tỷ trọng nợ phải trả đã tăng lên 18,92%, trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn và khoản nợ khách hàng. Công ty vẫn không sử dụng nợ vay dài hạn.
2.3.1.2. Khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Thông qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn ở trên, phần nào chúng ta đã
thấy được khả năng huy động vốn cho SXKD của công ty. Để xem xét một cách đầy đủ và toàn diện hơn, ta đi phân tích từng nguồn chủ yếu trong tổng nguồn vốn của DN.
Nguồn VCSH
Ngoài nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu là 21 tỷ đồng, thì một nguồn chính mà doanh nghiệp huy động để sử dụng cho hoạt động của mình là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hay chính là số lãi từ SXKD của công ty để lại để tái đầu tư. Việc tài trợ bằng lợi nhuận không chia là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và hấp dẫn của các công ty cổ phần vì DN giảm được chi phí và sự phụ thuộc vào bên ngoài. Nguồn vốn này chiếm 6,13% trong tổng nguồn vốn năm 2017, đến năm 2018 là 8,04% và sang năm 2019 đã tăng lên, chiếm 9,6%. Nguồn vốn này tăng lên nhanh chóng trong 3 năm. Năm 2018 là 1420 tr.đ, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 474 tr.đ chiếm 33,38%, năm 2019 tăng so với 2018 là 1034 tr.đ, chiếm 54,59%. Theo như thuyết minh BCTC thì trong 3 năm qua, nhờ kinh doanh có lãi nên công ty đã huy động được một nguồn đáng kể lợi nhuận để tài trợ cho các hoạt động của mình. Bên cạnh đó, năm 2019 công ty còn có một nguồn khác là các quỹ khác thuộc VCSH, chiếm 2,67% tổng nguồn vốn.
Trong quá trình hoạt động, DN luôn phải đương đầu với rủi ro và không thể lường trước hết được mọi tình huống xấu có thể xảy ra. VCSH có chức năng như tấm lá chắn bảo vệ DN, giúp doanh nghiệp vượt qua những tình huống đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng SXKD, khuếch trương thương hiệu, thể hiện sức mạnh tài chính của mình. Vì vậy, việc gia tăng VCSH là hết sức cần thiết. Về vấn đề này, NNI đã và đang làm khá tốt. Công ty cần nỗ lực hơn nữa để ngày càng nâng cao VCSH cũng như tăng cường sức mạnh tài chính của mình.
Nợ phải trả
Toàn bộ hoạt động của công ty được tài trợ bởi VCSH và nợ ngắn hạn. Tỷ lệ nợ của công ty rất thấp. Để thấy rõ hơn, ta so sánh tỷ số nợ của Công ty với các công ty trong cùng ngành, có các hoạt động SXKD tương tự, với mức vốn điều lệ tương đương trong 3 năm qua.
Nhìn chung, các công ty trên đều có tỷ số nợ lớn hơn 0,5. Điều đó cho thấy, các công ty này đã huy động một lượng lớn vốn vay từ bên ngoài để tài trợ cho các hoạt động của mình. So sánh với các công ty trên thì Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TOPA có hệ số nợ rất thấp. Trong điều kiện kinh doanh có lãi như hiện nay, Công ty nên xem xét việc gia tăng độ lớn của đòn bẩy tài chính để vừa đảm bảo an toàn kinh doanh, lại vừa đem lại lợi nhuận cao hơn.
Bảng 2.7: Tỷ số nợ của một số công ty lĩnh vực Phân phối
TT Doanh nghiệp Năm Năm Năm
2017 2018 2019
1 Công ty Cổ phần dệt may và 0,6 0,70 0,66
Thương mại Minh Trí
2 Công ty Cổ phần thời trang 0,65 0,64 0,62 HAKI
3 Công ty TNHH Dệt nhuộm 0,4 0,55 0,57
Minh Đức
4 Công ty TNHH Gia Hồi 0,65 0,56 0,58
Nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, không có nợ dài hạn. Trong đó, chủ yếu là vay và nợ ngắn hạn và các khoản tín dụng thương mại:
Vay và nợ ngắn hạn
Nguồn vốn ngắn hạn giúp DN đáp ứng các nhu cầu vốn lưu động, đảm bảo cho việc SXKD được bình thường, liên tục. Việc huy động nguồn vốn vay ngắn hạn từ bên ngoài của DN trong 3 năm rất khác nhau, không có xu hướng. Năm 2017, là một khoản vay của cá nhân 500 tr.đ, chiếm 2,16% tổng nguồn vốn và công ty đã trả trong năm 2018. Trong năm 2019, công ty không vay thêm bất kỳ khoản vay nào từ các nhà cho vay kể cả ngắn hạn hay dài hạn. Năm 2019, số nợ vay của công ty tăng nhanh so với 2 năm trước lên 2.200 tr.đ, chiếm 7,21% tổng nguồn vốn. Khoản vay này được dùng để đáp ứng các nhu cầu thanh toán ngắn hạn tăng so với các năm trước khi công ty thực hiện dự án mới nhằm mở rộng sản xuất trong năm. Việc công ty tăng cường sử dụng nợ vay này là một dấu hiệu tốt. Mức vay nợ ngắn hạn này vẫn ở mức thấp, giúp công ty duy trì hoạt động hiệu quả mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của công ty.
Tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là loại tín dụng rất phổ biến trong kinh doanh, là loại tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp cấp cho nhau vay, không có sự tham gia của ngân hàng hoặc cũng có thể hiểu là loại tín dụng được cấp bằng hàng hóa dịch vụ chứ không phải bằng tiền. Thông thường, đó là khi doanh nghiệp được mua chịu hay nhận tiền ứng trước của khách hàng. Trong DN, kế toán ghi nhận khoản này là khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước. Đây là một hình thức huy động nguồn vốn mà các DN khá ưa thích, nó đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng với chi phí thấp hơn các hình thức khác rất nhiều.
Đối với Công ty, nguồn vốn này tăng lên nhanh chóng. Từ chỉ có 101 tr.đ chiếm 0,44% trong năm 2017, năm 2018 là 698 tr.đ chiếm 2,96%, đến 2019 đã tăng lên 2.988 tr.đ chiếm 9,8% tổng nguồn vốn. Trong năm 2019, do công
ty thực hiện dự án mới nên nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào tăng lên nhiều so với các năm trước, vì vậy mà khoản tính dụng thương mại này cũng tăng lên. Điều này cũng cho thấy uy tín của công ty đối với bạn hàng. Công ty là khách hàng quen thuộc, lâu năm, chuyên nhập đầu vào và sử dụng dịch vụ của các công ty như: Công ty bao bì Sài Gòn, Công ty cổ phần thương mại Thiên Vũ, … Việc công ty luôn thanh toán đúng hạn đã tạo được sự tin tưởng của các nhà cung cấp nên khi công ty mở rộng sản xuất, đã được hưởng một khoản ưu đãi khá lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này cũng cần thận trọng, không nên lạm dụng, để làm sao vừa đảm bảo đầu vào cho SXKD, vừa đảm bảo chi trả đúng hạn cho nhà cuung cấp, giao hàng hóa đúng theo hợp đồng cho khách hàng. Như vậy mới giữ được uy tín và tiếp tục nhận được sự ưu đãi về lâu dài.
Các nguồn khác
Trong nợ phải trả của công ty, ngoài hai nguồn chính là vay nợ ngắn hạn và tín dụng thương mại thì còn một số nguồn khác như: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, các khoản phải trả, phải nộp khác như ký quỹ, ký cược ngắn hạn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Đối với Công ty, trong cả 3 năm qua, nguồn này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ: dưới 3% tổng nguồn vốn.
Các nguồn này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và là nguồn không thường xuyên của doanh nghiệp. Việc huy động, sử dụng các nguồn này phải hết sức thận trọng, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của nhà nước đặc biệt là quy định về thuế. Việc trả lương công nhân đầy đủ cũng rất quan trọng để khuyến khích được công nhân hăng say, tận tâm với công việc và công ty đang thực hiên rất tốt vấn đề này.
2.3.1.3. Hiệu quả sử dụng vốn
Cơ cấu và chất lượng của tài sản
Cơ cấu tài sản của công ty khá cân bằng. Trong cả 3 năm, công ty đầu tư vào TSNH và TSDH tương đương nhau.Năm 2017 tỷ trọng TSNH lớn hơn,
chiếm 52,49%. Năm 2018 và 2019 thì tỷ trọng tài sản dài hạn lớn hơn, lần lượt là 59,11% và 51,26%. Tỷ trọng TSNH và TSDH của công ty khá đều nhau qua các năm là do đặc điểm của công ty có hai hoạt động chủ yếu là sản xuất và phân phối.
Về hoạt động sản xuất, công ty chủ yếu sản xuất khẩu trang có sợi kháng khuẩn. Trong những năm qua, Công ty rất chú trọng đến việc đầu tư cho công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty đã đầu tư một lượng không nhỏ vào TSCĐ hữu hình như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản của Công ty
2019 2018 2017
Năm Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ
Chỉ tiêu trọng trọng trọng
(tr.đ) (%) (tr.đ) (%) (tr.đ) (%)
Tài sản ngắn hạn 14.865 48,74 9.633 40,89 12.151 52,49 Tài sản dài hạn 15.635 51,26 13.929 59,11 10.999 47,51
Tổng tài sản 30.500 100 23.562 100 23.150 100
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
Bên cạnh hoạt động sản xuất, Công ty còn có mảng hoạt động quan trọng, đem lại lợi nhuận cao cho công ty đó là phân phối sản phẩm. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh đòi hỏi nhiều vốn lưu động khác nên Công ty cũng phải đầu tư cho TSNH một lượng lớn, tương đương với TSDH. Công ty đang duy trì một cơ cấu tài sản khá cân bằng, thể hiện sự đầu tư cho cả hoạt động sản xuất và kinh doanh. Cơ cấu tài sản của Công ty hiện tại rất phù hợp với đặc thù SXKD của công ty.
Tính thanh khoản
Khả năng thanh toán là một trong những yếu tố thể hiện năng lực tài chính của DN, nó cũng quyết định đến uy tín của một công ty. Đối với Công ty, nhìn chung các hệ số thể hiện khả năng thanh toán của công ty trong 3 năm
qua đều ở mức rất cao cho thấy khả năng thanh toán của công ty là rất tốt. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ở mức rất cao, nhất là năm 2017 (16,73 lần), năm 2018 là 14,50 lần, sang năm 2019, hệ số này thấp hơn hẳn, giảm xuống chỉ còn 2,58. Thông thường mức chấp nhận được của các DN đối với hệ số này là 2, nhưng Công ty lại có hệ số này quá cao so với 2 trong năm 2017 và 2018. Sở dĩ như vậy là do trong 2 năm này, tỷ lệ nợ ngắn hạn của công ty rất thấp, trong khi đó công ty đầu tư rất nhiều cho các TSNH, nhất là tiền và hàng tồn kho. Hệ số cao thể hiện khả năng thanh toán tốt nhưng cao quá thì lại thể hiện sự thiếu cân đối trong đầu tư, dẫn đến lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư. Năm 2019, hệ số khả năng thanh toán giảm mạnh xuống 2,58 do công ty đã tăng cường vay nợ. Đây là một tỷ số an toàn, vừa đảm bảo có thể chi trả đầy đủ, đúng hạn mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng trong 3 năm cũng đều ở mức tốt, an toàn. Trong thời gian qua, công ty đã sử dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy việc tiêu thụ, và một trong những biện pháp đó là sử dụng chính sách tín dụng thương mại. Vì vậy, khoản phải thu của khách hàng của công ty chiếm tỷ trọng không nhỏ trong TSNH của công ty.
Bảng 2.9: Các hệ số khả năng thanh toán của Công ty
Các hệ số khả năng thanh toán Năm Năm Năm
2017 2018 2019
Hệ số khả năng TT nợ NH 2,58 14,50 16,73
Hệ số khả năng TT nhanh 1,62 5,88 10,14
Hệ số khả năng TT ngay 0,53 2,79 6,75
Tỷ số khả năng trả lãi tiền vay 51,46 174,46 84,12
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
Hệ số khả năng thanh toán ngay là hệ số phản ánh chính xác nhất khả năng chi trả của công ty khi có các nhu cầu thanh toán bất thường phát sinh. Hệ số này của công ty cũng rất tốt, đều lớn hơn 0,5 (mức thông thường chấp
nhận được đối với một DN). Trong TSNH của công ty không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, lượng tiền mặt tại quỹ của công ty rất lớn, đều cao hơn 19%, cao nhất là năm 2017 là 4901 tr.đ chiếm tới 40,33%. Tuy nhiên, tiền tại quỹ nhiều cũng gây lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn, bên cạnh đó còn phát sinh các yêu cầu về quản lý, vì tiền mặt là đối tượng dễ bị gian lận, thất thoát nhất nên việc quản lý đòi hỏi phải rất chặt chẽ.
Như ở trên đã phân tích, do tỷ lệ vay nợ của công ty rất thấp nên các hệ số khả năng thanh toán của công ty đều rất cao, tỷ số khả năng trả lãi tiền vay