Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật và các loài thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng cây thuốc trong một số kiểu thảm thực vật ở xã cúc đường, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 28)

Chương 1 : TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật và các loài thực

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều dân tộc anh em sinh sống, với hệ thực vật đa dạng phong phú. Vì thế việc nghiên cứu về giá trị sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

dụng cũng như nhóm cây làm thuốc của các loài thực vật ở nơi đây được nhiều người chú ý.

Năm 1965, hội Đông y tỉnh Bắc Thái được thành lập, có nhiệm vụ tập trung đoàn kết giới lương y của toàn tỉnh, qua đó các ông lang bà mế học hỏi và trao đôi kinh nghiệm cùng chăm lo sức khỏe cho nhân dân.

Năm 1993, Viện điều tra quy hoạch rừng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành điều tra tình hình tái sinh và diễn thế ở rừng Bắc Thái (cũ) đã đưa ra bản danh lục thực vật gồm 688 loài thuộc 433 chi và 134 họ [55].

Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995) tiến hành nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của savan bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái [17].

Năm 1996, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Thái thực hiện chuyên đề tài nguyên thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Phương Hoàng, Thần Sa thuộc huyện Võ Nhai đã thống kê được 262 loài thuộc 79 họ; trong đó phân loại theo 6 nhóm giá trị sử dụng: Thực vật làm thuốc, thực vật cho tinh dầu, cho quả và lá ăn được, lấy sợ, cho nhựa, làm cảnh [53].

Năm 1997, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành điều tra thảm thực vật và khu hệ thực vật rừng ATK Định Hóa đã thu được 316 loài thực vật có mạch thuộc 96 họ [54].

Đến năm 2001, Bùi Thị Dậu và cộng sự khi nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên nhằm phục hồi rừng sau nương rẫy ở Thái Nguyên và Bắc Kạn đã thống kê được 676 loài tái sinh thuộc 154 họ [21].

Năm 2004, Lê Ngọc Công đã tiến hành nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên [14]. Năm 2005, tác giả cũng đã điều tra nguồn gen cây thuốc ở hai xã Khe Mo và Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã thống kê được 214 loài cây thuốc trong 189 chi và 73 họ [15].

Năm 2006, Lê Ngọc Công và cộng sự đã tiến hành điều tra hiện trạng góp phần bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật huyện Phú Lương đã thống

kê được 490 loài thực vật có mạch thuộc 350 chi và 106 họ. Tác giả đã phân loại theo 7 nhóm giá trị sử dụng khác nhau [16].

Công trình nghiên cứu sự đa dạng nhóm cây có ích ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên của nhóm tác giả Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu, Đinh Thị Phượng (2007), đã thu được 296 loài thuộc 90 họ trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch [18].

Năm 2008, Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã thống kê được 1635 loài thuộc 817 chi của 191 họ. Sau đó, phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc bộ đã lập danh mục các loài thực vật ở khu vực Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng gồm 5 ngành, 160 họ, 1096 loài và phân chia giá trị sử dụng của các loài thực vật theo 3nhóm chính là: Cây lấy gỗ, cây làm thuốc, cây làm cảnh [6].

Công trình nghiên cứu “Điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Dao ở xã Quân Chu, huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng đệm vườn Quốc gia Tam Đảo phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững” (2009) của tác giả Đinh Thị Bạch Yến, khoa Sinh học - trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã thống kê được 130 loài thuộc 109 chi, 62 họ của 4 ngành thực vật bậc cao [57].

Công trình nghiên cứu “Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” của Lê Thị Hương, Nguyễn Nghĩa Thìn (2011) Kết quả điều tra đã xác định được 307 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 244 chi, 102 họ thực vật của 5 ngành thực vật. Số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp cần bảo vệ là 15 loài chiếm 4,89% tổng số loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu [34].

Năm (2015) Lê Thị Thanh Hương đã nghiên cứu “ Tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên nhằm bảo tồn và phát triển bền vững” đã xác định được 745 loài cây thuốc thuộc 445 chi, 145 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó dân tộc Tày sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

dụng 323 loài, dân tộc Nùng sử dụng 111 loài, dân tộc Sán Dìu sử dụng 128 loài, dân tộc Sán Cháy sử dụng 312 loài và dân tộc Dao sử dụng 297 loài để chữa bệnh [32].

Ngoài ra có thể kể đến một số đề tài khác như: Đề tài nghiên cứu “Điều tra và đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Bình Thuận huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Quỳnh Nga [37]. Đề tài nghiên cứu “Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đông bào dân tộc Cao Lan xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” của Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thuận [35]. Đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Trương Tố Uyên. Cùng nhiều công trình khoa học khác như: “Điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Dao ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”; công trình “Điều tra và đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Sán Chí xã Túc Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”...

Qua khảo sát tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào tiến hành nghiên cứu tính đa dạng nguồn tài nguyên thực vật nói chung và nguồn tài nguyên cây thuốc nói riêng, mặc dù việc khai thác gỗ, tài nguyên thực vật làm thuốc nơi đây được người dân bản địa rất quan tâm, thu nhập chủ yếu của người dân từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm 53%. Cúc Đường là một xã nằm trong khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng nên nguồn dược liệu tại đây khá phong phú và đa dạng, có nhiều loài cây thuốc quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, tuy nhiên, do thói quen thu hái về sử dụng không có kế hoạch, kèm theo việc một số bộ phận người dân thu hái về sơ chế và đem bán sang các tỉnh lân cận, bán sang Trung Quốc nên nhiều loài cây thuốc có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Vì vậy, việc điều tra nghiên cứu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Cúc Đường có ý nghĩa thiết thực, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc của địa phương.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ các loài thực vật bậc cao có mạch trong 3 kiểu thảm thực vật (Rừng thứ sinh, thảm cây bụi, thảm cỏ) ở khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó phân loại các loài cây có giá trị làm thuốc và đặc điểm của chúng.

- Địa điểm nghiên cứu: xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đa dạng hệ thực vật ở khu vực nghiên cứu.

- Nghiên cứu đa dạng về các bậc taxon cây thuốc ở khu vực nghiên cứu: bậc ngành, bậc họ, bậc chi.

- Đa dạng thành phần cây thuốc trong 3 kiểu thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu.

- Đa dạng về thành phần dạng sống thực vật làm thuốc. - Đa dạng yếu tố địa lý của thực vật làm thuốc.

- Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc của thực vật ở khu vực nghiên cứu (KVNC).

- Đa dạng về giá trị sử dụng cây thuốc chữa trị các nhóm bệnh.

- Một số loài cây thuốc, công dụng và cách sử dụng của người dân địa phương. - Danh sách các loài cây thuốc quý hiếm tại khu vực nghiên cứu.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa

Kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học trước về tài nguyên thực vật, đặc biệt là thực vật làm thuốc và các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu trên nguyên tắc chọn lọc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa (Tuyến điều tra, ô tiêu chuẩn)

2.3.2.1. Phương pháp điều tra theo tuyến

Chúng tôi sử dụng các phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [46], Hoàng Chung (2008) [12].…

Tuyến điều tra: Căn cứ vào địa hình cụ thể của khu vực nghiên cứu lập các tuyến điều tra. Tuyến điều tra đầu vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu, chiều rộng mỗi tuyến là 2m. Khoảng cách giữa các tuyến thường là 50m -100m, số tuyến điều tra tùy vào diện tích, địa hình cụ thể của từng kiểu thảm. Dọc theo các tuyến điều tra bố trí các ô tiêu chuẩn (OTC) và ô dạng bản (ODB) để thu thập số liệu quan sát được. Trên các tuyến điều tra xác định thành phần loài, dạng sống, tên các loài (Latinh hoặc Việt Nam), những loài chưa biết lấy mẫu về định dạng tại phòng thí nghiệm.

2.3.2.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC)

Số OTC, diện tích của OTC phụ thuộc vào kiểu thảm thực vật: Đối với thảm cỏ, lập 5 OTC mỗi ô có diện tích 1m2 (1m x 1m); đối với thảm cây bụi cũng lập 5 OTC mỗi ô có diện tích 16m2 (4m x 4m); đối với rừng thứ sinh, trên các tuyến điều tra đặt các OTC, mỗi quần xã lập 5 OTC với diện tích mỗi ô 100 m2 (10m x 10m). Trong OTC lập 5 ô dạng bản (ODB) có kích thước 9 m2 (3m x 3m). Các ODB được bố trí ở 4 góc và trung tâm. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất 1/3 OTC. Ngoài ra, dọc theo hai bên tuyến điều tra đặt các ODB thể thu thập số liệu bổ sung.

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn

3 m 10 m 3 m 1 0 m

Ranh giới giữa các OTC và ODB được đánh dấu bằng dây nilon màu đỏ (theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997). Trong OTC và ODB thống kê toàn bộ các cây có giá trị làm thuốc và dạng sống của chúng [50], [12], [46].

2.3.3. Phương pháp thu mẫu thực vật

Phương pháp thu mẫu: Tiến hành thu mẫu trong các OTC, ODB. Xác định tên loài (tên khoa học, tên địa phương), dạng sống thực vật, loài nào chưa biết tên thì lấy mẫu về phân tích trong phòng thí nghiệm.

Thời gian thu mẫu chia làm 2 đợt: Đợt 1(tháng 6, 9/2018), đợt 2 (12/2018, 1/2019)

2.3.4. Phương pháp phân tích mẫu thực vật

- Tên các loài cây (tên khoa học và tên Vệt Nam) dựa vào các bộ thực vật chí chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam của Pham Hoàng Hộ (2003) [26], Tên cây rừng Việt Nam, Danh lục các loài thực vật Việt Nam của Nguyễn Tiến Bần và cộng sự (2003,2005) [4].

- Xác định các loài thực vật làm thuốc theo các tài liệu: Danh lục các loài thực vật Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005) [4], Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016) [22]. Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (1996) [8], (2012) [9], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2005) [41], Cây thuốc Việt Nam của Lê Trần Đức (1995) [24].

- Xác định đa dạng về thành phần dạng sống theo Hoàng chung (2008) gồm 4 dạng sống chính: cây gỗ, cây bụi, cây thảo, dây leo [13].

- Sử dụng phương pháp phân loại các yếu tố địa lý thực vật, thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) [45].

- Xác định các loài thực vật và các loài cây thuốc quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng theo Sách Đỏ Việt Nam (2007, phần Thực vật) [5]; Nghị định 06/2019/NĐ- CP của Chính phủ [11], danh lục đỏ các loài cây thuốc Việt Nam của Viện dược liệu (2004) [44].

- Tên họ và tên loài xếp theo vần ABC (theo tên Latinh) và xếp theo hệ thống tiến hóa của Takhtajan (1981)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.3.5. Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng toán thống kê, phần mềm Microsoft Excel để phân tích số liệu và mô hình hóa số liệu bằng các biểu đồ.

2.3.6. Phương pháp điều tra trong nhân dân

Trực tiếp phỏng vấn những người quản lý rừng, lãnh đạo cơ sở và cơ quan chuyên trách, các hộ gia đình, các ông lang bà mế xung quanh khu vực nghiên cứu về nguồn gốc, độ tuổi của các kiểu thảm thực vật, tên địa phương của các loài thực vật, một số bài thuốc của đồng bào các dân tộc, những tác động của con người và động vật tới các kiểu thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu (Có phiếu điều tra đính kèm).

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lí, ranh giới

Cúc Đường là xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Võ Nhai, cách trung tâm huyện là 25km, cách thành phố Thái Nguyên 30km về phía Nam. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã 3.442,30 ha, dân số khoảng 2.846 người được chia thành 5 thôn gồm [52]: Tân Sơn, Trường Sơn, Lam Sơn, Bình Sơn, Mỏ Chì. Vị trí của xã tiếp giáp như sau:.

+ Phía Bắc giáp với xã Thượng Nung.

+ Phía Đông giáp với xã Vũ Chấn, xã Lâu Thượng. + Phía Nam giáp với xã Lâu Thượng, xã La Hiên. + Phía Tây giáp với xã La Hiên.

Xã Cúc Đường có vị trí địa lý không thuận lợi cho việc mở rộng thị trường, phát triển kinh tế, giao lưu thương mại và dịch vụ trong huyện cũng như trong toàn tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Địa hình

Cúc Đường là xã có diện tích tự nhiên tương đối lớn (3.442,30 ha), nhưng phần lớn diện tích là núi đá và đất rừng, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ít, đặc biệt là đất trồng cây lương thực. Đất đai rộng lớn nhưng các loại đất xen kẽ lẫn nhau, nhiều núi đá cao chạy dọc theo hướng Bắc Nam cùng với hệ thống sông suối dầy đặc tạo ra địa hình chia cắt rất phức tạp, gây khó khăn cho việc đầu tư xây dựng, quản lý khai thác và vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thuỷ lợi, lưới điện...) phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân trong xã..

3.1.3. Khí hậu - thủy văn

3.1.3.1. Khí hậu

Xã Cúc Đường nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, Nhiệt độ trong năm bình quân từ 24 đến 250C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 38-390C (tháng 7) và thấp nhất là 10-170C (tháng 12 và tháng 1 năm sau).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm là: 1800- 2000 mm, tập trung vào các tháng mùa mưa chiếm 70-80 % tổng lượng mưa trong năm, với kiểu khí hậu như vậy thời tiết trên địa bàn xã đã lộ rõ 2 mùa rõ rệt trong năm: Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn (chiếm khoảng 70-80 % tổng lượng mưa cả năm). Trong mùa mưa có xuất hiện gió lớn, chính vì vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và hoạt động sản xuất của bà con trong vùng. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết hanh khô, nhiệt độ thấp, có mưa phùn, giá rét. Trong mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau thường xuất hiện sương muối ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và đời sống của nhân dân trong vùng.

3.1.3.2. Thủy văn

Trong toàn xã Cúc Đường có con sông Bốc chảy qua, cùng hệ thống các con suối, cung cấp nước cho một phần nhỏ diện tích đất nông nghiệp, hệ thống kênh mương nội đồng bước đầu được đầu tư xây dựng.

3.1.4. Tài nguyên

3.1.4.1. Tài nguyên đất

Cúc Đường có tổng diện tích đất đai tự nhiên của xã là 3.442,30 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 3.120,41 ha chiếm 90,69 % (đất Lâm nghiệp 2.801,36 ha chiếm 81,38 % gồm rừng sản xuất 1.512,99 ha, rừng đặc dụng 1.251,32 ha, đất rừng phòng hộ 37,04 ha); nhóm đất phi nông nghiệp là 212,14 ha chiếm 6,16 %. Đất chưa sử dụng là 109,75 ha chiếm 3,19 % [52].

Nhìn chung, đất đai xã Cúc Đường chủ yếu là đất nông lâm nghiệp, trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng cây thuốc trong một số kiểu thảm thực vật ở xã cúc đường, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)