STT Cây thuốc Công dụng và cách sử dụng
Tên khoa học Tên Việt Nam
1
Parameria laevigata (Juss)
Moldenke
Đỗ trọng nam
- Mạnh gân bổ cốt, điều trị xương khớp, liền cơ, tiêu viêm, viêm thận. - Cách dùng: 18g /1ngày sao sắc uống hàng ngày. 2 Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss. Ngũ gia bì gai
- Thuốc nhóm kháng sinh, tiêu viêm, giảm đau bổ xương khớp, trị tiêu chảy, giải hàn xâm nhập vào cơ thể.
- Liều dùng 8- 10g/ ngày sao sắc uống.
3 Xanthium inaequilaterum DC. Ké đầu ngựa - Tiêu độc, sát trùng, trừ thấp, mụn nhọt, dị ứng mẩn ngứa... - Dùng thân, lá, tắm rôm xẩy, kê, một số bệnh ngoài da thường gặp.
STT Cây thuốc Công dụng và cách sử dụng
Tên khoa học Tên Việt Nam
Thân, lá quả chế cao ngày dùng 4g/ngày. Dùng quả sắc uống 8g/ ngày. Dùng thân sắc uống 12g/ ngày. Chú ý uống đúng liều không sẽ độc cho gan.
4 Stixis elongata
Plerre
Cây trứng quốc (cây trứng rùa)
- Thân, rễ điều trị đau nhức xương, viêm thần kinh tọa, ho. Lá chữa đau mắt
- Liều dùng: 12g / ngày sắc nước uống. 5 Gymnostemma pentaphyllum. (Thunb.) Makino Giảo cổ lam
- Giảm mỡ máu, giảm cholesterol, hạ huyết áp, giải độc gan, tiểu đường.
- 16- 18g/ ngày uống để giảm mỡ máu.
- Sao nóng để chườm kết hợp chữa tai biến nằm liệt.
6 Phyllanthus
urinaria L.
Chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu)
- Giải độc gan, giảm men gan, hộ trợ điều trị ung thư gan. Chữa đinh râu, mụn nhọt, sốt, rắn cắn... - Liều dùng với bệnh gan 12g/ ngày sắc nước uống. Chú ý 10 ngày dừng.
7 Fibraurea
tinctoria Lour. Hoàng đằng
- Thuộc nhóm kháng sinh: Trị sưng viêm, kiết lỵ, bổ gan giải độc gan, lở ngứa ngoài ra...
- Liều dùng 8g/ ngày sắc uống.
8 Stephania rotunda
Lour. Củ bình vôi
- An thần, tiêu viêm, chữa dạ dày, rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
STT Cây thuốc Công dụng và cách sử dụng
Tên khoa học Tên Việt Nam
9 Ardisia silvestris
Pitard Lá khôi
- Trị dạ dày, tiêu hóa, lành sẹo. - Dùng 18g/ ngày. Nếu dùng phối hợp 8- 12g/ ngày. 10 Heliciopsis lobata (Merr.) Sleum Mạ sưa phân thùy (Bàn tay ma)
- Giải độc gan, tiêu viêm giảm đau. Dùng lá tắm đẻ
- 16g/ ngày, phối hợp điều trị xương khớp.
11 Euodia lepta
(Spreng.) Merr. Ba chạc (xẻ ba)
- Chữa ghẻ, lở, ngứa, mụn nhọt, chốc đầu - Lá dùng tắm. Rễ thân làm thuốc bổ- 16/ ngày 12 Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. & Wilson.
Huyết đằng
- Trị đau bụng ruột, đau bụng kinh, kế kinh, phong thấp đau nhức.
- Liều dùng: 18g/ngày dùng 2-3 tháng.
13 Acorus
gramineusSoland Thạch xương bồ
- Có tác dụng tái tạo tế bào mới. Trị dạ dày, giải cảm trừ thương hàn, nhược xương... - Liều dùng: 12g/ ngày 14 Homalonema occulta (Lour.) Schott.
Thiên niên kiện
- Tính ấm, bổ trung ích khí, mạnh gân cốt, trị thấp khớp, dạ dày, kích thích tiêu hóa.
- Liều dùng 8g- 12g/ ngày. Dùng phối hợp 8g/ ngày sắc uống.
15 Curculigo sp. Sâm cau
- Tính bình tác dụng bổ dương ích khí, cường dương, bổ thận, mạnh gân cốt, giải độc, kết hợp điều trị xương khớp.
STT Cây thuốc Công dụng và cách sử dụng
Tên khoa học Tên Việt Nam
16 Musa sp. Chuối rừng
- Chát, tính hàn. Trị bổ thận, tiêu độc, tiêu viêm dạ dày, sỏi thận viêm bàng quang
- Dùng quả 16g/ngày. Dùng củ 8g phối hợp với vị khác chữa sỏi thận, viêm bàng quang 17 Smilax glabra Roxb. Thổ phục linh - Tính bình tác dụng giải độc gan, thận, tiêu thũng. trị xương khớp - Liều dùng kết hợp 8- 12g/ ngày. 12g- 18g/ ngày lọc máu giải độc gan.
18 Tirospora Sinensis
(Lour) Dây đau xương
- Chữa mạnh gân, bổ khớp, hỗ trợ xương khớp, thoái hóa xương - Liều dùng: 12g/ ngày sắc uống.
19 Dioscorea tokoro
Makino Tỳ giải
- Đau nhức xương khớp, tiêu thũng
- Liều dùng: 8-12g/ngày sắc uống.
20 Cissus tribola
(Lour.)Merr Chìa vôi
- Trừ tê thấp, điều trị dạ dày, đại tràng, đau nhức xương khớp - Liều dùng: sấy khô 16g/ ngày, tươi dùng 30g/ ngày
Qua tìm hiểu và phỏng vấn người dân sử dụng cây thuốc ở xã Cúc Đường, chúng tôi nhận thấy các loài cây thuốc được người dân sử dụng đều là những loài cây thuốc quý. Các loài cây thuốc chữa trị được các nhóm bệnh phổ biến sau: Nhóm cây thuốc chữa bệnh về xương khớp như: Đỗ trọng nam (Parameria laevigata), Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus), Cây trứng quốc (Slixis elongata), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata), Thạch xương bồ ), Thiên niên kiện ( ), Thổ phục linh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
(Smilax glabra), Dây đau xương (Tirospora Sinensis), Tỳ giải (Dioscorea tokoro), Chìa vôi (Cissus tribola).
Nhóm cây chữa bệnh dạ dày: Củ bình vôi (Stephania rotunda), Lá khôi (Ardisia silvestris), Thạch xương bồ (Acorus gramineus), Thiên niên kiện (Homalonema occulta), Chuối rừng (Musa sp.), Chìa vôi (Cissus tribola).
Nhóm cây chữa bệnh về gan: Giảo cổ lam (Gymnostemma pentaphyllum), Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Mạ xưa phân thùy (Bàn tay ma - Heliciopsis lobata), Thổ phục linh (Smilax glabra).
Nhóm cây chữa bệnh ngoài da: Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum),
Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria).
Nhóm cây làm thuốc bổ: Sâm cau (Curculigo), Đỗ trọng nam (Parameria laevigata).
Chữa bệnh do đau bụng kinh nguyệt dùng Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata).
Cách dùng đa phần người dân thu hái về, phơi khô sau đó thái hoặc bào rồi tiến hành sao qua củi lửa và đem sắc uống. Liều dùng thường dao động từ 8g cho đến 18g đã qua sao, tùy từng cây thuốc và bộ phận làm thuốc trên cây. Đối với cây thuốc đã qua chế biến liều dùng thường thấp hơn cây tươi.
Việc khai thác và sử dụng cây thuốc của người dân bản địa chưa có kế hoạch cụ thể, chưa có sự quản lí chặt chẽ của chính quyền địa phương, nên các cây thuốc quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam, trong Danh lục đỏ cây thuốc hoặc theo nghị định 06/2019/ NĐ - CP như: Ngũ gia bì gai, Củ bình vôi, Lá khôi,...và nhiều cây thuốc như Giảo cổ nam, Thạch xương bồ, Sâm cau, Chuối rừng...không nằm trong diện cây quý hiếm, nhưng hiện nay cũng bị người dân khai thác sử dụng và để bán với số lượng lớn lên đến hàng trăm kg tươi/ năm. Vì vậy, trong tương lai những loài này cũng dần trở nên khan hiếm. Do vậy các loài cây kể trên cẩn được ưu tiên trong công tác bảo tồn để nguồn tài nguyên quý giá này không bị mất đi.
4.9. Danh sách các loài cây thuốc quý hiếm tại khu vực nghiên cứu
Bước đầu điều tra, chúng tôi đã thống kê được các loài cây thuốc quý hiếm trong KVNC, kết quả được thể hiện trong bảng 4.18.
Bảng 4.18. Các loài cây thuốc có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại khu vực nghiên cứu
Số
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
Các loài quý hiếm
SĐVN DLĐCT NĐ
06
Araliaceae Họ Ngũ gia bì
1 Acanthopanax trifoliatus
(L.) Voss. Ngũ gia bì gai EN
Burseraceae Họ Trám
2 Canarium tramdendum
Dai. & Yakov. Trám đen VU
Loganiaceae Họ Mã tiền
3 Strychmos igrafit Berg. Mã tiền lông VU
Menispermaceae Họ Tiết dê
4 Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng IIA
5 Stephania rotunda Lour. Củ bình vôi IIA
Myrsinaceae Họ Đơn nem
6 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi VU
Polygonaceae Họ Rau răm
7 Fallopia multiflora
(Thunb.) Haraldson Hà thủ ô đỏ VU EN
Ranunculaceae Họ Mao lương
8 Coptis quinquesecta W.
T. Wang.
Hoàng liên chân
gà CR CR IA
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Số
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
Các loài quý hiếm
SĐVN DLĐCT NĐ
06
9 Morinda officinalis How. Ba kích EN
Scrophulariaceae Họ hoa mõm chó
10 Limnophila rugosa
(Roth)Merr. Hồi nước VU VU
Dioscoreaceae Họ Củ nâu
11 Dioscorea persimilis
Prain. & Burk.
Củ mài (Hoài
sơn) VU
Orchidaceae Họ Lan
12 Anoectochilus setaceus
Blume Lan kim tuyến EN EN IA
Chú thích: CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp NĐ 06: Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ
IA: Thực vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
IIA: Thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe doạ nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
Số liệu ở Bảng 4.18 cho thấy có 12 loài cây thuốc bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng thuộc 11 họ (chiếm 13,41 % tổng số họ cây thuốc ghi nhận được).
Theo Sách đỏ Việt Nam (2007) có 8 loài, trong đó có 1 loài ở mức độ rất nguy cấp (CR) đó là Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta). Có 2 loài ở mức độ nguy cấp (EN) đó là Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus),
Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus). Năm loài ở mức độ sẽ nguy cấp (VU) đó là Trám đen (Canarium tramdendum), Mã tiền lông (Strychmos igrafit), Hồi nước (Limnophila rugosa),Lá khôi (Ardisia silvestris), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflor).
Theo Danh lục đỏ cây thuốc ở khu vực nghiên cứu có 6 loài, trong số có 1 loài ở mức độ rất nguy cấp (CR) đó là Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta). Ba loài ở mức độ nguy cấp (EN) là Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflo), Ba kích (Morinda officinalis), Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus). Có 2 loài ở mức độ sẽ nguy cấp (VU) là Củ mài (Hoài sơn -
Dioscorea persimilis), Hồi nước (Limnophila rugosa).
Theo Nghị định 06/2019/NĐ - CP có 4 loài thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu, trong đó 2 loài thuộc Phụ lục IA đó là Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta), Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus). Hai loài thuộc Phụ lục IIA đó là Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Củ bình vôi (Stephania rotunda).
Đây là những loài cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng, vì vậy chính quyền địa phương và Ban quản lý khu Bảo tồn cần có những giải pháp quản lý, khai thác và phát triển có kế hoạch nhằm bảo vệ các nguồn gen cây thuốc rất quý này tại địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1. Hệ thực vật xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên khá phong phú và đa dạng. Chúng tôi đã thống kê được 270 loài, 207 chi, 87 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ Tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta).
2. Ở khu vực nghiên cứu đã xác định được 234 loài, 186 chi, 82 họ thực vật làm thuốc thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch.
3. Sự phân bố các loài cây thuốc trong từng kiểu thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu giảm dần từ Rừng thứ sinh 202 loài , đến Thảm cây bụi 171 loài và thấp nhất là thảm cỏ 49 loài.
4. Thực vật làm thuốc trong khu vực nghiên cứu có 4 nhóm dạng sống cơ bản.Trong đó nhóm dạng sống Cây thảo có số lượng cao nhất với 95 loài , dạng Cây gỗ có 61 loài , Cây thân bụi và Cây leo đều có 39 loài.
5. Ở khu vực nghiên cứu đã xác định được thực vật làm thuốc khá đa dạng về yếu tố địa lý (18 yếu tố), trong đó yếu tố Đông Dương Ấn Độ có số loài lớn nhất là 45 loài...Thấp nhất là yếu tố cổ nhiệt đới, nhiệt đới Châu Á và Mỹ, Đông Á - Nam Mỹ chỉ có 2 loài chiếm 0,85 %.
6. Thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu có 11 bộ phận được sử dụng làm thuốc, trong đó bộ phận lá được dùng làm thuốc nhiều nhất (81 loài, chiếm 34,62 %), ... sử dụng ngọn non có tỉ lệ thấp nhất với 5 loài chiếm 2,14 %.
7. Đã xác định giá trị chữa bệnh của 234 loài cây thuốc với 12 nhóm bệnh khác nhau. Nhóm cây chữa bệnh về tiêu hóa có số loài nhiều nhất là 69 loài chiếm 29,49 %, ... Thấp nhất là nhóm cây chữa bệnh rối loạn do chuyển hóa chỉ (6 loài, chiếm 2,56 %).
8. Trong khu vực nghiên cứu đã điều tra và thống kê được 20 loài cây thuốc được người dân sử dụng thường xuyên. Các loài cây thuốc được người dân khai thác, sử dụng, mua bán đều là các loài thuốc quý có giá trị kinh tế .
9. Bước đầu chúng tôi đã xác định được 12 loài cây thuốc có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng trong KVNC.
2. Kiến nghị
- Cần tiếp tục điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc nói riêng và nguồn tài nguyên rừng nói chung ở các trạng thái thảm thực vật khác trong KVNC và các xã lân cận để có cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác bền vững nguồn dược liệu trong tương lai.
- Chính quyền địa phương cần tuyên truyền giáo dục cho nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của rừng nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng, để người dân có ý thức chủ động bảo vệ, khai thác hợp lý nhằm phát triển rừng và bảo tồn nguồn gen các loài cây thuốc có giá trị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Phạm Hồng Ban (1999), Bước đầu nghiên cứu đa dạng sinh học trong nông nghiệp nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Hà Nội.
2. Phạm Hồng Ban, Nguyễn Thượng Hải (2013), “Cây thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc Thái hai huyện Quỳ Hợp và Quế Phong, miền núi tỉnh Nghệ An”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5, Hà Nội.
3. Ninh Khắc Bản, Vũ Hương Giang, Trần Mỹ Linh, Lê Quỳnh Liên (2013), “Tri thức sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc Cơ Tu và Vân Kiều tại vùng đệm Vườn Quốc Gia Bạch Mã”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5, Hà Nội.
4. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và cộng sự (2003, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam (phần II- Thực vật), Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
6. Vũ Văn Cần, Báo cáo chuyên đề thực vật rừng (2009), Dự án xác lập khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, Phân viện điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, Hà Nội.
7. Lê Trần Chấn (1999), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
8. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 9. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
10. Lê Đức Chiến (2012), Nghiên cứu đặc điểm đa dạng thành phần loài, dạng sống khu hệ thực vật và công tác bảo tồn khu hệ thực vật Vườn Quốc Gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2019), Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Hà Nội.
12. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
13. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, tr.25 - 6, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
15. Lê Ngọc Công (2005), “Bước đầu điều tra tính đa dạng nguồn gen cây
thuốc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Báo cáo tại Hội thảo quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội.
16. Lê Ngọc Công (2006), Điều tra hiện trạng và góp phần bảo tồn tài nguyên thực vật huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ - Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên.
17. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1994), Nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của sa van bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái, Thông báo khoa học -Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, số 2.
18. Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu, Đinh Thị Phượng (2007), Nghiên cứu sự đa