STT Tên chi Tên họ Tên Việt Nam Số loài Tỉ lệ%
1 Ficus Moraceae Họ Dâu tằm 4 12,90
2 Justicia Acanthaceae Họ Ô rô 3 9,68
3 Amaranthus Amaranthaceae Họ Rau dền 3 9,68
4 Garcinia Clusiaceae Họ Măng cụt 3 9,68
5 Phyllanthus Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 3 9,68
6 Litsea Lauraceae Họ Long não 3 9,68
7 Clausena Rutaceae Họ Cam 3 9,68
8 Clerodendron Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa 3 9,68
9 Dioscorea Dioscoreaceae Họ Củ nâu 3 9,68
10 Curculigo Hypocydaceae Họ Sâm cau 3 9,68
Tổng số 31 100
Từ kết quả thống kê ở bảng 4.6 cho thấy: Có 1 chi Ficus thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) có số loài nhiều nhất 4 loài (chiếm 12,90 %). Còn lại 9 chi mỗi chi có 3 loài (chiếm 9,68 %) đó là: Justicia, Amaranthus,Garcinia, Phyllanthus, Litsea,Clausena, Clerodendron, Dioscorea, Curculigo.
Như vậy trong khu vực nghiên cứu có 10 chi có từ 3 loài trở lên trong tổng số 186 chi thực vật làm thuốc thuộc tại khu vực nghiên cứu (chiếm 5,38 %). Trong 10 chi có 31 loài trên tổng số 234 loài cây thuốc thuộc khu vực nghiên cứu chiếm 13,25 %.
4.3. Đa dạng thành phần loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu vực nghiên cứu
Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi tập trung nghiên cứu thành phần cây thuốc trong 3 kiểu thảm thực vật: Rừng thứ sinh, thảm cây bụi, thảm cỏ. Kết quả được thống kê ở bảng 4.7
Bảng 4.7. Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc trong các kiểu TTV ở khu vực nghiên cứu
STT Kiểu TTV Họ Chi Loài Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Thảm cỏ 20 24,39 46 24,73 49 4,9 2 Thảm cây bụi 68 82,93 140 75,27 171 73,07 3 Rừng thứ sinh 78 95,12 158 84,95 202 86,32 Tổng 82 100 186 100 234 100
Hình 4.2. Biểu đồ số lượng họ, chi, loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Kết quả thống kê ở bảng 4.7 và phụ lục 1, cho thấy sự phân bố cây thuốc không đều trong các kiểu thảm thực vật. Ở Rừng thứ sinh có số lượng họ, chi, loài lớn nhất với 78 họ, 158 chi và 202 loài (chiếm 86,32 %) tổng số loài có giá trị làm thuốc. Tiếp theo là Thảm cây bụi với 68 họ, 140 chi và 171 loài (chiếm 73,07 %). Có tỷ lệ thấp nhất là thảm cỏ với 20 họ, 46 chi và 49 loài chiếm 4,9 % tổng số loài có giá trị làm thuốc tại khu vực nghiên cứu.
Nhận xét: Số lượng loài thực vật làm thuốc ở KVNC giảm dần từ Rừng thứ sinh (202 loài) đến Thảm cây bụi (171 loài), thấp nhất là Thảm cỏ (49 loài).
4.3.1. Đa dạng cây thuốc trong rừng thứ sinh
Tại khu vực nghiên cứu, trong rừng thứ sinh có 78 họ, 158 chi và 202 loài cây thuốc. Tuy nhiên sự phân bố các họ, chi, loài, cây thuốc không đồng đều trong các ngành thực vật. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.8 và hình 4.3