Giá trị sử dụng cây thuốc chữa trị các nhóm bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng cây thuốc trong một số kiểu thảm thực vật ở xã cúc đường, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 69)

TT Nhóm bệnh Số

loài

Tỉ lệ (%)

1 Bệnh về tiêu hóa (tả, lỵ, ngộ độc, ăn uống không tiêu,...) 69 29,49 2 Bệnh ngoài da (nhiễm trùng, lở ngứa, mụn nhọt,…) 65 27,78 3 Bệnh về đường hô hấp (ho, cảm, sốt, phổi,…) 63 26,92 4 Bệnh về thận (sỏi thận, viêm thận, lợi tiểu…) 58 24,79 5 Bệnh xương khớp (gãy xương, bong gân, phong thấp,….) 50 21,37 6 Bệnh về sinh sản của phụ nữ (điều kinh, lợi sữa, …) 36 15,38

7 Thuốc bồi bổ sức khỏe 30 12,82

8 Chữa rắn cắn 20 8,55

9 Bệnh dạ dày 17 7,26

10 Thuốc tẩy giun 12 5,13

11 Bệnh về tim mạch (giảm huyết áp, xơ vữa động mạch,..) 11 4,70

Từ kết quả bảng 4.16. và phụ lục 1 cho thấy các loài cây thuốc ở KVNC có khả năng chữa trị được 12 nhóm bệnh, cụ thể như sau:

Nhóm cây thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa (tả, lỵ, ngộ độc, ăn uống không tiêu,..) có 69 loài chiếm 29,49 % gồm các loài: Thông đất (Lycopodium cernum), Quyển bá quấn (Selaginella involvens), Seo gà (Pteris multipida), Bòng bong lá nhỏ (Lygodium microphyllum), Dền gai (Amaranthus spinosus), Dền tía (Amaranthus tricolor), Dâu da xoan (Allospondiaslakonensis), Muối (Rhus hinensis), Sữa (Alstonia scholaris), Thừng mực trâu (Holarrhena antidysenterica) chữa lỵ amip…

Nhóm cây thuốc chữa bệnh ngoài da (nhiễm trùng, lở ngứa, mụn nhọt,…) có 65 loài chiếm 27,78 % như: Xoan ta (Melia azedarach), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Tiết dê (Cissampelos pareira), Máu chó lá nhỏ (Knema globularia), Dây cao su (Ecdysanthera rosea), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum),...

Nhóm cây thuốc chữa bệnh về đường hô hấp (ho, cảm, sốt, phổi,…) chiếm 26,92 % với 63 loài như: Thông đất (Lycopodium cernum), Quyển bá quấn (Selaginella involvens), Cỏ tháp bút (Equisetum rammossiimum), Dớn đen (Adiantum flabellulatum), Rau dớn (Callipteris esculenta), Bợ nước (Marsilea quadrifolia), Tước sàng (Justicia procumbens), Cỏ xước (Achiranthes aspera), Rau dệu (Alternanthera bettzickiana), Dền cơm (Amaranthus lividus), Dền gai (Amaranthus spinosus), Muối (Rhus chinensis), Sữa (Alstonia scholaris), Rau mùi (Coriandrum sativum), Ngải cứu (Artemisa dzacunculus), Nhọ nồi (Elipta alba), Cây trứng quốc (Slixis elongata), Thạch xương bồ (Acorus gramineus),... Nhóm cây chữa các bệnh về đường tiết niệu (sỏi thận, viêm thận, lợi tiểu...) có 58 loài chiếm 24,79 % loài cây thuốc trong KVNC như: Cỏ tháp bút (Equisetum rammossiimum), Bợ nước (Marsilea quadrifolia), Seo gà (Pteris multipida), Bồng bồng Nhật Bản (Lygodium japonicum), Ô rô gai (Acanthus ilicifolius), Tước sáng (Justicia procumbens), Cỏ xước (Achiranthes aspera),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Dền gai (Amaranthus spinosus), Dền tía (Amaranthus tricolor), Rau má (Centella asiatica), Đỗ trọng nam (Parameria laevigata), Bàng (Terminalia catappa), Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Dây bàn bàn (Entada phaseoloides),...

Nhóm bệnh về xương khớp (gãy xương, bong gân, phong thấp...) có 50 loài chiếm 21,37 % loài cây thuốc trong KVNC như: Thanh táo (Justicia gendarussa), Cỏ xước (Achiranthes aspera), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Hoa giẻ (Desmos cochinchinensis), Dây cao su hồng (Ecdysanthera rosea), Đỗ trọng nam (Parameria laevigata), Lá trầu (Tabernaemontana bovina), Dây tơ mành (Hiptagebengalensis), Vông vang (Abelmoschus moschatus),...

Nhóm cây thuốc chữa bệnh của phụ nữ (điều kinh, lợi sữa,...) với 36 loài chiếm 15,38 % như: Mâm xôi (Rubus alcaefollius), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata), Cam thảo nam (Scoparia dulcis), Rau ngổ (Enydra fluctuans), Mò đỏ (Clerodendron japonicum), Chìa vôi (Cissus tribola), Ngưu tất (Achiranthes bidentata) trị bế kinh, Rau dệu (Alternanthera bettzickiana), Dền gai (Amaranthus spinosus), Sữa (Alstonia scholaris), Đơn châu chấu (Aralia armata), ...

Nhóm cây có giá trị bồi bổ sức khỏe có 30 loài chiếm 12,82 % như: Hà thủ ô (Fallopia multiflora) bổ máu, trị thần kinh suy nhược, ngủ kém; Ba kích (Morinda officinalis) bổ thận; Gai (Boehmeria nivea), Gai rừng (Boehmeria nivea), Củ hoài sơn (Dioscorea persimilis), Sâm cau (Curculigo), Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus),...

Nhóm cây thuốc chữa rắn cắn có 20 loài chiếm 8,55 % đó là các loài như: Nghể răm (Polygonum hydropiper), Xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum), Tầm phọng (Cardiospernum halicacabum), Ráy (Alocasia macrorrhiza), Dong gói bánh (Phrynium placentarium), Tiết dê (Cissampelos pareira), Dây đau xương (Tirospora Sinensis),...

Nhóm cây chữa bệnh dạ dày có 17 loài chiếm 7,26 % loài cây thuốc trong KVNC như: Chay bắc bộ (Artocarpus tonkinensis), Vú bò lông (Ficus hirta), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Lá khôi (Ardisia silvestris), Tì bà diệp (Eribotrya japonica), Dạ cẩm (Oldenlandia eapitellata), Thạch xương bồ (Acorus gramineus), Thiên niên kiện (Homalonema occulta), Thổ phục linh (Smilax glabra), Riềng (Alpinia officinarum) chữa loét dạ dày mãn tính, Nga truật (Curcuma zedoaria Rosc.),...

Cây thuốc có tác dụng tẩy giun 12 loài chiếm 5,13 % cây thuốc trong KVNC như: Xoan ta (Melia azedarach), Đơn răng cưa (Maesa blansae), Đơn nem (Maesa perlarius), Chè béo (Anneslea fragrans), Bách bộ (Stemona tuberosa),...

Cây thuốc chữa bệnh tim mạch (giảm huyết áp, xơ vữa động mạch,...) có 11 loài chiếm 4,70 % như: Lài trâu (Tabernaemontana bovina), Trinh nữ (Mimosa pudica), Dây bàm bàm (Entada phaseoloides), Đỏ ngọn (Cratoxylon prunifolium), Nhân trần (Adenosma caeruleum), Thạch xương bồ (Acorus gramineus),...

Cây thuốc chữa bệnh rối loạn chuyển hóa có 6 loài chiếm 2,56 % cây thuốc trong khu vực nghiên cứu như: Cỏ lá dừa (Curculigo capitulata), Mò đỏ (Clerodendron japonicum), Tầm bóp nhỏ (Physalis minima), Tầm bóp cạnh (Physalis angulata), Giảo cổ lam (Gymnostemma pentaphyllum), ...

Đa số các loài cây thuốc trong KVNC chữa được nhiều bệnh khác nhau, cụ thể có những loài chữa được cả bệnh hô hấp và tiêu hóa như: Thông đất (Lycopodium cernum), Quyển bá quấn (Selaginella involvens), Tước sáng (Justicia procumbens), Dền gai (Amaranthus spinosus), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis), ...Có nhiều loài vừa chữa dạ dày và đường ruột như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Lá lốt (Piper lolot), Tì bà diệp (Eribotrya japonica), Thạch xương bồ (Acorus gramineus), Thiên niên kiện (Homalonema occulta), ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Qua điều tra và thống kê tại KVNC cho thấy trong 12 nhóm cây thuốc chữa các bệnh thì nhóm cây chữa bệnh tiêu hóa (tả, lỵ, ngộ độc, ăn uống không tiêu,..) có số loài lớn nhất 69 loài chiếm 29,49 %, tiếp đến là nhóm cây thuốc chữa bệnh ngoài da (nhiễm trùng, lở ngứa, mụn nhọt,…) 65 loài và bệnh đường hô hấp (ho, cảm, sốt, phổi,…) là 63 loài. Nhóm cây chữa bệnh rối loạn chuyển hóa có số lượng loài ít nhất 6 loài chiếm 2,56 %.

4.8. Một số loài cây thuốc, công dụng và cách sử dụng của người dân địa phương

Cúc Đường là một xã thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng. Trong xã có 5 dân tộc anh em sinh sống là Mông, Tày, Kinh, Nùng trong đó người Tày và người Mông đã canh tác lâu năm nhất tại đây. Mỗi dân tộc đều có những kinh nghiệm dân gian riêng trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Trong quá trình điều tra, phỏng vấn một số người dân tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê được một số cây thuốc quý được người dân thường dùng và khai thác để bán. Kết quả được thể hiện ở bàng 4.17 sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng cây thuốc trong một số kiểu thảm thực vật ở xã cúc đường, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)