Cơ sở thực tiễn về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 32 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN

1.2.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN ở một số địa phương Tại KBNN thành phố Lào Cai Tại KBNN thành phố Lào Cai

Những năm qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) thành phố không ngừng nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước (NSNN) trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Đơn vị coi đây là yếu tố quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính Nhà nước. Đặc biệt, là công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội...

Với mục tiêu chi NSNN trên địa bàn vừa đảm bảo đúng cơ chế, chính sách Nhà nước quy định vừa đảm bảo tiến độ, kế hoạch đề ra, thời gian qua, KBNN thành phố triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát chi. Theo đó, hoàn thiện công tác tổ chức kiểm soát chi luôn được quan tâm, chú trọng. Yếu tố mấu chốt thực hiện nội dung này là đơn vị không ngừng củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động bộ phận Kiểm soát chi NSNN. Những người được lựa chọn công tác tại phòng là những cá nhân có trình độ chuyên môn chuyên sâu, nắm chắc chủ trương của Đảng, quy định, chính sách pháp luật Nhà nước về công tác chi, kiểm soát chi; 100% cán bộ, công chức trong phòng có trình độ đại học, trên đại học. Cùng với đó, KBNN thành phố phân cấp rõ nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư XDCB, CTMTQG cho từng cấp, bộ phận; thực hiện triệt để quy định kiểm soát chi đối với các dự án được đầu tư từ nhiều nguồn vốn thuộc nhiều cấp ngân sách (tỉnh, huyện, xã). Đơn vị phân cấp theo nguyên tắc: dự án do cấp nào quyết định đầu tư thì KBNN cấp đó quản lý, kiểm soát; nguồn vốn của cấp nào tham gia vào dự án thì KBNN cấp đó thực hiện thanh toán. Đồng thời, KBNN thành phố tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo KBNN huyện trong việc theo dõi, nắm bắt thông tin và thực hiện

kiểm soát chi cho dự án. Cơ chế giao dịch “một cửa” được hoàn thiện theo hướng 1 chủ đầu tư, ban quản lý dự án đến giao dịch với một cán bộ quản lý từ đầu cho đến khi có kết quả cuối cùng; khách hàng đến giao dịch chỉ cần giao dịch với một cán bộ duy nhất của kho bạc - cán bộ nghiệp vụ trực tiếp quản lý hồ sơ và giải ngân (Nguyễn Thanh Ngọc, 2019).

Hoàn thiện nội dung kiểm soát chi, đặc biệt là công tác tạm ứng, thu hồi tạm ứng đối với tạm ứng chi bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng luôn được KBNN thành phố quan tâm, chú trọng. Ở nội dung này, KBNN thành phố luôn chủ động phối hợp cùng chủ đầu tư quy định thời gian và trách nhiệm hoàn tạm ứng trong một phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng; yêu cầu nhà thầu thanh toán dứt điểm các khoản đã tạm ứng kỳ trước mới cho tạm ứng kỳ sau. Đối với tạm ứng vốn cho xây lắp, thiết bị, đơn vị yêu cầu trong hợp đồng nhà thầu nộp bảo lãnh tạm ứng, hết thời hạn bảo lãnh mà chưa thu hồi được tạm ứng thì cần phải gia hạn bảo lãnh tạm ứng... Khi có kế hoạch phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị triển khai ngay thông báo kế hoạch cho các KBNN cơ sở, đồng thời nhanh chóng lập kế hoạch nhu cầu thanh toán cho các dự án; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, chủ dự án có biện pháp đôn đốc thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB kéo dài. Qua đó, kịp thời phát hiện và thu hồi cho ngân sách kinh phí đầu tư không hiệu quả. Nâng cao chất lượng kiểm soát chi, KBNN thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, kiểm soát, đảm bảo các điều kiện, quy định trong thực hiện chi NSNN qua KBNN. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, nâng cao chất lượng kiểm soát chi. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trẻ hóa cán bộ công chức có năng lực, trình độ chất lượng cao; tiêu chuẩn hoá cán bộ làm công tác kiểm soát chi, ngoài chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đơn vị không ngừng nâng cao khả năng giao tiếp, cách ứng xử của cán bộ, công chức đối với khách hàng. Bình quân mỗi năm đơn vị tổ chức từ 3 - 5 lớp tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ về kiểm soát chi và công tác thanh toán nội bộ tập trung cho từ 10 - 18 cán bộ, công chức. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi và đẩy mạnh cải cách hành chính trong

hoạt động kiểm soát chi NSNN, tháng 10 năm 2018 KBNN thành phố công khai bộ thủ tục hành chính tới các đối tượng giao dịch; triển khai hiệu quả công tác thanh toán song phương điện tử và phối hợp thu NSNN với các ngân hàng thương mại trên địa bàn... (Nguyễn Thanh Ngọc, 2019)

Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN qua KBNN, thời gian qua, hoạt động kiểm soát vốn đầu tư XDCB, CTMTQG đã thu được một số kết quả tích cực, hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư XDCB, CTMTQG trên địa bàn tỉnh tăng lên rõ rệt; hiện tượng lãng phí, thất thoát vốn được kiểm soát tốt hơn đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tại KBNN huyện Sa Pa

Nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) huyện Sa Pa dành cho đầu tư xây dựng cơ bản luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi NSNN của Tỉnh. Bình quân giai đoạn 2015-2017, nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm 15,88%/tổng chi NSNN hàng năm (Phân theo nguồn vốn); chiếm 74,66%/tổng vốn khu vực nhà nước, (Niên Giám Thống kê tỉnh Lào Cai).

Tuy nhiên, việc quản lý vốn các công trình xây dựng cơ bản của các chủ đầu tư và hoạt động kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) thủ tục còn rườm rà, chưa đảm bảo chặt chẽ dẫn đến nhiều rủi ro thất thoát, lãng phí NSNN. Do đó việc hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giảm thời gian, chi phí hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, hạn chế thất thoát ngân sách nhà nước. Thời gian qua KBNN huyện Sa Pa đã triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Nguồn nhân lực kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Đội ngũ công chức kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản hệ thống KBNN huyện Sa Pa được tổ chức luồng công việc theo quy định tại Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015; Quyết định số 1357/QĐ-BTC ngày 19/7/2017 của Bộ Tài chính và Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/9/2017 của KBNN Trung ương. Số lượng cán bộ công chức tính đến hết tháng 06/2018 là 12 người. Trong đó, tại Văn phòng KBNN huyện là 8 người có trình độ từ đại học trở lên. Tất cả cán bộ

chủ chốt hệ thống KBNN huyện đều đã học và có chứng chỉ chuyên viên và đã học xong cao cấp, trung cấp lý luận chính trị hành chính.

Đối với công chức trực tiếp kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản hệ thống KBNN huyện Sa Pa hiện nay là 6/12 người (bằng 50%/Tổng số cán bộ công chức). Có 100% công chức kiểm soát chi đã được học qua các lớp tiền công chức, bồi dưỡng nghiệp vụ KBNN.

Thứ hai: Cơ chế, chính sách kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản mà công chức kiểm soát chi của Kho bạc bắt buộc phải nắm vững khi thực hiện nhiệu vụ đối với từng loại nguồn vốn, cấp ngân sách; từng loại, nhóm công trình, dự án cụ thể… Theo đó, công chức kiểm soát chi phải nắm những nội dung cơ bản theo các văn bản quy định sau: Luật Đầu tư công năm 2014; Luật Xây dựng năm 2014; Luật NSNN năm 2015; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng Xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ- CP…; Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016; Thông tư số 108/2016/TT- BTC ngày 30/6/2016; Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018; Quyết định số 430/QĐ-BTC ngày 08/3/2017 của Bộ Tài chính; Văn bản số 9550/BTC-KBNN ngày 18/7/2017 về việc triển khai đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN”…

Thứ ba: Quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Ngoài ra, còn một số nghiệp vụ nhỏ lẻ khác liên quan đến hoạt động kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản như: Nhập kế hoạch vốn vào chương trình TABMIS; kiểm soát chi chi phí Ban quản lý dự án; kiểm soát chi chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; kiểm soát chi các đề tài, đề án khoa học; đối chiếu kế hoạch vốn hàng năm; chuyển số dư kế hoạch vốn sang năm sau; đối chiếu số liệu thanh toán để phục vụ công tác quyết toán dự án hoàn thành; lập các loại báo cáo định kỳ tháng, quý, năm và báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm theo quy định Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, KBNN Trung ương…(Bùi Hạnh Thảo, 2019).

1.2.2. Bài học kinh nghiệm kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai tỉnh Lào Cai

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm kiểm soát chi của 2 đơn vị trên cùng địa bàn tỉnh, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai như sau:

- Bám sát chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động nghiên cứu các văn bản chính sách chế độ mới trong lĩnh vực kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đến cán bộ Kho bạc cũng như các đơn vị chủ đầu tư.

- Sử dụng và đào tạo cán bộ hợp lý, bố trí đúng người đúng việc, phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ. Khuyến khích cán bộ nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, tham quan học hỏi các mô hình quản lý ở các địa phương.

- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư để tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư.

- Định kỳ phối hợp với các ngành và các đơn vị chủ đầu tư tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi những vấn đề phát sinh, những vướng mắc cần tháo gỡ từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý, đúng chế độ. Phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc, những nảy sinh trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, tổ chức tốt công tác thông tin báo cáo.

- Hoàn thiện nội dung, quy trình kiểm soát chi như thường xuyên tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắm các sai sót xảy ra trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Thực hiện công khai quy trình quản lý, thanh toán vốn đầu tư.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn NSNN qua KBNN đảm bảo đơn giản, nhanh chóng, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả và hạn chế tối đa các rủi ro, sai sót trong hoạt động kiểm soát chi có thể xảy ra. Việc hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Văn bàn có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giảm thời gian, chi phí hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Việc hạn chế tối đa thất thoát NSNN và rủi ro là một yêu cầu cần sớm được hoàn thiện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 32 - 37)