Thang đo của bảng hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 39 - 44)

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất không tốt

2 1,81 đến 2,6 Không tốt

3 2,61 đến 3,4 Bình thường

4 3,41 đến 4,2 Tốt

5 4,21 đến 5,0 Rất tốt

(Nguồn: Tác giả xây dựng) 2.2.1.2. Số liệu thứ cấp

- Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước. Những thông tin về tình hình cơ bản, tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, công tác điều hành ngân sách nói chung và quản lý điều hành vốn đâu tư XDCB tại địa phương giai đoạn 2017-2019.

- Các tài liệu, số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài còn được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, các báo cáo của các địa phương, của ngành tài chính, website của các Bộ, Ngành khác liên quan.

- Số liệu nghiên cứu được lựa chọn là số liệu chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Nội dung: Thực hiện thông qua việc sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, số tối đa, số tối thiểu. Phương pháp này tập trung vào khai thác, đánh giá, phân tích số liệu về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Ý nghĩa: Qua việc phân tích thông tin, số liệu bằng việc sự dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân… Tác giả đánh giá được sự biến động, tốc độ tăng, giảm của từng chỉ tiêu cần phân tích. Từ đó đánh giá được thực trạng, đưa ra các giải pháp cần thiết cho từng chỉ tiêu nghiên cứu.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần, phần trăm - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước giữa các năm, giữa các tháng trong một năm.

Ý nghĩa: Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả có thể so sánh các chỉ tiêu giữa các kỳ với nhau. Từ đó đánh giá sự biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu.

2.3. Các chỉ tiêu về kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN

2.3.1. Chỉ tiêu kiểm soát hồ sơ ban đầu

Chỉ tiêu nghiên cứu hồ sơ ban đầu được xác định bằng thời điểm chủ đầu tư gửi hồ sơ ban đầu đến Kho bạc nhà nước có theo đúng quy định hay không, hồ sơ được gửi một lần hay gửi nhiều lần trong một năm. Số lượng hồ sơ, số tài khoản mở tải KBNN.

2.3.2. Chỉ tiêu kiểm soát chi từng lần tạm ứng, thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành hoàn thành

- Chỉ tiêu về số dư tạm ứng được đánh giá bằng số dư tạm ứng khi kết thúc niên độ ngân sách hàng năm chưa thu hồi, thể hiện bằng số tuyệt đối hoặc bằng tỉ lệ %.

- Chỉ tiêu về từ chối thanh toán: Qua kiểm soát chi vốn đầu tư, số tiền từ chối thanh toán thể hiện bằng số tuyệt đối, được xác định theo công thức:

Số tiền KBNN từ chối thanh toán qua kiểm soát chi đầu tư

XDCB

=

Giá trị khối lượng hoàn thành chủ đầu

tư và nhà thầu đề nghị thanh toán

-

Giá trị khối lượng hoàn thành KBNN

chấp nhận thanh toán

Chỉ tiêu này đánh giá kết quả kiểm soát chi vốn XDCB qua Kho bạc nhà nước. Số tiền từ chối thanh toán càng lớn càng chứng tỏ rằng công tác kiểm soát của KBNN là chặt chẽ.

- Chỉ tiêu tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc nhà nước. Tiến độ giải ngân được tính bằng tỷ số vốn đã giải ngân trong năm trên tổng số kế hoạch vốn được giao hàng năm. Thường được tính bằng tỉ lệ % và xác định theo công thức sau:

Tỉ lệ giải ngân = Tổng số vốn đã giải ngân x 100% Tổng số kế hoạch vốn được giao trong năm Chỉ tiêu này nhằm đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, tốc độ thực hiện đầu tư phản ánh số lượng, năng lực phục vụ được huy động hoặc mức vốn đầu tư được thực hiện trong một đơn vị thời gian. Chỉ tiêu này càng lớn tốc độ thực hiện đầu tư càng nhanh.

2.3.3. Chỉ tiêu kiểm soát chi quyết toán dự án, công trình hoàn thành được phê duyệt

- NSNN đối với các khoản chi như chi đầu tư XDCB, chương trình, dự án chuẩn bị thực hiện, đang thực hiện và đã hoàn thành và đã được phê duyệt quyết toán.

Ý nghĩa: Cho biết kiểm soát các khoản chi XDCB, chương trình, dự án chuẩn bị thực hiện, đang thực hiện và đã hoàn thành và đã được phê duyệt quyết toán.

- Số kinh phí từ chối thanh toán NSNN

Ý nghĩa: Cho biết kết quả hoàn lại NSNN đối với các khoản chi không đúng theo quy định.

2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chi

- Số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn

- Chỉ tiêu đánh giá thời gian giải quyết hồ sơ: Thời gian giải quyết hồ sơ thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành phản ánh việc cơ quan kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB lĩnh vực nông nghiệp có gây khó khăn, nhũng nhiễu, phiền hà hay tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư trong thanh toán hay không. Thời gian giải quyết hồ sơ tính theo ngày và xác định như sau:

+ Số ngày giải quyết hồ sơ thực tế: Số ngày giải quyết

hồ sơ thực tế = Ngày/tháng nhận hồ sơ - Ngày/tháng trả hồ sơ Trong đó:

Ngày/tháng nhận hồ sơ xác định trên Phiếu giao nhận hồ sơ giữa KBNN với CĐT Ngày/tháng trả hồ sơ xác định trên Giấy rút vốn đầu tư, KBNN trả cho CĐT

+ Thời gian đánh giá (ngày) Thời gian đánh giá

(ngày) =

Số ngày giải quyết hồ sơ theo quy định -

Số ngày giải quyết hồ sơ thực tế - Thời gian đánh giá > 1: Giải quyết hồ sơ nhanh hơn so với quy định; - Thời gian đánh giá = 0: Giải quyết hồ sơ phù hợp với quy định; - Thời gian đánh giá < 0: Giải quyết hồ sơ chậm hơn với quy định.

Tổng số món và tổng số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi;

Tỷ lệ số món và số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi; Tỷ lệ dự án được thanh toán bị kiểm toán kết luận vi phạm/tổng số dự án được kiểm toán.

Chương 3

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KBNN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI

3.1. Tổng quan về kinh tế, xã hội huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Văn Bàn là một huyện miền núi nằm về phía đông nam tỉnh Lào Cai, vùng Đông Bắc Việt Nam. Huyện Văn Bàn phía Đông giáp với huyện Bảo Yên, phía Tây giáp với tỉnh Lai Châu, phía Nam và Đông Nam giáp với tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp với huyện Bảo Thắng và Sa Pa.

Huyện Văn Bàn gồm có 22 xã: Chiềng Ken, Dần Thàng, Dương Quỳ, Hòa Mạc, Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Làng Giàng, Liêm Phú, Minh Lương, Nậm Chầy, Nậm Mả, Nậm Dạng, Nậm Tha, Nậm Xây, Nậm Xé, Sơn Thủy, Tân An, Tân Thượng, Thẩm Dương, Văn Sơn, Võ Lao và thị trấn Khánh Yên. Thị trấn Khánh Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

a. Địa hình

Huyện Văn Bàn nằm trong nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Tới 90% diện tích là đồi núi cao (độ cao từ 700 - 1500m, độ dốc trung bình từ 25 - 350m, có nơi trên 500m). Còn lại 10% là địa hình thung lũng bồn địa ở độ cao từ 400m - 700m. Địa hình của Văn Bàn nghiêng dần theo hướng Tây - Tây Bắc xuống hướng Đông - Đông Nam.

b. Khí hậu

Mang tính chất nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa hạ và mùa đông thường kéo dài, mùa xuân và mùa thu thường ngắn. Do địa hình nhiều đồi núi cao, rừng nhiều nơi bị nghèo kiệt, khí hậu thường xuyên hay đổi theo mùa, theo năm, hệ thống suối dày đặc khi mưa lớn xảy ra thường gây lũ quét.

Điều kiện khí hậu khá điều hòa là yếu tố thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng các cây trồng vật nuôi như các cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như nhãn, bưởi, hồng, chuối,...; các cây lương thực như ngô, lúa,... và chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm và thủy sản.

Tuy không có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương muối, mưa đá nhưng khí hậu Văn Bàn có thể chịu ảnh hưởng của các gió địa phương như gió Lào khô và nóng hoặc mưa lớn kèm với dòng chảy mạnh của các con suối lớn vào mùa lũ, làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

c. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất có rừng là 82.428,75 ha, gồm rừng kinh tế là 33.766,76 ha, rừng phòng hộ là 26.579,46 ha, rừng đặc dụng là 22.082,53. Trong đó, rừng tự nhiên cấp trữ lượng III và IV với tổng diện tích 72.049,39 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,3%.

Ngoài diện tích rừng tự nhiên huyện còn có diện tích lớn đất lâm nghiệp để trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày tập trung. Do nhu cầu phòng hộ, diện tích rừng kinh tế chiếm tỷ lệ nhỏ. Trữ lượng gỗ, tre nứa trên địa bàn mới chỉ phục vụ một phần nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương.

* Tài nguyên đất:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 39 - 44)