Hiện trạng lao động huyện Văn Bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 48)

Chỉ tiêu 2018 2019 SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%)

Tổng số người trong độ tuổi lao động 51.272 100,00 52.373 100,00

- Đang làm việc 44.080 85,97 44.821 85,58

- Đang đi học 4.300 8,38 4.500 8,59

- Làm nội trợ 1.500 2,92 1.600 3,05

- Trong độ tuổi LĐ không làm việc 700 1,36 750 1,43 - Trong độ tuổi LĐ mất khả năng lao động 280 0,54 418 0,54 - Trong độ tuổi LĐ chưa có việc làm 412 0,80 418 0,79

(Nguồn: Niên giám Thông kê huyện Văn Bàn)

Tổng số lao động năm 2098: 52.373 người, trong đó: Lao động đang làm việc: 44.821 người, chiếm 85,58%. Tuy nhiên nguồn lao động của huyện phần lớn chưa được đào tạo, chủ yếu là lao động thủ công theo kinh nghiệm, chất lượng kỹ thuật của nguồn lao động còn hạn chế.

3.2. Một vài nét khái quát về KBNN huyện Văn Bàn

3.2.1. Hình thành và phát triển

Tên đơn vị: Kho bạc Nhà nước huyện Văn Bàn

Địa chỉ: SN 279, TT.Khánh Yên, Huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai Thành lập ngày 30-05-2009 Thành lập ngày 30-05-2009

Mã số thuế: 5300316370

Kho bạc Nhà nước huyện Văn Bàn thuộc tỉnh Lào Cai là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh Lào Cai có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

3.2.2. Nhiệm vụ

Căn cứ Quyết định số 4236/QĐ-KBNN ngày 08 tháng 9 năm 2017 của Tổng giám đốc KBNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như sau:

1. Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:

a) Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;

b) Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

c) Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

3. Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

4. Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:

a) Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định của pháp luật;

b) Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

6. Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo chế độ quy định:

a) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp huyện;

b) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp huyện tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo chế độ quy định;

c) Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định. 7. Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định. 8. Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.

9. Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

10. Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.

11. Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

12. Quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định. 13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh giao.

3.2.3. Quyền hạn

Kho bạc Nhà nước cấp huyện có quyền:

1. Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3.2.4. Cơ cấu tổ chức

Theo Quyết định số 4377/QĐ-KBNN, ngày 15/9/2017 của Tổng Giám đốc KBNN "Về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước". Mô hình tổ chức bộ máy của KBNN cấp huyện có nhiều thay đổi, xáo trộn so với trước. Từ ngày 01/10/2017

thực hiện xóa bỏ tổ Kế toán và tổ Tổng hợp - Hành chính, tổ chức bộ máy gồm bộ phận kế toán và KSC, công chức làm nhiệm vụ KSC chuyển sang chế độ làm việc chuyên viên.

Nhằm nâng cao và hoàn thiện hơn nữa đề án thống nhất đầu mối KSC, ngày 15/06/2018 Tổng Giám đốc KBNN đã ban hành Quyết định số 2899/QĐ-KBNN về quy trình thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng. Theo đó, KBNN cấp huyện không còn hai Bộ phận Kế toán và KSC, công chức làm chuyên môn nghiệp vụ được phân công giao dịch trực tiếp với khách hàng (gọi chung là Giao dịch viên - GDV) vừa thực hiện nhiệm vụ KSC vừa thực hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán. Mỗi GDV được phân công theo dõi, quản lý một số đơn vị giao dịch. Như vậy, mỗi đơn vị đến giao dịch với KBNN thực hiện theo cơ chế một cửa và chỉ giao dịch duy nhất với một đầu mối là GDV được phân công quản lý đơn vị.

Thực hiện mô hình tổ chức KSC theo Quyết định số 2899/QĐ-KBNN qui trình được rút gọn từ 5 bước xuống còn 3 bước qua đó rút ngắn thời gian giao dịch luân chuyển chứng từ, từ đó rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ chứng từ cho khách hàng, đồng thời hạn chế được những rủi ro trong quá trình luân chuyển, bàn giao hồ sơ chứng từ trong nội bộ KBNN như trước đây; hạn chế được các sai sót, nhầm lẫn trong quá trình giao diện, phê duyệt các bút toán trên Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS); khắc phục được tình trạng hệ thống TABMIS quá tải trong thời gian cao điểm làm chậm quá trình giải quyết hồ sơ chứng từ.

Kho bạc Nhà nước huyện Văn Bàn thuộc tỉnh Lào Cai không có tổ chức phòng và các cán bộ của đơn vị được phân công nhiệm vụ liên quan đến quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN bao gồm:

- 01 Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện - 01 Kế toán trưởng

3.3. Thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

3.3.1. Tình hình kiểm soát chi NSNN của KBNN huyện Văn Bàn

KBNN huyện Văn Bàn giai đoạn 2017 - 2019 đã thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách nhà nước. Trong đó, thực hiện nhiệm vụ thu NSNN và điều tiết cho các cấp ngân sách đảm bảo kịp thời, đúng quy định; kiểm soát, thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi phục vụ an sinh xã hội, phòng chống dịch bệnh…

KBNN huyện Văn bàn áp dụng kiểm soát chi theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (thay thế Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính); Thông tư số 108/2016/TT- BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Quyết định số 5657/QĐ- KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước và các văn bản hướng dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư hiện hành.

Hiện nay chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây đang hướng dần dần từng bước thực hiện cải cách quản lý hành chính Nhà nước, tăng chi cho giáo dục đào tạo, chi cho phát triển khoa học công nghệ, cải cách chính sách tiền lương... vì vậy làm cho chi NSNN có sự gia tăng đáng kể. Quy mô chi NSNN tăng, cùng với việc tạo điều kiện cấp phát thanh toán kịp thời các khoản chi từ NSNN, vai trò kiểm soát chặt chẽ các khoản chi của KBNN nói chung và KBNN huyện Văn Bàn nói riêng càng được thể hiện ngày một rõ nét.

Bảng 3.4: Tình hình thực hiện công tác KSC NSNN qua KBNN huyện Văn Bàn giai đoạn 2017 - 2019

Năm Tổng số KSC NSNN (Triệu đồng) Số món thanh toán chưa đủ thủ tục (Món) Số tiền từ chối thanh toán (Triệu đồng) 2017 943.054 106 1.250 2018 985.280 125 1.415 2019 1.070.892 98 925

(Nguồn: Báo cáo KSC KBNN huyện Văn Bàn năm 2017, 2018, 2019)

Công tác KSC NSNN qua KBNN huyện Văn Bàn giai đoạn 2017-2019 được thể hiện qua Bảng 3.4. Kết quả kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN huyện Văn Bàn những năm gần đây cho thấy vai trò hết sức quan trọng của KBNN huyện đối với công tác kiểm soát các khoản chi từ NSNN. Mỗi năm, KBNN huyện Văn Bàn đã từ chối thanh toán hàng trăm khoản chi của các đơn vị do chưa đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định. Năm 2017, từ chối 106 món tương ứng 1.250 triệu đồng (trong đó thiếu hồ sơ 41 món số tiền 487,5 triệu đồng; vượt dự toán 18 món số tiền 212,5 triệu đồng; sai các yếu tố trên chứng từ 29 món số tiền 337,54 triệu đồng, vượt tiêu chuẩn định mức 18 món số tiền 212,5 triệu đồng); năm 2018, từ chối 125 món tương ứng 1.400 triệu đồng (trong đó thiếu hồ sơ 49 món số tiền 551,85 triệu đồng; vượt dự toán 21 món số tiền 240,55 triệu đồng; sai các yếu tố trên chứng từ 34 món số tiền 382,05 triệu đồng, vượt tiêu chuẩn định mức 21 món số tiền 240,55 triệu đồng); năm 2019, từ chối 98 món tương ứng 925 triệu đồng (trong đó thiếu hồ sơ 38 món số tiền 360,75 triệu đồng; vượt dự toán 17 món số tiền 175,25 triệu đồng; sai các yếu tố trên chứng từ 26 món số tiền 249,75 triệu đồng, vượt tiêu chuẩn định mức 17 món số tiền 175,25 triệu đồng). Vừa kiểm soát chặt chẽ, vừa đảm bảo thông thoáng, thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản chi ngân sách là một trong những nguyên tắc được KBNN huyện thực hiện từ nhiều năm qua. Thông qua công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN, KBNN huyện Văn Bàn đã góp phần làm cho đồng vốn từ NSNN được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao; ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí tiền và

tài sản của Nhà nước, góp phần lành mạnh hóa hoạt động tài chính, tiền tệ, thanh toán trên địa bàn.

Có thể nói, thời gian qua, trong công tác kiểm soát chi NSNN, KBNN huyện đã thực hiện triển khai quy trình kiểm soát cam kết chi qua KBNN, đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện đúng thẩm quyền và trong phạm vi nguồn lực được phân bổ, góp phần nâng cao kỷ cương kỷ luật tài chính và ngăn chặn nợ đọng. Cơ chế, quy trình kiểm soát chi NSNN được hoàn thiện theo hướng ngày càng đơn giản, rõ ràng, minh bạch; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị; từng bước chuyển từ kiểm soát trước, thanh toán sau sang thanh toán trước, kiểm soát sau.

Kết quả, đã rút ngắn thời gian kiểm soát chi đầu tư từ 7 ngày xuống còn 1 - 3 ngày làm việc; bước đầu thực hiện kiểm soát chi theo rủi ro căn cứ vào giá trị của khoản chi; kiểm soát chi theo cơ chế khoán chi; thực hiện quy trình kiểm soát chi một cửa... Bên cạnh đó, KBNN cũng đã xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN, góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính. Giai đoạn 2016 - 2018, KBNN huyện đã phát hiện hàng trăm khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định; số tiền KBNN huyện từ chối thanh toán là trên 3.590 triệu đồng, tương ứng với gần 329 món.

Đối với các khoản chi thường xuyên NSNN, KBNN huyện Văn Bàn tăng cường kiểm soát chặt chẽ, nhất là các khoản chi như: chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài, mua sắm trang thiết bị, xe ô tô,... đảm bảo tiết kiệm và theo đúng quy định của Chính phủ; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. KBNN huyện thực hiện kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN đảm bảo trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo đúng nội dung, đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật hiện hành; thực hiện kiểm soát, thanh toán chi tiền mặt, thanh toán chi lương, thanh toán các khoản mua sắm theo phương thức tập trung, mua sắm máy móc trang thiết bị, mua sắm xe ô tô theo đúng quy định.

Đối với chi đầu tư, thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN được kịp thời, theo đúng quy định. Đối với các dự án ODA, chỉ thực hiện kiểm soát xác nhận thanh toán khi chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền giao dự toán

vốn ngoài nước và được nhập trên hệ thống TABMIS. KBNN đã đôn đốc chủ dự án thực hiện hạch toán ghi thu ghi chi ngay sau khi chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng hoặc nhận được thông báo của Bộ Tài chính, nhà tài trợ. Đối với các chương trình, dự án mở tài khoản nguồn tại KBNN, hướng dẫn chủ dự án làm thủ tục hạch toán ghi thu ghi chi đồng thời với chứng từ đề nghị thanh toán cho đơn vị thụ hưởng.

Về quản lý cán bộ thực hiện nhiệm vụ, KBNN huyện nghiêm cấm các hành vi sách nhiễu, gây chậm trễ, khó khăn cho các chủ đầu tư trong quá trình thực hiện giải ngân vốn đầu tư; nghiêm túc kiểm điểm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)