Thực trạng sử dụng đất huyện giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 44 - 47)

Năm/ DT, ha 2017 2018 2019

DT (ha) (%) DT (ha) (%) DT (ha) (%)

Tổng diện tích tự nhiên 142.345,52 100,0 142.345,50 100,00 142.344,89 100,0 1. Đất nông nghiệp 109.854,84 77,17 105.368,60 74,02 105.276,85 73,96 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 15.487,53 10,88 15.455,96 10,86 15.751,83 11,07 - Đất cây hàng năm 11.109,77 7,80 11.107,83 7,80 11.262,43 7,91 - Đất cây lâu năm 3.796,97 2,67 3.767,42 2,65 3.908,69 2,75 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 580,79 0,41 580,71 0,41 580,71 0,41 1.2 Đất lâm nghiệp 94.366,72 66,29 89.912,04 63,16 89.525,02 62,89 2. Đất phi nông nghiệp 5.127,77 3,60 5.130,34 3,60 5.204,02 3,66 2.1. Đất chuyên dùng 2.714,41 1,91 2.717,07 1,91 2.795,78 1,96 2.2. Đất ở 636,3 0,45 636,21 0,45 636,24 0,45 3. Đất chưa sử dụng 27.362,91 19,22 31.846,54 22,37 31.864,02 22,38

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện đến năm 2019 là 142.345 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 73,96%; đất phi nông nghiệp chiếm 3,66% và đất chưa sử dụng chiếm 22,38%.

* Tài nguyên khoáng sản:

Trung tâm huyện và các khu vực lân cận có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, một số mỏ có trữ lượng lớn, thuận lợi cho công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản cũng như các ngành kinh tế, dịch vụ hỗ trợ.

Quặng Apatít: trên địa bàn huyện có mỏ Apatít Tam Đỉnh - Làng Phúng, trữ lượng hơn 11 triệu tấn với khu vực quy hoạch khai thác và sản xuất rộng hàng trăm ha tập trung tại các xã Sơn Thủy, Chiềng Ken và Văn Sơn, Võ Lao.

Mỏ Cao lanh - Felspat có trữ lượng trên 10 triệu tấn phân bố tập trung chủ yếu ở xã Làng Giàng.

Quặng sắt: Trữ lượng trên 60 triệu tấn, phân bố tại khu vực thôn Khe Lếch, Khe Hồng, Khe Phàn, xã Sơn Thủy và Làng Vinh, xã Võ Lao.

Khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện gồm có đá vôi, một số điểm có thể khai thác cát sỏi ở khu vực Sông Hồng, suối Chăn và suối Nhù.

* Tài nguyên nước:

Tiềm năng nguồn nước mặt trên địa bàn có giá trị kinh tế để cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt gồm có các nguồn nước từ các sông suối chủ yếu sau: nguồn nước suối Nậm Mu, suối Nậm Khóa, suối Nậm Xây Nọi, suối Nậm Chày, suối Chút, suối Chăn, suối Nhù, suối Nậm Dạng, suối Nậm Mả, suối Nậm Tha,... và khe nhỏ khác trên toàn huyện.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế -xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Giai đoạn 2017 - 2019 tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Bàn phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai, của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương. Phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, chất lượng, hiệu quả; chuyển dịch mạnh cơ cấu nội ngành theo hướng tích cực.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn bình quân giai đoạn 2017 - 2019 đạt 11,8%, trong đó: tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy

sản là 5,5%/năm, ngành công nghiệp - xây dựng là 15,5%/năm, ngành thương mại - dịch vụ là 14,5%. Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo trật tự: Nông, lâm thủy sản - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ năm 2020: 22,5% - 55,8% - 21,7%.

Về phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản:

Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2017 - 2019 là 5,5%/năm. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản huyện Văn Bàn năm 2018 đạt 1.729,5 tỷ đồng (giá hiện hành). Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng của ngành trồng trọt giảm dần, tăng dần tỷ trọng các ngành chăn nuôi. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tế nông nghiệp, đầu tư trọng điểm để nâng cao hiệu quả các vùng sản xuất chuyên canh, các vùng cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Về phát triển công nghiệp:

Giai đoạn 2017 - 2019, tăng trưởng GTSX toàn ngành công nghiệp đạt 12%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp khai thác đạt 12%/năm, công nghiệp chế biến đạt 8%/năm, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước đạt 15%/năm.

Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư khai thác chế biến khoáng sản như sắt Quý Sa, vàng Minh Lương, Apaptít Chiềng Ken; đẩy mạnh tiến độ thi công công trình thủy điện theo quy hoạch trên địa bàn huyện; chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ để giải quyết việc làm, phát triển dịch vụ. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng, phát triển nghề truyền thống, chế biến nông lâm sản, sản xuất thức ăn gia súc.

Về phát triển thương mại dịch vụ:

Đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất kinh doanh và đời sống, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng thị trường.

Dịch vụ thương mại tập trung vào mở rộng giao lưu hàng hóa với 2 chức năng chính: khai thác thế mạnh về vai trò trung chuyển của chợ Trung tâm huyện và chợ đầu mối của xã Võ Lao và các chợ khác ở các xã trong huyện; tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lưu các sản phẩm trước hết là các nông sản của Văn Bàn ra các địa phương khác, tạo điều kiện cho các ngành trong huyện phát triển.

Phát triển du lịch huyện Văn Bàn tạo sự thống nhất trong hoạt động phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai, tạo cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú trên địa bàn; Đến năm 2018 số lượt khách du lịch nội địa đến địa phương trên 11.500 người.

3.1.2.2. Tình hình dân số, lao động

a. Dân số

Tính đến tháng 12 năm 2019 trên địa bàn huyện có 86.831 người, trong đó 6.256 người sống ở thành thị và 80.575 người sống ở nông thôn. Cộng đồng dân cư gồm 11 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 16,04%. Các đồng bào dân tộc cư trú ở 22 xã, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 44 - 47)