Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của phó chủ tịch xã quang minh, huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 37 - 48)

Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.1. Khái quát về cơ sở thực tập

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Ngoài các yếu tố về nguồn lực tự nhiên thì yếu tố nhân lực có vai trò quan trọng trong việc phát triển KT-XH của xã.

Tình hình nhân khẩu và sử dụng lao động của xã Quang Minh được thể hiện bảng sau:

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động xã Quang Minh 2 năm 2015-2016

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 So sánh

Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) 16 /15

I. Tổng nhân khẩu Khẩu 9.841 100 9.936 100 100,97

II. Tổng số hộ Hộ 2.228 100 2.268 100 101,79

III. Tổng số lao động Người 5.793 100 5.849 100 100,97

1. Lao động nông nghiệp Người 4.907 84,70 4.916 84 100,18 2. Lao động DV - TM Người 479 8,26 502 8,5 104,80 3. Lao động CN, tiểu thủ CN Người 238 4,10 244 4,3 102,52 4. Lao động các nghành khác Người 169 2,91 187 3,2 110,65

(Nguồn: Thống kê xã năm 2016)

Qua bảng số liệu cho thấy xã Quang Minh có tổng dân số năm 2016 là 9.936 nhân khẩu. Xã có lực lượng lao động rất rồi dào với tổng số lao động trên địa bàn là 5.849 người.

- Xã Quang Minh là xã có lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất lên đến 84% trong tổng số lao động của toàn xã, do trên địa bàn xã chưa có sự đầu tư từ nước ngoài hay là một khu công nghiệp nào nên người dân thường chỉ làm một nghề là nông nghiệp.

- Lao động trong ngành dịch vụ - thương mại đứng sau lao động nông nghiệp nhưng cũng chưa chiếm tỷ lệ lớn chỉ chiếm 8,5%. Ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm 4,3%, còn lại lao động trong các ngành khác chiếm tỷ lệ tương đối ít chỉ chiếm 3,2%.

- Toàn xã có 20 thôn bản cùng 16 dân tộc anh em cùng chung sống gồm có Kinh,Tày, Nùng, Dao,Mông, La chí, Hoa, Pà Thẹn,Bố Y,Ngạn,Pù Péo,Thái;trong đó dân tộc tày chiếm hơn 80%

- Xã có nguồn nhân lực lao động khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, số lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn lớn. Lao động nông nghiệp tại xã Quang Minh vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

- Cần có định hướng phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp, thu hút lao động

- Trong những năm gần đây trên địa bàn xã nông dân đã được tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, người lao động tham gia học nghề, đây là yếu tố tiềm năng để nâng cao chất lượng lao động của xã.

3.1.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại xã Quang Minh

Nhìn chung nguồn lực xã Quang Minh có đội ngũ cán bộ còn khá trẻ với 24 cán bộ, công chức và 10 công chức không chuyên trách và bán chuyên trách.

Bảng 3.3: Thực trạng đội ngũ cán bộ tại UBND xã Quang Minh năm 2016

TT Tiêu chí Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Tổng số 24 100,0 1 Giới tính Nam 15 62,5 Nữ 9 37,5 2 Dân tộc Kinh 2 8,3 Tày 21 87,5 Dân tộc khác 1 4,1 3 Độ tuổi Từ 30-40 tuổi 12 50,0 Từ 41-50 tuổi 10 41.6 Trên 50 tuổi 02 8.4 4 Trình độ chuyên môn Đại học 13 54,2 Cao đẳng 9 37,5 Trung cấp 02 8,3

(Nguồn: UBND xã Quang Minh, năm 2016)

Qua bảng số liệu cho thấy: Đội ngũ cán bộ xã tương đối trẻ chủ yếu trong độ tuổi 30-40 tuổi chiếm 50%, chủ yếu là nam giới chiếm 62,5% còn nữ giới chỉ chiếm 37,5%.

- Đội ngũ cán bộ trong xã chủ yếu là dân tộc tày chiếm tỷ lệ cao nhất lên đến 87,5%, dân tộc kinh chỉ chiếm 8,3%, còn lại dân tộc khác chỉ có một người.

- Tuy nhiên với đội ngũ cán bộ còn trẻ như vậy nhưng trình độ chuyên môn tương đối cao, với 54,2% cán bộ, công chức đạt trình độ Đại học, trình độ cao đẳng chiếm 37,5%, còn lại tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Với đội ngũ cán bộ còn khá trẻ nhưng lại có trình độ cao đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xã.

3.1.2.3. Kết quả phát triển kinh tế giai đoạn ( 2015 – 2016)

- Xã có vị trí địa lý tương đối thuận lợi là cửa ngõ giao lưa kinh tế - văn hóa - xã hội với các xã bạn.

- Nguồn tài nguyên địa hình hầu hết là đồi núi thấp, độ dốc không quá lớn đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, độ ẩm, lượng mưa thích hợp cho phát sản xuất nông lâm nghiệp. Xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn là lợi thế để cho xã phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Xã có nguồn nhân lực rồi rào,nhân dân có nhận thức tương đối đồng đều, thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có truyền thống lao động cần cù,sáng tạo, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Với sự cố gắng cố gắng của người dân địa phương và sự quan tâm sát sao của chính quyền địa phương xã Quang Minh đã có những biến đổi theo chiều hướng tích cực đi lên trong phát triển kinh tế xã hội.

- Thực hiện nghị đại hội các cấp trong ba năm qua xã Quang Minh đã có tiến bộ vượt bậc, trong phát triển kinh tế như: đảm bảo ổn định phát triển kinh tế xã hội bền vững, duy trì tốc độ phát triển kinh tế,chuyện dịch cơ cấu đúng hướng với phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường an ninh quốc phòng. Sự phát triển kinh tế xã Quang Minh giai đoạn 2014 - 2016 được thể hiện qua bảng số liệu như sau:

Bảng 3.4:Kết quả phát triển kinh tế xã Quang Minh giai đoạn ( 2014 -2016) Tiêu chí Đơn vị 2014 2015 2016 So sánh(%) GT % GT % GT % 15/14 16/15 BQ GO Tỷ đồng 239,96 100 241,65 100 253,7 100 100,7 105,0 102,8 NL nghiệp Tỷ đồng 101,55 42,31 11,85 46,29 117,2 46,20 110,14 104,8 107,4 CN –XD Tỷ đồng 40,50 16,87 41,42 17,14 41,3 16,28 102,2 99,7 100,9 TM - DV Tỷ đồng 87,45 36,44 88,37 36,57 95,2 37,52 101,0 107,7 104,3

(Nguồn : Thống kê xã năm 2016) Chú thích: NL= nông lâm; CN-XD= công nghiệp-xây dựng; TM-DV= thương mại-dịch vụ

Tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2014 -2016có sự gia tăng rõ rệt qua các năm. - Năm 2014 tổng giá trị sản xuất dật 239,96 tỷ đồng, đến 2016 tổng giá trị sản xuất tăng 5,0% so với 2015.

- CN –XD có tốc độ phát triển bình quân là 0,9%, nông lâm nghiệp là 7,4% trong khi đó TM – DV có sự tăng trưởng năm 2014 là 36,44% đến năm 2016 tăng lên 37,52% chủ yếu là các nhóm về dịch vụ tinh thần của người dân và sự phát triển chung của xã hội. Thu ngân sách trên địa bàn xã năm sau luôn cao hơn năm trước.

Lãnh đạo và nhân dân xã Quang Minh phấn đâu chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đấy mạnh CN –XD và TM –DV ngày càng đi lên với những cố gắng và nỗ lực xã Quang Minh đã đạt được những thành quả trong sản xuất và kinh doanh cac nghành kinh tế năm 2016 cụ thể như sau : Nghành Nông lâm nghiệp 117,20tỷ đồng, công nghiệp –xây dựng là 41,30tỷ đồng, thương mại – dịch vụ là 95,20tỷ đồng.

3.1.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp

Trồng trọt

Trong những năm qua với trọng tâm là xã phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, luôn được cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo “dồn điền,

chỉnh trang đồng ruộng gắn với tổ chức lại sản xuất”, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng “5 cùng” thay thế phương thức sản xuất thô sơ bằng cơ giới hóa, sử dụng máy cày, máy bừa, máy cấy thay cho sức người, đưa các loại giống có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như: Hương Thơm, Bắc Thơm, Thiên Ưu 8 và nhiều vùng thâm canh lúa chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hoá.Ngoài ra, xã còn phát triển cây trồng vụ 3 như: cây ngô, lạc, đậu tương và các loại rau củ quả khác. Bên cạnh đó, các loại cây ăn quảcam, quýt, nhãn, vải, dứa,...

Trong đó đặc biệt cây mía, dứa, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm đầu ra ổn định.

Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính của xã Quang Minh qua 2 năm (2015 - 2016)

Cây trồng

2015 2016

DT NS SL DT NS SL

(ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn)

1. Cây LT 1387,71 208,1 8.975,6 1443,75 151,2 7.507,4

Cây lúa 789,09 62,9 4.963,4 799,65 63,42 4.944,5

Cây ngô 372,82 40,0 1.491,2 381,30 37,40 1.426,1

Cây lạc 63,9 28,8 184,3 104,2 30,6 318,9

Cây đậu tƣơng 5,0 10,1 5,1 5,0 14,7 7,4

Cây rau các loại 30,3 17 51,5 28,3 18 50,9

Cây sắn 126,6 49,3 624,1 125,3 50,5 632,7

2. Cây CN 369,1 96,5 1.684,3 376,79 109,5 2.057,6

Cây mía đƣờng 80,50 53 426,7 83,49 55 459,2

Cây chè 289,1 43,5 1.257,6 293,30 54,5 1.598,4

(Nguồn : Thống kê xã năm, 2016) Chú thích: LT=Cây lương thực, CN=Công nghiệp, DT=diện tích, NS=năng suất, SL=sản lượng.

Qua bảng số liệu ta thấy, diện tích các loại cây trồng trên địa bàn xã ít thay đổi qua các năm nhưng năng suất và sản lượng của một số cây trồng có sự thay đổi qua các năm tăng. Đó là do sự tác động tích cực của chính quyền địa phương đã rất chú trọng đến các hoạt động sản xuất của người dân, đầu tư vào hệ thống thủy lợi, giao thông, cung cấp các loại giống mới với năng suất cao, có cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời. Đồng thời trên địa bàn xã đã mở các lớp tập huấn về sản xuất, làm cánh đồng mẫu để nhân giống (cánh đồng mẫu tại thôn Minh Tâm, thôn Khiềm..),tăng cường hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, phòng trừ sâu bệnh đúng lúc, đúng thời điểm, đúng thuốc, đúng liều lượng.

- Trên địa bàn xã gồm 2 nhóm trồng chủ yếu là cây lương thực và cây công nghiệp, trong đó cây lương thực với nhiều loại cây trồng khác nhau với diện tích lên đến 1387,71ha năm 2015 và đến 2016 diện tích trồng cây lương thực tiếp tục tăng lên 1443,75ha, cùng với sự gia tăng của diện tích thì năng suất và sản lượng cũng tiếp tục tăng lên cụ thể như sau

+ Cây lúa là cây lương thực chủ yếu nên diện tích đất trồng lớn, do được áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất và sản lượng tăng đều qua các năm cụ thể: Sản lượng lúa của năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 583,22 tấn,

+ Diện tích đất trồng ngô tăng từ 372,82ha năm 2015 lên 381,30ha năm 2016. Người dân ở đây trồng ngô chủ yếu phục vụ nhu cầu của gia đình hoặc làm thức ăn chăn nuôi và một số ít dùng để làm hàng hóa.

+ Với diện tích khá cao cây sắn cũng là cây trồng thiết yếu của người dân, sản lượng năm 2016 so với 2015 tăng 8,56 tấn.

+ Cây mía đường: Đây là cây trồng đang được người dân quan tâm chú trọng để phát triển do đó qua các năm năm diện tích tăng lên đáng kể, năm 2016 so với 2015 diện tích tăng lên 2,99ha. Đây là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp người dân nâng cao thu nhập.

+ Cây chè: năm 2016 tổng diện chè là 293,30ha trong đó diện tích chè cho thu hoạch là 255,3ha, chè kiến thiết cơ bản 31,64ha, diện tích trồng mới là 4,1ha năng suất đạt 54,5 tạ/ha, sản lượng đạt 1.396,5 tấn, đạt 101,6% chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Cây chè trồng chủ yếu là để bán, rất ít hộ dùng trong gia đình.

+ Một số cây trồng khác chiếm tỷ lệ ít, nhưng qua các năm thì năng suất, sản lượng đều tăng.

- Ngoài 2 nhóm cây trồng trên xã còn có một số cây ăn quả như cam, quýt nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ, một số hộ trồng chỉ phục vụ cho nhu cầu gia đình.

Chăn nuôi

- Công tác chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm cũng được nhân dân đầu tư con giống và chăm sóc tốt do vậy tổng đàn gia súc, gia cầm, thủy cầm tăng hơn so với cùng kỳ năm trước đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài xã.

- Tổng đàn gia súc có 12.097 con. Nhìn chung đàn gia súc, gia cầm phát triển tương đối ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Trong năm 2016 UBND xã đã triển khai 02 đợt tiêm phòng vắc xin cho đàn trâu bò đạt 98,58% tổng đàn

Bảng 3.6: Tình hình chăn nuôi của xã Quang Minh qua 2 năm (2015 - 2016) (ĐVT: Con) Chỉ tiêu Năm 2015 Cơ cấu (%) Năm 2016 Cơ cấu (%) So sánh 2016/2015 Tổng đàn trâu 1.498 1,84 1.936 1,90 129,24 Tổng đàn bò 46 0,05 61 0,06 132,61 Tổng đàn dê 1.107 1,36 1.190 1,17 107,50 Tổng đàn lợn 8.723 10,74 8.910 8,77 102,14 Tổng đàn gia cầm 69.832 85,99 89.450 88,08 128,09

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã qua 2 năm có sự thay đổi, tuy nhiên qua các năm tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng, cụ thể như sau:

- Do địa bàn chủ yếu là đồi núi thấp nên trên địa bàn xã Quang Minh người dân thường chăn nuôi những loại gia súc theo hướng chăn thả. Do đó trâu, dê, bò được nuôi nhiều, trong đó tổng đàn trâu chiếm tỷ lệ khá cao trên địa bàn xã. Năm 2015 toàn xã có tổng đàn trâu là 1.498 con, đến 2016 tổng đàn trâu tăng lên 1.936 con tăng 29,24% so với 2015.

- Tổng đàn bò được chăn nuôi trên địa bàn xã rất ít đến năm 2016 trên toàn địa bàn xã chỉ có 61 con, năm 2016 so với năm 2015 tăng 32,61%

- Lợn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng đàn ra súc, năm 2015 tổng đàn lợn là 8.723 con đến năm 2016 tăng không đáng kể, chỉ tăng thêm 2,14%.

- Với tổng đàn gia cầm 2016 tăng 28,9% so với 2015, người dân ở đây chủ yếu là chăn nuôi gà, chăn theo hướng chăn thả và chủ yếu phục vụ cho gia đình là chính chỉ một số ít dùng để làm hàng hóa

- Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm

+ Xã thường xuyên quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm. Chủ động theo dõi diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, tổ chức triển khai thực hiện tốt việc tiêm phòng cho đàn gia súc, lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh chống rét, chống nóng, nhằm ổn định đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.7. Kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm xã Quang Minh năm 2016

STT Loại gia súc tiêm phòng Chỉ tiêu (Liều) Thực hiện (Liều) So sánh kế hoạch (%) 1 Dại chó 1.500 1.512 100,8 2 Lở mồm long móng gia súc 1.400 1.475 105,36 3 Tụ huyết trùng trâu, bò 1.000 1.000 100,00 4 Tụ dấu lợn 1.800 2.895 160,83 5 Dịch tả 3.000 3.000 100,00

(Nguồn: UBND xã Quang Minh, 2016)

Qua bảng số liệu ta thấy, trong năm 2016 trên địa xã việc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm đã được thực hiện rất tích cực, số liều được tiêm phòng vượt lên trên chỉ tiêu cụ thể như sau:

+ Do công tác tuyên truyền và sự tư vấn nhiệt tình của các cán bộ nên trong năm 2016 so với kế hoạch thì việc tiêm phòng dại chó, lở mồm long móng đã thực hiện tiêm số liều tiêm phòng cao hơn kế hoạch lần lượt là 0,08%; 5,36%, riêng tụ dấu lơn đã vượt qua rất cao so với kế hoạch lên đến 60,83.

+ Với chỉ tiêu đặt ra tiêm tụ huyết trùng cho trâu, bò và tiêm phòng dịch tả thì thực hiện đúng với kế hoạch đặt ra.

Thủy sản

Công tác thủy sản được chú trọng phát triển, diện tích hồ nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình là 88,3ha, sản lượng cá đạt 75 tấn. Đã triển khai cho nhân dân đăng ký hỗ trợ vôi để cải tạo môi trường ao nuôi cá vụ nuôi cá 2017 với diện tích là 59,07ha/275 hộ với lượng vôi đăng ký là 29.535kg, triển khai cho đăng ký vay vốn thâm canh nuôi cá theo hình thức đầu tư có thu hồi là 268,4 tr.đồng/30 hộ.

Lâm nghiệp

Công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng từng bước được củng cố, hàng năm cung ứng hàng 100 m3

Thương mại - dịch vụ

- Duy trì tốt hoạt động chợ trung tâm xã với hơn 115 gian hàng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của phó chủ tịch xã quang minh, huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)