3.1.6.1. Đối với cơ sở thực tập
Thuận lợi:
- Vị trí địa lí: Xã có vị trí địa lí tương đối thuận lợi là cửa ngõ cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội với các xã bạn.
- Nguồn tài nguyên: Địa hình hầu hết là đồi núi thấp, độ dốc không quá lớn, đất đai phù hợp với nhiều loài cây trồng, độ ẩm, lượng mưa thích hợp cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn là lợi thế để cho xã phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nhân lực: Có nguồn lao động dồi dào, nhân dân có trình độ nhận thức tương đối đồng đều, thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Nhân dân có truyền thống đoàn kết, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước;
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cơ sở hạ tầng đã từng bước được đầu tư xây dựng;
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành chức năng của tỉnh cũng như của huyện đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã, hỗ trợ xi măng xây dựng đường bê tông nông thôn, kênh mương hóa nội đồng, đầu tư phát triển các mô hình, dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả... Nhân dân được tiếp cận các chương trình vay vốn giải quyết việc làm, đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân;
- Trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Ban chỉ đạo, Ban quản lý, các Ban phát triển thôn, các thành
viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý các ban ngành đoàn thể luôn thể hiện là người đi tiên phong, có trách nhiệm, đi sâu, đi sát tất cả mọi chương trình thực hiện nên đã được mọi tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ và làm theo.
Khó khăn:
- Xã chưa thu hút được nguồn lực trong đầu tư, cách thức phát triển sản xuất tăng thu nhập cho cư dân nông thôn chưa tập trung, công tác xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa nông thôn chưa được quan tâm thường xuyên.
- Quỹ đất để phát triển cho xây dựng hạn chế do địa hình đồi núi. Lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng còn hạn chế, một bộ phận không nhỏ trong nhân dân còn có thái độ trông chờ, ỷ lại, bảo thủ trì trệ tồn tại còn không ít trong một số bộ phận nhân dân, thói quen áp dụng phương thức canh tác cũ, manh mún, nhỏ lẻ, chậm đổi mới, ngại áp dụng những tiến bộ mới vào sản xuất...
- Nông sản phẩm nông dân sản xuất ra giá cả thấp, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giá vẫn cao.Giá trị sản xuất nông nghiệp còn thấp so với một số các ngành sản xuất khác
- Nhận thức của nông dân không đồng đều, sản xuất còn manh mún, tính tự cung tự cấp cao, sản xuất hàng hóa còn nhiều khó khăn
- Thiếu lao động làm nông nghiệp trong một vài năm trở lại đây do các lao động trẻ đi làm ở các khu công nghiệp, đây cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp của xã.
3.1.6.2. Đối với sinh viên
Thuận lợi:
- Cán bộ hướng dẫn và các anh chỉ tại cơ sở thực tập nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tận tình.
- Tại cơ sở thực tập có đầy đủ phương tiện thông tin cần cho quá trình thực tập
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của cơ quan đảm bảo, hoạt động tốt thuận lợi cho cán bộ và sinh viên thực tập.
- Giúp cho sinh viên nâng cao kiến thức, khả năng giao tiếp, khả năng xử lý tình huống và đặc biệt là học hỏi được kinh nghiệm khi làm việc văn phòng.
Khó khăn:
Bản thân tôi còn nhiều hạn chế nên trong quá trình tìm hiểu đề tài gặp một số khó khăn như: Đây làlần đầu tiên được đến cơ quan hành chính để làm quen, học hỏi kinh nghiệm trong một môi trường làm việc hoàn toàn mới, cách sống bên ngoài phải tự mình làm quen nên còn bỡ ngỡ, e dè, luống cuống với những công việc được giao, thiếu nhiều kinh nghiệm trong giải quyết công việc.